Nhìn lại cách nước Anh chống dịch cúm Tây Ban Nha 100 năm trước

22/05/20, 12:04 Tri thức

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 vẫn được gọi là “vụ tàn sát của virus thảm khốc nhất trong lịch sử”, với 50 triệu người chết trên toàn thế giới, và nước Anh là một trong những nước bị tổn thất nặng nề vì dịch cúm.

Tại thời điểm dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát, một người phụ nữ đã phải đeo khẩu trang khi đọc sách.
Tại thời điểm dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát, một người phụ nữ đã phải đeo khẩu trang khi đọc sách. (Ảnh: Getty Images)

So sánh bệnh dịch lúc đó với đại dịch virus corona mới (virus Vũ Hán) hiện tại, có thể sẽ không tìm thấy quá nhiều điểm tương đồng, vì virus Vũ Hán và cúm Tây Ban Nha là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Nạn nhân của virus Vũ Hán chủ yếu là người già, còn nạn nhân của bệnh cúm Tây Ban Nha chủ yếu là thanh niên từ 20-30 tuổi, có khả năng miễn dịch cao.

Tuy nhiên, hơn một trăm năm trước, các biện pháp chống dịch bệnh được chính phủ và các cá nhân áp dụng lại có nhiều điểm chung.

Trong Thế chiến thứ nhất, các nhân viên nữ của "Bộ Chiến tranh" Anh đã đi bộ 15 phút mỗi sáng và tối để hít thở không khí trong lành.
Trong Thế chiến thứ nhất, các nhân viên nữ của “Bộ Chiến tranh” Anh đã đi bộ 15 phút mỗi sáng và tối để hít thở không khí trong lành. (Ảnh: Getty Images)

Vào tháng 5/1918, khi trường hợp tử vong do dịch bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Anh, chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn còn đang rất khốc liệt.

Giống như nhiều quốc gia khác, chính phủ Anh cũng bị đánh cho trở tay không kịp. Thoạt nhìn vào những quyết định của chính phủ vào lúc đó có thể thấy, dường như chính phủ đã coi chiến tranh quan trọng hơn so với phòng dịch.

Trang web “History Extra” đã đưa tin vào ngày 4/3/2020 nói rằng, mặc dù được công nhận là một bệnh truyền nhiễm, căn bệnh này đã không được nhắc đến trong Quốc hội cho đến cuối tháng 10/1918, và không được thông báo cho chính quyền cho đến khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 3 vào đầu năm 1919. 

Ngay cả khi nó đã xảy ra, cũng không có chính sách nào được đưa ra để giải quyết nó. Nước Anh không có dịch vụ Y tế Quốc gia cho mãi đến năm 1948, và chỉ có một tổ chức chắp vá để giải quyết các vấn đề về sức khỏe. Ủy ban Y tế Trung ương chỉ có quyền đưa ra “lời khuyên” cho chính quyền địa phương, mà chính quyền địa phương cũng đóng vai trò rất nhợt nhạt, thỉnh thoảng mới đưa ra một thông báo.

Bài viết cho rằng, phản ứng của nước Anh không tập trung và không có sự phối hợp. Mỗi thị trấn phải dựa vào tài nguyên của chính mình và các cơ sở hiện có để đối phó với dịch bệnh, kết quả là “nói nhiều làm ít”.

Bài báo còn nói, các chuyên gia y tế đã không hoàn toàn hiểu được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Vào mùa hè năm 1918, trường Đại học Bác sĩ Hoàng gia (the Royal College of Physicians) công bố rằng, cúm Tây Ban Nha cũng không có gì đáng sợ hơn so với ‘Cúm Nga” vào năm 1889. Tạp chí Y khoa của Anh chấp nhận rằng, quá đông người di chuyển nơi công cộng và ở chỗ làm việc là cần thiết cho chiến tranh, ngụ ý rằng sự bất tiện của bệnh cúm nên được âm thầm chịu đựng.

Theo bài báo, các bác sĩ đã cố gắng giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh để tránh sự lo lắng lan rộng. Ở Egremont, Cumbria, nơi có tỷ lệ tử vong rất cao, có nhân viên y tế đã đề nghị mục sư ngừng rung chuông nhà thờ mỗi khi có một đám tang vì anh ta muốn giữ cho mọi người được vui vẻ.

Vào năm 1919, Authur Nesholme, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế công cộng ở Anh đã viết báo cáo cho Hiệp hội Y khoa Hoàng gia rằng, virus giống như lửa cháy lan trong rừng, giống như hệ thống giao thông công cộng, bề bộn như trong xưởng đạn dược, chen chúc nghẹt thở như trên xe quân sự.

Trong một số ghi chép được soạn thảo để cung cấp cho công chúng sử dụng vào tháng 7/1918, ông đề nghị những người có triệu chứng nên ở nhà cách ly và tránh các buổi tụ họp lớn. Nhưng vào lúc đó, chính phủ dường như đã không quan tâm đến những kiến nghị của ông.

Ông Arthur nói rằng, nếu nghe theo những kiến nghị này thì có thể sẽ cứu được rất nhiều mạng sống. Nhưng ông cũng nói, “Xem xét tình hình chung trong cả nước, ‘Tiếp tục tiến lên’ là nhiệm vụ chính, ngay cả khi sức khỏe và tính mạng đang gặp nguy hiểm”.

Các nhân viên nữ đeo khẩu trang vải theo kiểu khẩu trang ngoại khoa.
Các nhân viên nữ đeo khẩu trang vải theo kiểu khẩu trang ngoại khoa. (Ảnh: Getty Images)

Vào năm 1918, không có thuốc đặc hiệu để trị cúm, cũng không có thuốc kháng sinh để trị các bệnh biến chứng như viêm phổi. Rất nhanh sau đó, các bệnh viện đã lâm vào tình trạng bị tê liệt.

Vào thời điểm đó, dù không có lệnh phong tỏa thành phố do chính quyền trung ương ban hành, nhưng nhiều nhà hát, phòng khiêu vũ, rạp chiếu phim và nhà thờ đã bị đóng cửa, một số bị đóng cửa trong hàng tháng trời.

Giờ làm việc của quán bar đã được rút ngắn do các quy định của thời chiến, phần lớn vẫn tiếp tục được kinh doanh.

Các giải bóng đá và các trận thi đấu của Cup FA cũng đã bị tạm dừng do chiến tranh. Tuy nhiên, trong khi dịch bệnh đang bùng phát, các trận đấu bóng đá nam và nữ ở địa phương vẫn diễn ra bình thường và thu hút rất nhiều người tới xem.

Một số thành phố và thị trấn đã tiến hành phun thuốc khử trùng trên đường phố, người dân đeo khẩu trang phòng vi khuẩn khi đi ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ của nhân viên tổng đài này là dùng vải thưa che mặt.
Biện pháp bảo vệ của nhân viên tổng đài này là dùng vải thưa che mặt. (Ảnh: Getty Images)

Các hướng dẫn bảo vệ sức khỏe được ban hành bởi chính quyền tương đối lộn xộn. Giống như ngày nay, tin tức giả và thuyết âm mưu tràn lan khắp nơi. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết của công chúng về lối sống lành mạnh đã cản trở hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh.

Ở một số nhà máy, lệnh cấm hút thuốc đã được nới lỏng và mọi người tin rằng hút thuốc có thể ngăn ngừa lây nhiễm. 

Trong một cuộc tranh luận tại Quốc hội, nghị sĩ đảng bảo thủ Claude Lowther đã hỏi: “Có đúng là uống nước ca cao 3 lần một ngày có thể ngăn ngừa lây nhiễm không?”

Trong đại dịch cúm năm 1918, những nhân viên đánh máy vẫn đeo khẩu trang tại nơi làm việc.
Trong đại dịch cúm năm 1918, những nhân viên đánh máy vẫn đeo khẩu trang tại nơi làm việc. (Ảnh: Getty Images)

Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cảnh báo rằng cảm cúm có thể lây truyền qua hắt hơi, ho, v.v.

Vào tháng 11/1918, tờ “News of the World” của Anh khuyên độc giả nên rửa mũi bằng xà phòng vào mỗi buổi sáng và buổi tối, tự làm cho mình hắt hơi và sau đó hít thở sâu vào mỗi buổi sáng và buổi tối, không cần quàng khăn, đi bộ thường xuyên, đi bộ sau khi hết giờ làm việc, phải ăn nhiều cháo. 

Cũng có chính quyền địa phương khuyên người dân nên đánh răng thường xuyên và súc miệng bằng nước muối.

Tranh biếm họa của tờ "Daily Mirror " của Anh năm 1918, mô tả mọi người đang bối rối không biết làm sao.
Tranh biếm họa của tờ “Daily Mirror ” của Anh năm 1918, mô tả mọi người đang bối rối không biết làm sao. (Ảnh: Mirrorpix)

Tranh biếm họa của tờ “Daily Mirror” của Anh năm 1918 mô tả tuyên truyền phòng chống dịch bệnh rất lộn xộn khiến người ta không biết phải làm sao.

Bức tranh có tiêu đề “Cách phòng ngừa bệnh cúm”, dòng kế tiếp viết, ý của chuyên gia có phải là: không nói chuyện với bất kỳ ai, không gần gũi với bất kỳ ai, như vậy thì bạn sẽ được an toàn. Nếu thật là như vậy thì có phải là khó quá không?

Dòng chữ ở phía dưới và trên thân tòa nhà ở phía bên phải bức tranh đại ý có nghĩa là: Biện pháp duy nhất là không cho những người không liên quan đi vào, và xin đừng tới gần máy bay.

Vào tháng 3/1919, các nhân viên của Hội "Red Mass" ở thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts chuẩn bị khẩu trang cho binh sĩ Mỹ.
Vào tháng 3/1919, các nhân viên của Hội “Red Mass” ở thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts chuẩn bị khẩu trang cho binh sĩ Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Dịch cúm năm 1918 không buông tha bất kỳ quốc gia nào, nhưng quy mô dịch bệnh và nỗ lực phòng dịch của các quốc gia là rất khác nhau.

Tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang đã áp dụng các biện pháp cách ly bắt buộc, một số tiểu bang yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang. Các rạp chiếu phim và các khu giải trí khác trên cả nước đều bị đóng cửa.

Thợ cắt tóc thời đó cũng phải đeo khẩu trang, nhưng không thể đảm bảo được giãn cách xã hội.
Thợ cắt tóc thời đó cũng phải đeo khẩu trang, nhưng không thể đảm bảo được giãn cách xã hội. (Ảnh: Getty Images)

New York đã chuẩn bị tốt hơn các thành phố khác của Mỹ, trước đó New York đã có một chiến dịch ngăn ngừa bệnh lao trong 20 năm. Do đó, tỷ lệ tử vong do cúm ở New York là thấp hơn.

Mặc dù vậy, người phụ trách y tế của thành phố New York đã chịu áp lực rất lớn từ giới kinh doanh.

Giới kinh doanh yêu cầu ngừng “phong tỏa” và cho phép mở cửa trở lại, đặc biệt là rạp chiếu phim và các khu vui chơi.

Vào tháng 10/1918, công nhân vệ sinh ở New York cũng phải đeo khẩu trang để giúp kiểm soát sự lây lan của dịch cúm. Tại thời điểm đó, một viên chức y tế ở New York đã nói: "Hài hước còn hơn là chết".
Vào tháng 10/1918, công nhân vệ sinh ở New York cũng phải đeo khẩu trang để giúp kiểm soát sự lây lan của dịch cúm. Tại thời điểm đó, một viên chức y tế ở New York đã nói: “Hài hước còn hơn là chết”. (Ảnh: Getty Images)

Vào thời điểm đó, cũng giống như ngày nay, không khí trong lành được xem là một biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm hiệu quả. Để bảo trì cho xã hội hoạt động, mọi người đã đưa ra nhiều phương pháp hiếm thấy.

San Francisco vào năm 1918, phiên tòa được mở trong công viên.
San Francisco vào năm 1918, phiên tòa được mở trong công viên. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, ở nhiều thành phố của Hoa Kỳ, việc ngăn chặn mọi người tụ tập quy mô lớn là gần như không thể, đặc biệt là ở những nơi tôn giáo.

Vào lúc đỉnh điểm của dịch cúm, người dân San Francisco tụ tập bên ngoài "Cathedral of Saint Mary of the Assumption" để tham dự buổi lễ.
Vào lúc đỉnh điểm của dịch cúm, người dân San Francisco tụ tập bên ngoài “Cathedral of Saint Mary of the Assumption” để tham dự buổi lễ. (Ảnh: Getty Images)

Kết thúc dịch bệnh, tổng số ca tử vong ở Anh là 228.000, số lượng người nhiễm lên đến 1/4 dân số.

Cuộc giằng co với virus đã diễn ra trong một thời gian dài, cũng nhờ vậy mà người dân ngày càng hiểu sâu sắc hơn về căn bệnh cúm theo mùa đầy nguy hiểm này. 

Vào tháng 3/1920, xe buýt ở Luân Đôn phun thuốc khử trùng chống cúm.
Vào tháng 3/1920, xe buýt ở Luân Đôn phun thuốc khử trùng chống cúm. (Ảnh: Getty Images)

Minh Huy (Theo BBC)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x