Nhìn lại lịch sử “kích động thù hận” trong quần chúng nhân dân của ĐCSTQ
Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, để đạt được mục đích và loại bỏ đi những kẻ chống đối, thì tuyên truyền kích động quần chúng chính là công cụ thường xuyên được sử dụng.
Nhìn lại lịch sử ‘nồi da xáo thịt’ của dân tộc Trung Hoa từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu thành lập chính quyền đến nay, chúng ta thấy xuyên suốt là những cuộc vận động hận thù triền miên không ngớt.
Năm 1949 với “Cải cách Ruộng đất“, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kích động người dân thù hận địa chủ phú nông, rất nhiều người đã bị giết hại khi nằm trong danh sách này.
Năm 1951 với “Cải cách Công nghiệp và Thương nghiệp”, “Chiến dịch Tam phản, Ngũ phản”, ĐCSTQ đã quy rằng sự tham nhũng của các quan chức chính quyền là do sự cám dỗ của các nhà tư sản, từ đó kích động người dân thù hận các nhà tư bản. Nó thực chất là chiến dịch ăn cướp tài sản của các nhà tư sản hay đúng hơn là chiến dịch giết hại các nhà tư sản để lấy tiền của họ dẫn tới hàng trăm ngàn người phải tự tử.
Năm 1956 bắt đầu với phong trào “Trăm hoa Đua nở” và sau đó là “Cuộc vận động Chống Khuynh hữu“, ĐCSTQ lại đóng vai trò chính kích động người dân thù hận phe cánh tả, phe phản cách mạng và giới trí thức. Kết thúc cuộc vận động này, Mao Trạch Đông tuyên bố chiến thắng với khoảng 300.000 – 500.000 người bị dán nhãn khuynh hữu và bị xử lý.
Năm 1957 với “Chiến dịch diệt chim sẻ”, người dân Trung Quốc nghe lời của Đảng thù hận chim sẻ. Họ cho rằng chim sẻ đã ăn lương thực trên ruộng nên vận động toàn quốc diệt chim sẻ, chuyên gia nông nghiệp cầm cờ và toàn dân tham gia hưởng ứng. Hậu quả của chiến dịch này là Trung Quốc ngay lập tức phải hứng chịu nạn châu chấu tiêu diệt mùa màng vì không còn chim sẻ, dẫn đến nạn đói mà kết thúc của nó là cuộc “Đại Nhảy vọt” khiến gần 40 triệu người dân chết đói.
Năm 1961, người dân Trung Quốc quay sang thù hận ông trời, bởi vì ĐCSTQ đã cho rằng nguyên nhân không có cơm ăn và phải chết đói là do thiên tai.
Năm 1966 bắt đầu thù hận lẫn nhau, người dân các nơi trên toàn quốc chia thành một số bè phái, đấu võ, đánh nhau, toàn quốc có hơn 2.000 người chết (theo lời của Diệp Kiếm Anh).
Năm 1971 họ lại bắt đầu thù hận Khổng Tử. Trong mấy năm này, người Trung Quốc thù hận người hiện đại chưa đủ, còn lôi cả cổ nhân lên để thù hận. Việc này cũng do “cứu tinh” của họ, Mao Trạch Đông chỉ huy thù hận.
Năm 1975 Mao Trạch Đông kích động người dân thù hận Đặng Tiểu Bình vì ông này bị gán nhãn là “tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản”.
Năm 1976 người Trung Quốc lại quay ngược, ủng hộ Đặng Tiểu Bình, chuyển sang thù hận “bè lũ bốn tên”. Có thể thấy người dân Trung Quốc thật ngây thơ, ĐCSTQ bảo họ thù hận ai thì họ thù hận người đó, không một chút do dự.
Năm 1989 (cuộc vận động dân chủ dẫn đến sự kiện thảm sát Thiên An Môn), một bộ phận người dân thù hận những người phản cách mạng, mặc dù những người này muốn đấu tranh giành tự do cho họ, nhưng những người thù hận thì lại kiên quyết bảo vệ lợi ích của Trung ương Đảng. Tuy vậy, lần này cũng có sự tiến bộ, không phải tất cả người Trung Quốc đều tham gia vào hàng ngũ thù hận những người phản cách mạng.
Năm 1999, một bộ phận người dân thù hận Pháp Luân Công, những người này đã mê mờ, Đảng chỉ đi hướng nào thì đi theo hướng đó để chiến đấu.
Năm 2003, những người dân đã quen thù hận dần dần cảm thấy mình phải tìm một vài đối tượng để thù hận, không thể lúc nào cũng bị ĐCSTQ dắt mũi, thế là họ bắt đầu thù hận quan chức và người giàu.
Hiện nay, người Trung Quốc bắt đầu thù hận tham quan, thù hận “lão hổ và ruồi”.
Theo Trithucvn