Nhật Bản: Núi lửa phun trào, cột khói bốc cao 11.000 mét

10/10/16, 07:12 Thế giới

Sáng 8/10, 1 núi lửa ở miền Nam Nhật Bản đã phun trào dữ dội thổi cột khói cao 11.000 m lên không trung và khiến một lớp tro bụi dầy rơi xuống tại các khu dân cư lân cận.

Khói bốc lên từ miệng núi lửa Aso. (Ảnh: Reuters)

Núi lửa Aso, cao 1.592 m, tọa lạc trên hòn đảo chính Kyushu ở miền Nam Nhật Bản, đã phun trào các cột khói và tro bụi vào đầu giờ sáng thứ Bảy giờ địa phương. Video từ hiện trường cho thấy lửa cháy đỏ rực bị bắn lên từ vài vị trí trên miệng núi.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã phát đi cảnh báo thứ 3, mức cảnh báo cao nhất, sau khi núi lửa Aso “thức giấc”. Giới chức cũng cảnh báo người dân tránh xa núi lửa, đồng thời cho biết tro bụi dày đặc có thể rơi xuống các khu vực lân cận gần miệng núi lửa.

Thành phố Aso, nằm cách núi lửa khoảng 10 km, đã thiết lập các trung tâm sơ tán để đề phòng và các bức ảnh cho thấy người dân thành phố này phải rửa xe cộ, đường xá, nhà cửa do bị phủ một lớp tro bụi dày đặc.

Báo chí địa phương cho biết tro bụi cũng được phát hiện rơi xuống các khu vực ở miền Tây Nhật Bản.

Không ai bị thương do đợt phun trào của núi lửa Aso.

Công ty điện lực Kyushu cho hay gần 30.000 ngôi nhà đã bị mất điện sau đợt phun trào trên, nhưng nhà máy hạt nhân Sendai, nằm cách núi lửa 160 km về phía Nam, không bị ảnh hưởng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết với Japan Times rằng chính phủ đã sẵn sàng để đối phó với thảm họa. “Chúng tôi sẽ hành động thận trọng và nỗ lực hết sức mình để đảm bảo rằng mạng sống của người dân là ưu tiên cao nhất”, ông nói.

Giới chức cũng cho hay, khả năng xảy ra một đợt phun trào lớn hơn là khá thấp, nhưng một đợt phun trào cùng quy mô so với đợt hôm 8/10 là có khả năng.

Đỉnh Aso là đỉnh núi cao thứ 2 tại Nhật Bản là một địa điểm leo núi yêu thích của du khách. Núi lửa này thức giấc gần đây nhất vào tháng 9 năm ngoái, tạo nên cột khói cao 2 km bốc lên bầu trời. Giới chức khi đó đã phải sơ tán khách du lịch, nhưng không ai bị thương.

Vào năm 2014, Nhật Bản đã hứng chịu thảm họa núi lửa nghiêm trọng nhất trong gần 90 năm khi đỉnh Ontake bất ngờ “thức giấc”, khiến 63 người thiệt mạng.

Tro bụi phủ kín các phương tiện tại thành phố Aso. (Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Người dân địa phương rửa các phương tiện bị tro bụi phủ đen (Ảnh: Reuters)

Theo Dân trí

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

    Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

x