Nhớ tất cả nghe có vẻ tuyệt, nhưng một số điều thì vẫn nên quên

17/12/15, 16:00 Tri thức

Hãy thử tưởng tượng bạn không bao giờ quên nơi bạn đã đỗ xe, hay món cuối cùng trên danh sách mua thực phẩm, hay lý do tại sao bạn bước vào căn phòng này.

(Ljupco/iStock)

Nếu bạn tin những câu chuyện trên truyền thông về nghiên cứu đang được tiến hành tại Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (DARPA) để tạo một thiết bị cấy ghép giúp khôi phục bộ nhớ, bạn có thể sẽ không phải lo lắng về việc mất trí nhớ trong tương lai.

Nhiều nhà thần kinh học đã có chung ý tưởng về công nghệ thần kinh nhân tạo có thể giúp phục hồi chức năng não bị hỏng. Nhiều thiết bị như vậy đang trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau. Ngoài việc giúp đỡ những người có trí nhớ suy giảm, bước tiếp theo có thể tiến đến là cấy “chip não” dưới da để cải thiện trí nhớ cho những người còn lại, đảm bảo rằng trong tương lai chúng ta sẽ không bao giờ quên bất kỳ điều gì.

Nhưng chúng ta liệu có cần phải phải nhớ mọi thứ?

Bộ não ghi nhớ như thế nào

Kể từ khi nghiên cứu thần kinh về bộ nhớ bắt đầu vào những năm 1950 và 1960, các nghiên cứu đã chứng minh rằng các ký ức được lưu trữ trong không chỉ một phần của bộ não. Chúng phân phối rộng rãi trên toàn bộ não, đặc biệt trong một khu vực được gọi là vỏ não.


Cấu trúc não liên quan đến trí nhớ. (Viện Lão khoa Quốc gia)

Trái ngược với quan niệm phổ biến, những ký ức của chúng ta không được lưu trữ trong bộ não của chúng ta như những quyển sách nằm trên giá sách được phân loại khu vực cụ thể. Chúng linh hoạt tái liên kết các thành phần nằm rải rác trong các khu vực khác nhau của vỏ não lại với nhau bằng một quá trình gọi là mã hóa.

Vì chúng ta trải nghiệm thế giới thông qua mắt, tai và các giác quan khác, các nhóm tế bào thần kinh nơron trên vỏ não liên kết lại để tạo thành một con đường nối giữa các giác quan và mã hóa những mô hình này thành ký ức. Đó là lý do tại sao mùi thơm của bánh mỳ bắp có thể làm gợi lên ký ức về một buổi tối Lễ Tạ Ơn tại nhà bà ngoại nhiều năm trước đây, âm thanh từ một chiếc xe ô tô bị cháy có thể làm gợi lên ký ức về một cuộc tấn công gây hoảng loạn trong chiến tranh của một cựu chiến binh.

Có một bộ phận được gọi là đồi hải mã (hippocampus), nằm trong vỏ não, đóng vai trò quan trọng trong bộ nhớ. Chúng tôi tìm thấy rằng đồi hải mã trong tình trạng hư hỏng có thể ảnh hưởng đến bộ nhớ chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

Tình trạng quên là do không có khả năng tái tạo (tạm thời hay vĩnh viễn) phần chuỗi đường kết nối thần kinh đã được mã hóa trong não. Tình trạng mất trí nhớ gia tăng cũng là một phần bình thường trong quá trình lão hóa, các tế bào thần kinh nơron bắt đầu mất kết nối của chúng và các con đường bắt đầu tàn lụi. Cuối cùng bộ não co lại và trở nên kém hiệu quả trong việc ghi nhớ. Đồi hải mã là một trong những khu vực của bộ não sẽ hư hỏng theo năm tháng.

Một số điều lãng quên đi sẽ tốt hơn

Tôi tin rằng sự lãng quên cũng có vai trò quan trọng như ghi nhớ.

Tôi nghiên cứu về não bộ và cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp diễn ra và bộ nhớ được biểu diễn trong não như thế nào, và các rối loạn gây ảnh hưởng như đột quỵ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Bộ nhớ của con người là năng động và linh hoạt, nó cũng dễ bị tổn thương phát sinh do quá trình lão hóa và quá trình bệnh lý.

Nhưng quên không chỉ là một mất mát khi già đi. Đó là một phần bình thường của quá trình ghi nhớ. Chúng ta không cần phải nhớ về quá nhiều thứ xảy ra xung quanh chúng ta, món ăn tối mà chúng ta làm cách đây hai năm, nơi chúng ta đậu xe vào năm lần cuối cùng. Đây là những ví dụ về những điều không nên nhớ.

Ngoài ra còn có những ký ức gây trở ngại cho cuộc sống của chúng ta. Nghiên cứu cho thấy một số người có khả năng không thể quên đi những sự kiện chấn thương. Đặc điểm này chịu một phần trách nhiệm cho những tình trạng như trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Khi những ký ức về sự kiện khủng khiếp không thể tự nhiên phai nhạt, liệu chúng ta có thể thoát khỏi chúng trong cuộc sống?

Một bệnh nhân được chuẩn đoán bị trầm cảm liên quan đến rối loạn stress sau sang chấn, ông là một trong những trường hợp nghiên cứu của tôi, bệnh nhân này muốn quên đi tất cả các ký ức về trải nghiệm trong chiến trận của mình. Ông đã mất hai người bạn trong một trận chiến đặc biệt và đã gặp khó khăn với quá khứ đau buồn đó. Dường như chúng ta không thể cố ý loại bỏ những ký ức này.

Ông nói với tôi là tất nhiên ông muốn nhớ nơi ông đặt chìa khóa xe của mình và ngày sinh nhật của con mình, nhưng ông muốn quên những ký ức đau thương trong chiến trận của mình hơn cả những điều đó.

Phát triển công nghệ nhớ tất cả nghe có vẻ tuyệt vời và tiết kiệm thời gian trong cuộc sống hàng ngày. Không bao giờ quên một cuộc hẹn, không bao giờ dùng vài phút quý giá để tìm kiếm những chìa khóa thất lạc, thậm chí không cần đến cả lịch để ghi nhớ các sự kiện quan trọng. Và, tất nhiên, một con chip cấy ghép vào não sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho những người bị bệnh tật hay chấn thương làm mất trí nhớ. Nhưng vẫn có một hạn chế với việc nhớ tất cả không cho phép chúng ta và xã hội lãng quên nó.

Trí nhớ hoàn hảo sinh ra sự ứ đọng của những ký ức thất bại (cá nhân hay những người khác), những ký ức tồi tệ sẽ không thể phai nhạt và do đó, chúng ta không thể vượt qua chúng. Lãng quên cho phép chúng ta bắt đầu một khởi đầu mới, tự tha thứ và chữa lành bệnh cho cá nhân, xã hội. Một cựu chiến binh cần phải quên đi sự kiện tổn thương trong chiến tranh, hay một người chồng hay vợ đang đau buồn cần phải có thể quên đi quá khứ để có thể hàn gắn mối quan hệ. Tất cả chúng ta có một số ký ức cần quên đi; đó là quá trình khiến chúng ta trân quý sự tồn tại trong khi không sa lầy trong những đau buồn trong cuộc sống chúng ta.

Tệ hơn hay tốt hơn, thì công nghệ giúp không bao giờ quên có thể xuất hiện tại đây sớm. Dù bất kỳ tác dụng tăng cường bộ nhớ nào xảy ra thì cũng thật thú vị để xem phương pháp mới để ghi nhớ sẽ thay đổi chúng ta như thế nào.

Có lẽ một số người trong chúng ta sẽ phải thêm một thứ nữa trong danh sách, nhớ những thứ lẽ ra nên quên.

Jyutika Mehta là một giáo sư về khoa học giao tiếp và các rối loạn tại Đại học tư thục nữ Texas.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x