Nhiều hãng tin ngừng đăng bài tuyên truyền có trả phí từ ĐCSTQ

17/04/20, 11:14 Thế giới, Tin trong ngày

Tờ báo nổi tiếng Daily Telegraph của Anh gần đây đã ngừng xuất bản những bài báo mang tính tuyên truyền được trả tiền của truyền thông nhà nước Trung Quốc. Các hãng tin khác cũng bắt đầu cẩn trọng hơn khi Bắc Kinh lợi dụng dịch bệnh để tăng cường vị thế trên các phương tiện truyền thông phương Tây, theo The Guardian.

Mục China Watch đã bị xóa khỏi trang web của tờ Daily Telegraph. (Ảnh: The Guardian)

Thời gian gần đây, mục China Watch đã bị xóa khỏi trang web của tờ Daily Telegraph, cùng với một phần nội dung khác được đăng lại từ tờ Nhân Dân Nhật báo bản trực tuyến, vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Mục China Watch ở trên tờ báo này đã có hơn một thập kỷ vốn do tờ báo của ĐCSTQ, China Daily tài trợ. Nội dung của mục đó được các nhà báo thuộc biên chế nhà nước Trung Quốc cung cấp, chủ yếu trình bày bức tranh lạc quan về Trung Quốc, và được đăng ở cả báo giấy lẫn một mục trên trang web của tờ Telegraph.

Nhiều bài báo bị xóa trên Telegraph có tiêu đề như: “Tại sao có người quy chụp những nỗ lực mang tính anh hùng của Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus corona là vô nhân đạo?” Hay “Dịch Vũ Hán không phải là cơ hội để ghi điểm trong việc chống Trung Quốc”.

Telegraph không bình luận lý do họ ngừng nhận đăng những bài báo được tài trợ hậu hĩnh từ Bắc Kinh. Có một bài báo đưa tin rằng Telegraph đã được trả khoảng 750.000 bảng (938.000 USD) mỗi năm để đăng lại các bài từ tờ China Daily. Cũng giống như một số tờ báo khác, Telegraph đang vật lộn với doanh số thấp do đại dịch lẫn sự giảm sút trên thị trường quảng cáo.

Việc loại bỏ các bài báo được trả tiền tại Telegraph diễn ra khi chính quyền Trung Quốc đang muốn cải thiện vị thế của mình với khán giả phương Tây trong bối cảnh đại dịch Vũ Hán đang có diễn biến phức tạp và hiện đang xuất hiện ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 

ĐCSTQ đầu tư mạnh vào kênh tin tức CGTN (China Global Television Network, bộ phận nước ngoài của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, CCTV, phát bằng tiếng Anh) cũng như tăng cường sử dụng tài khoản Twitter để tuyên truyền trong giới ngoại giao nước này.

Mục China Watch trên Daily Telegraph ngày 17/1/2017. (Ảnh qua The Epoch Times)

Tuy nhiên kết quả không có vẻ gì lạc quan vì chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với thái độ ngày càng thù địch từ truyền thông Anh, khi tờ The Mail hôm 12/4 đã dành những tuần gần đây để đưa tin về mối đe dọa của Trung Quốc đối với an ninh quốc gia do ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Anh.

Tờ Telegraph đã đăng nhiều bài báo phê phán chính quyền Trung Quốc kể từ khi bắt đầu đại dịch. Phóng viên của báo này tại Trung Quốc là Sophia Yan, gần đây đã dành một tuần ở Vũ Hán để đưa tin về những nghi ngờ về số người chết chính thức từ dịch viêm phổi Vũ Hán khi cho rằng số người chết thực tế cao hơn nhiều so với số liệu mà chính quyền Trung Quốc công bố.

Một bài báo khác có tên “Cánh tả đã trở thành những kẻ ngốc giúp đỡ chính quyền Trung Quốc” với nội dung việc “ĐCSTQ che dấu và lừa dối” đã góp phần giúp virus Vũ Hán lan truyền khắp thế giới. Ngoài ra, Telegraph cũng đã đưa tin về cách truyền thông nhà nước Trung Quốc mua những bài viết tích cực thông qua quảng cáo trên Facebook.

Nhiều hãng thông tấn lớn trên toàn cầu cũng có mục tương tự như China Watch, bao gồm Tạp chí Phố Wall. Tờ này không trả lời yêu cầu bình luận về việc họ có tiếp tục đưa tin về phần này không, khi mục này không được cập nhật trong nhiều tuần.

Cho đến gần đây, tờ The New York Times vẫn có mục tương tự, nhưng hồi đầu năm nay phát ngôn viên của tờ này cho biết The New York Times đã đưa ra quyết định ngừng nhận quảng cáo nội dung từ truyền thông nhà nước Trung Quốc gồm cả Nhân Dân nhật báo. The Washington Post trước đây cũng từng có China Watch, mặc dù tờ này xác nhận họ đã không chạy quảng cáo cho mục này kể từ năm ngoái.

Đây là ba cơ quan báo chí của Hoa Kỳ có phóng viên bị chính quyền Trung Quốc trục xuất gần đây. Các thỏa thuận tương tự Telegraph đăng lại tuyên truyền trả tiền cho chính quyền Trung Quốc có ở nhiều tờ báo trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Úc, Pháp và Đức.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

    Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

x