Nhiếp ảnh gia Michael Huniewicz: Mạo hiểm sinh mạng phơi bày sự thật về Triều Tiên

22/06/19, 11:50 Trung Quốc

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Michael Huniewicz đã mạo hiểm tính mạng để lén đưa những hình ảnh trung thực về Triều Tiên – đất nước tù tùng nhất thế giới.

Triều Tiên vốn là quốc gia "kín cổng cao tường", nội bất xuất ngoại bất nhập. (Ảnh: Daily Express)
Triều Tiên vốn là quốc gia “kín cổng cao tường”, nội bất xuất ngoại bất nhập. (Ảnh: Daily Express)

Người dân Triều Tiên không được biết về thế giới bên ngoài đất nước kín cổng cao tường này. Người nước ngoài đến đây cũng bị giới hạn chụp ảnh. Do đó, những bức ảnh của Michael càng trở nên có giá trị hơn.

Michael viết trên blog ảnh rằng ông thường xuyên nhận được tin nhắn từ Triều Tiên cáo buộc ông nói dối. Chính phủ Triều Tiên hăm dọa rằng sẽ giết ông.

Những bức ảnh chụp lén này thật giàu ý nghĩa, vì chúng đã làm sáng tỏ những hành động vi phạm nhân quyền tệ hại nhất trong thế giới ngày nay.

Không ai được chụp ảnh

Giấy cam kết mà du khách phải ký khi tới Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Giấy cam kết mà du khách phải ký khi tới Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Nếu muốn ghé thăm Triều Tiên, visa của bạn phải được Đảng Lao động Triều Tiên của nước này thông qua. Sau đó họ sẽ yêu cầu bạn ký cam kết không mang theo thiết bị công nghệ đáng ngờ nào.

Khi nhóm của Michael làm thủ tục hải quan, họ giấu đi máy ảnh chuyên nghiệp. Thay vào đó họ chỉ trình diện cho nhân viên hải quan máy ảnh có ống kính nghiệp dư để hải quan nghĩ nhóm này không phải là nhiếp ảnh gia chuyên.

Triều Tiên biến mất vào ban đêm

Ảnh chụp từ vệ tinh. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Đất nước Triều Tiên là một vùng đen tuyền khi màn đêm buông xuống. 

Kể cả ở Bình Nhưỡng – thành phố phồn hoa nhất Triều Tiên, có khoảng 3 triệu người ở giới thượng lưu – cũng không có điện. May mắn lắm thì người ta mới được dùng điện vài giờ mỗi ngày.

Về đêm, Triều Tiên trông như bị xóa khỏi bản đồ thế giới. Khi nhìn từ bầu trời xuống lúc màn đêm bao phủ, vị trí của quốc gia này là một khoảng màu đen.

Thường thì vào mùa đông Triều Tiên sẽ không có điện. Nhiệt độ có thể xuống thấp tới -24oC vào mùa đông. Người dân có thể bị chết vì không có năng lượng để sưởi ấm.

Có những người trong khu nhà này đã chết…

Ảnh chụp một tòa nhà chung cư ở Triều Tiên. (Ảnh:  Michael Huniewicz)
Ảnh chụp một tòa nhà chung cư ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Michael Huniewicz nghe nói rằng một số người thuê nhà trong chung cư này đã bị xử tử vì cho phép người nước ngoài chụp ảnh mình.

Trung Quốc và Triều Tiên đi vào một khung hình

Trung Quốc và Triều Tiên chỉ cách nhau một con sông. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Trung Quốc và Triều Tiên chỉ cách nhau một con sông. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Sự thịnh vượng của Trung Quốc và nghèo nàn của Triều Tiên được lột tả hết trong tấm hình này. Sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến các phần lãnh thổ Trung Quốc dọc biên giới. Do đó, hai nước hàng xóm này phải chơi đẹp với nhau.

Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có vẻ không khác nhau mấy ư? Xem xong bạn sẽ hiểu! Đối lập chan chát đó chứ!

Người Triều Tiên không được rời bỏ quê hương

Bỏ Triều Tiên mà đi sẽ bị khép vào tội phản quốc. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Bỏ Triều Tiên mà đi sẽ bị khép vào tội phản quốc. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Đây là điều mà ai cũng biết! Và xin nhắc lại rằng nếu bạn là người dân Bắc Triều Tiên thì bạn sẽ không được định cư ở nước ngoài.

Có tháp canh và binh lính mọc lên khắp biên giới. Nếu bị bắt gặp đang đào tẩu, bạn sẽ chôn đời trong trại tập trung. Nếu bị người Trung Quốc bắt được, nếu bạn là đàn ông, bạn sẽ được gửi về Triều Tiên để nhà nước xét xử, còn nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ bị đem đi bán.

Trận đói 4 năm

Trẻ em ở Triều Tiên. (Ảnh:  Michael Huniewicz)
Trẻ em ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Năm 1994 Triều Tiên bùng lên nạn đói lớn, kéo dài tận 4 năm. Hoa màu hầu như đều bị phá hủy. Người ta phải ăn thịt đồng loại. Trong 4 năm đó, có khoảng 3,5 triệu người chết – chiếm 10% dân số cả nước.

Nguồn lương thực ít ỏi mà người dân làm ra được đều bị quân đội tịch thu để phục vụ cho những quan chức cao cấp.

3 đẳng cấp

Người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Từ năm 1957, xã hội Triều Tiên hình thành nên 3 đẳng cấp dựa trên tiểu sử gia đình, bao gồm giới “chống đối”, “trung lập” và tầng lớp “chủ chốt”.

Tầng lớp “chủ chốt” bao gồm những người trung thành nhất với chính phủ. Tầng lớp “trung lập” là những người lao động hoặc theo tư tưởng trung lập. Còn giới “chống đối” dùng để chỉ những người mà gia đình họ có tiểu sử phản động. Phản động được xác định bằng những thứ như: sở hữu đất đai riêng hay theo Công giáo. Giới “chống đối” không được phép tiếp cận nền giáo dục và bị cấm sống gần thủ đô Bình Nhưỡng.

Hầu hết người dân Triều Tiên đều nghèo đói

Thành phố Sinuiju ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Thành phố Sinuiju ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Đây là bức ảnh đầu tiên Michael Huniewicz chụp ở Triều Tiên. Ngay từ những giây phút đầu tiên, nhiếp ảnh gia này đã thấy như mình ở một thế giới khác. Ông thấy nơi này là phiên bản phương Đông của Đông Âu từ trước năm 1989.

Thành phố trong ảnh là Sinuiju – vùng nghèo nhất nước. Ở Triều Tiên hiện nay có khoảng 24 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ.

“Lệnh tổng động viên” thu hoạch mùa màng

Tấm biển này ghi rằng: “Mọi sự tập trung, mọi lực lượng huy động. Tất cả hãy hướng về cuộc chiến thu hoạch!”. Đó là tấm biển quảng cáo tuyên truyền khích lệ người dân tham gia mùa vụ hàng năm.
Tấm biển này ghi rằng: “Mọi sự tập trung, mọi lực lượng huy động. Tất cả hãy hướng về cuộc chiến thu hoạch!”. Đó là tấm biển quảng cáo tuyên truyền khích lệ người dân tham gia mùa vụ hàng năm. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Ai cũng hiểu rằng khi các tấm biển được trưng ra chính là lúc tất cả mọi người đều được huy động ra đồng. Bất kể là lính, là giáo viên hay công nhân, bạn đều có phần trong công cuộc hỗ trợ đất nước chuẩn bị cho mùa đông.

Người dân Triều Tiên không chỉ thu hoạch lương thực cho mình mà cho cả chính phủ. Mỗi năm một lần sẽ có một đợt kêu gọi người dân ra đồng. Khi đó, mọi người thuộc mọi ngành nghề khác nhau đều phải ra đồng làm việc để thu hoạch lương thực.

Chợ đen

Một khu chợ đen bán rau quả ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Một khu chợ đen bán rau quả ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Triều Tiên cấm tự do thương mại nhưng các chợ đen vẫn mọc lên. Phụ nữ thường bày hàng hóa để buôn bán trên những con đường đất giữa hai thành phố là Haeju và Sariwon. Người ta gọi họ là những “thương nhân châu chấu”.

Hiện có 500 gia đình đang buôn bán ở chợ này. Nguy cơ đối với họ là bị bỏ tù hoặc tệ hơn thế nữa. Địa điểm họp chợ khá bí mật nên rất hiếm khi người ngoại quốc thấy được những khu chợ như thế này. Đây quả thực là một bức ảnh vô cùng may mắn mới có được.

Đi tàu cũng phải xin phép chính quyền

Một chuyến xe buýt. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Một chuyến xe buýt. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Michael chia sẻ: “Tôi thấy thấm rằng việc tự do di chuyển bằng xe hơi riêng bất cứ lúc nào, đến bất cứ đâu mình muốn là cái quyền rất quan trọng sau khi nghe hướng dẫn viên nói rằng ở Triều Tiên, người dân chỉ có thể đi xa bằng xe buýt hoặc tàu hỏa”.

Ngay cả khi muốn đi tàu hoặc xe buýt, bạn vẫn phải xin giấy phép. Nếu là thành phần “trung lập” hay “chống đối” thì khó mà xin được.

Tuyệt đối không được chụp ảnh binh lính

Ở đằng xa là xe chở binh lính. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Ở đằng xa là xe chở binh lính. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Tối kỵ nhất trong lệnh cấm chụp hình ở Triều Tiên là chụp cảnh nghèo đói của quốc gia này. Triều Tiên xây dựng hình ảnh một quốc gia mạnh mẽ, giàu có, những công dân hạnh phúc. Vì vậy, hình ảnh nào mà cho thấy sự sa sút đều có khả năng khiến bạn ngồi tu.

Điều cấm kỵ thứ hai là chụp hình binh lính. Tuy nhiên Michael Huniewicz đã nhanh tay chụp được bức ảnh một lữ đoàn đang ngồi trên xe tải.

Khách sạn dành cho khách đến thăm Triều Tiên

Khách sạn quốc tế Yanggakdo. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Khách sạn quốc tế Yanggakdo. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Ở Triều Tiên có một khách sạn dành riêng cho du khách lưu trú khi đến thăm đất nước này. Đó là khách sạn quốc tế Yanggakdo ở thành phố thủ đô Bình Nhưỡng.

Elliot của trang Earth Nutshell viết: “Khách sạn được cách ly trên một hòn đảo để bạn không thể rời đi đâu hoặc tự do dạo chơi quanh thành phố. Du khách được ở trong những căn phòng có hướng nhìn ra phần thịnh vượng nhất của Bình Nhưỡng, nằm phía bên phải khung hình này”.

Elliot cho biết thêm rằng tất cả các phòng được cho là đều có gắn thiết bị nghe trộm!

Yêu và tôn thờ cũng phải đúng đối tượng!

Một trạm kiểm soát ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Một trạm kiểm soát ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Theo Michael Huniewicz, ngôn ngữ Triều Tiên được chia làm 2 trường phái rõ ràng. Một loại ngôn ngữ có liên quan đến Nhà lãnh đạo và loại thứ hai để người dân sử dụng hàng ngày.

Michael viết: “Bạn không bao giờ được sử dụng các từ như ‘yêu mến’ để nói về những người thân yêu của mình. Bạn chỉ nên yêu một mình nhà lãnh đạo mà thôi”.

Một điều khác cần lưu ý: bài hát “Mẹ” của Triều Tiên là để dạy cho mọi người hiểu được tình mẹ cũng không quyền lực bằng “tình yêu” của Đảng Lao động Triều Tiên.

Màn tiếp đón đầy tính kịch nghệ

Sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Khi nhiếp ảnh gia Michael Huniewicz tới Bình Nhưỡng, một việc kỳ lạ đã xảy ra. Đoàn của ông bước xuống xe buýt và ngay lập bắt gặp khung cảnh như đang đóng phim. Michael thuật lại: “Những người đàn ông lịch lãm cùng các phụ nữ xinh đẹp giả vờ đi đi lại lại với dáng vẻ gấp gáp không vì lý do gì (vì tàu của chúng tôi là chuyến duy nhất ngày hôm đó), tất cả chỉ là nhằm tạo ấn tượng với chúng tôi và để cho sân ga nhìn đỡ trống vắng”.

Nhiều nghệ sĩ khác ghé thăm Triều Tiên cũng bắt gặp cảnh tượng tương tự.

Công cụ lao động tự chế

Các giàn giáo tự chế. (Ảnh:  Michael Huniewicz)
Các giàn giáo tự chế. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Ngân sách nhà nước ở Triều Tiên hầu hết đều được rót vào quốc phòng và vũ khí. Ngành xây dựng ở đây không có các máy móc hạng nặng. Vì vậy, khi chính phủ yêu cầu người dân xây dựng và sửa chữa các tòa nhà, họ buộc phải tùy cơ ứng biến.

Họ tự chế ra những loại công cụ tạm bợ. Không may là vì sử dụng chúng, nhiều người đã bỏ mạng.

Khu ổ chuột ẩn mình giữa Bình Nhưỡng

Một khu ổ chuột lấp ló trong đám cây cối ở ngoại ô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Một khu ổ chuột lấp ló trong đám cây cối ở ngoại ô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Khi Michael Huniewicz và đoàn của ông đang trên xe buýt ra khỏi Bình Nhưỡng, họ đã sốc khi nhìn thấy một khu ổ chuột nằm ẩn mình bên đường phía sau hàng cây.

Hướng dẫn viên đã hét lên để họ đừng chụp ảnh, nhưng vì Michael vốn có tính cách nổi loạn, nên ông không buồn nghe theo. Người hướng dẫn viên bắt đầu lái xe rất nhanh nên chỉ có mỗi tấm ảnh này là ra hồn.

“Hãy đưa hộ chiếu cho chúng tôi và đi ngủ đi”

Giao thông ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Giao thông ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Người ta sẽ thu hộ chiếu của bạn ngay khi bạn vừa đặt chân đến. Sau đó, họ nói với bạn rằng vì bạn không có hộ chiếu bên người nên bạn phải được hộ tống phòng trường hợp xảy ra tai nạn giao thông. (Điều vô lý là ở đây làm gì có giao thông!)

Hướng dẫn viên cũng thông báo khi nào thì nên đi ngủ và thức dậy.

“Làm ơn cho tôi 2 vé đến làng tuyên truyền”

Một góc "làng tuyên truyền" ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Một góc “làng tuyên truyền” ở Triều Tiên. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Đây là trạm kiểm soát quân đội ở Panmunjom. Từ xa, bạn có thể thấy cây cột cao khét tiếng cao 160m ở hướng cổng đi vào một ngôi làng có tên Kijong-dong, hay còn gọi là “làng tuyên truyền”.

Kijong-dong được xây dựng vào thập niên 1950 với hy vọng lôi kéo quân lính Hàn Quốc về phe Triều Tiên. Người Triều Tiên ai cũng biết rằng những tòa nhà ở đây đều trống không, còn đèn thì được hẹn giờ bật tắt để đánh lừa rằng ngôi làng đang có người ở.

Giặt giũ quần áo

Phụ nữa Triều Tiên giặt giũ quần áo. (Ảnh: Michael Huniewicz)
Phụ nữ Triều Tiên giặt giũ quần áo. (Ảnh: Michael Huniewicz)

Bức ảnh cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về nếp sinh hoạt hàng ngày của một gia đình Triều Tiên. Hầu hết mọi nhà đều không có nước hay điện sinh hoạt. Vì vậy phụ nữ thường giặt quần áo trên sông, còn con cái chơi đùa ở đó.

Các bà mẹ thường ràng thêm phao nổi đằng sau xe đạp. Con họ thường dùng phao để chơi đùa dưới nước trong lúc họ giặt giũ.

Bảo San (Theo Ready Set Health)

Xem thêm: 

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x