Nhật Bản: Ngôi trường 3 năm chỉ đón 1 học trò, ngày cậu tốt nghiệp cũng là ngày trường đóng cửa

04/07/19, 08:45 Cuộc sống

Trong suốt 3 năm, trường trung học Tobishima chỉ dạy duy nhất một cậu học trò. Dẫu vậy, cậu tâm sự cậu không hề cảm thấy cô đơn hay buồn chán. Bởi dưới mái trường ấy, cậu được sống trong tình yêu thương, trong sự chăm lo và hết lòng dạy dỗ của tất cả các cô thầy…

Câu chuyện tưởng đùa nhưng có thật này xảy ra tại hòn đảo Tobishima nhỏ bé ngoài khơi tỉnh Yamagato, Nhật Bản. Hòn đảo là nơi tập trung của vài làng chài nhỏ với dân cư chỉ trên dưới 200 người. Cả hòn đảo chỉ có duy nhất một trường trung học mang tên Tobishima.

Tobishima – Ngôi trường 3 năm chỉ đón 1 học trò

Ngôi trường này vốn đã đóng cửa từ lâu, nhưng gần đây chính quyền quyết định mở lại để chào đón một học sinh duy nhất – đó chính là cậu bé 15 tuổi Shibuya Arata.

Shibuya Arata những ngày đầu đến trường. (Ảnh qua wm18swk.com)
Shibuya Arata những ngày đầu đến trường. (Ảnh qua wm18swk.com)

Ngay từ ngày đầu đặt chân đến trường, cậu bé đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thầy cô và dân làng trên đảo. Để hỗ trợ việc học của Shibuya, ngôi trường đã triệu tập những nhà giáo tốt nhất để chuyên tâm dạy học cho cậu. Mặc dù chỉ có một học sinh nhưng trường có tới 5 giáo viên cố định dạy các môn học khác nhau, chưa kể trường còn mời các giáo viên thời vụ về dạy các môn học kỹ năng như tiếng Anh cho cậu bé. 

Từ ăn uống cho tới học tập, Shibuya đều sinh hoạt chung với thầy hiệu trưởng và các giáo viên khác. Những buổi họp phân công công việc cho các giáo viên hầu như đều xoay quanh chủ đề về cậu bé. Rồi cả những ngày kỷ niệm thành lập trường hoặc các hoạt động ngoại khoá, lễ lạt, hay chúc mừng Shibuya thêm tuổi mới, đều chỉ có mình cậu và các giáo viên của mình.

trường học Nhật Bản
Cả trường học chỉ có một cậu học sinh duy nhất. (Ảnh qua Sohu)
trường học Nhật Bản
Các thầy cô tổ chức sinh nhật cho Shibuya . (Ảnh qua Sohu)

Trường học cũng có một trang web thường xuyên cập nhật tin tức về các hoạt động trong trường, nhưng gần như tất cả đều là ảnh của Shibuya. Tin tức trong vòng 3 năm trở lại đây không khác gì quyển sổ nhật ký ghi lại quá trình học tập, sinh hoạt và trưởng thành của cậu.

Dốc hết tâm huyết chỉ mong trò thành nhân 

Nhìn sơ thì thấy ngôi trường này thật thú vị, nhưng kỳ thực ẩn sâu trong đó chính là tinh thần trách nhiệm của những người thầy, người cô đã không quản ngại đứng ra mở lại ngôi trường và dạy dỗ Shibuya. Cho dù chỉ có một học sinh, các thầy cô cũng chưa bao giờ quên đi trách nhiệm làm một người dẫn đường của mình. Họ dốc hết toàn bộ tâm sức chỉ vì mong muốn học sinh duy nhất của mình có thể được phát triển toàn diện nhất từ văn thể mỹ cho đến đạo đức, trí tuệ.

Thậm chí trường học còn không ngần ngại bỏ tiền mời các giáo viên từ vùng khác đến dạy và bồi dưỡng thêm kiến thức cho cậu bé. Có lần trường còn tự đầu tư 100 triệu yên để mua bổ sung các dụng cụ học tập về cho Shibuya thực hành. Hàng tháng trường còn mời các giảng viên nước ngoài, sắp xếp các buổi giao lưu với giảng viên để giúp cậu bé có thể phát âm và học tiếng Anh nhanh nhất.

trường học Nhật Bản
Tất cả các thầy cô trong trường đều dốc hết tâm sức dạy dỗ cậu học trò nhỏ. (Ảnh qua Sohu)
Giáo dục Nhật Bản
Shibuya học tiếng Anh cùng giáo viên nước ngoài. (Ảnh qua Sohu)

Ngoài ra, các giáo viên còn đốc thúc cậu bé học kiếm đạo, bồi dưỡng tính cách chính trực, nhưng cũng sẽ cẩn thận chỉ dạy cậu bé học tập các môn thủ công để đề cao tính thẩm mỹ cá nhân.

Trong những tiết lao động, các giáo viên sẽ cùng tham gia với Shibuya giúp các cụ chung quanh thu hoạch rau củ, cũng sẽ dẫn cậu bé học đánh cá với các ngư dân để rèn luyện kỹ năng sống. Bên cạnh đó còn có các lớp dạy thư pháp, nấu ăn để giúp cậu có rèn luyện tính nết và chăm sóc gia đình. 

Không chỉ các giáo viên trong trường đồng tâm hiệp lực dạy dỗ Shibuya, mà hầu như các cư dân trên đảo cũng tham gia vào quá trình dạy học ấy. Khi rảnh rỗi họ sẽ đến trường cùng tham gia các hoạt động ngoại khoá với cậu như thể dục, thư pháp, thủ công… Gần như tất cả những người lớn trên đảo đều đã đồng hành cùng cậu bé trong suốt 3 năm trung học này.

Lớp thư pháp. (Ảnh qua wm18swk.com)
Lớp thủ công. (Ảnh qua wm18swk.com)
Người dân trên đảo tham gia lớp ngoại khóa cùng Shibuya. (Ảnh qua wm18swk.com)

“Dù không có bạn bè nhưng con không hề cảm thấy cô đơn hay lạc lõng”

Là một đứa trẻ mới lớn, những ngày đầu đến trường Shibuya vẫn không khỏi cảm thấy cô đơn khi không có những người bạn cùng trang lứa bên cạnh. Cậu không có bạn để tâm sự chuyện học hành, trường lớp, gia đình… như những học sinh khác. Dù là đến trường, vào lớp hay ra về thì cũng chỉ có một mình cậu lủi thủi. 

Hiểu được điều này, các thầy cô trong trường đã nghĩ mọi cách để sắp xếp cho Shibuya tham gia các hội thao, hội diễn âm nhạc ở các trường quanh vùng để cậu có cơ hội giao lưu kết bạn với bạn bè cùng trang lứa. Họ tin rằng cậu bé mà mình dạy dỗ rất ưu tú, và cậu sẽ làm được những điều phi thường. 

Những lúc rảnh rỗi, giáo viên trong trường còn chờ Shibuya tan học để cùng rảo bước trên con đường trở về nhà. Thậm chí cậu bé còn là “con cưng” của tất cả người dân trên đảo vốn chỉ toàn người lớn tuổi. Có thời gian rảnh là họ lại đến trường cùng tham gia các hoạt động ngoại khóa với Shibuya. 

Shibuya tham gia các hội thao với những bạn nhỏ ở các trường xung quanh. (Ảnh qua wm18swk.com)
Dù không có bạn bè nhưng Shibuya vẫn luôn cảm thấy vui vẻ ấm áp trong ngôi trường đặc biệt. (Ảnh qua Sohu)

Trước đây hòn đảo Tobishima khá nhộn nhịp, nhưng người dân đã di cư đến các thành phố lớn để tìm kiếm cuộc sống hiện đại hơn. Những người trẻ tuổi cũng rời đi, dần dần hòn đảo này trở thành nơi ở của những cụ ông cụ bà. Sự xuất hiện của gia đình Shibuya không chỉ mang đến cho nơi đây làn gió mới mẻ, mà còn khơi dậy tình cảm ấm áp giữa người với người.

Vào ngày lễ ra trường, Shibuya đứng trên đài phát biểu đọc diễn văn tốt nghiệp. Thấm thoát 3 năm trôi qua, đứa trẻ ngày nào dưới sự dẫn dắt và dạy dỗ của gần như toàn bộ hòn đảo đã khôn lớn trưởng thành. Ngồi bên dưới từ các thầy cô cho đến hiệu trưởng đều mặc vest tham dự. Không ít cư dân trên đảo cũng đến. Không ai sẽ vì buổi lễ tốt nghiệp chỉ có một học sinh hôm ấy mà ăn mặc cẩu thả. Họ dùng thái độ trịnh trọng, nghi thức trang nghiêm nhất để nói với cậu bé mình đã dõi theo 3 năm nay rằng: Chúc mừng con đã tốt nghiệp!

Shibuya đọc diễn văn trong ngày lễ tốt nghiệp. (Ảnh qua wm18swk.com) 
Các thầy cô trịnh trọng tham dự lễ tốt nghiệp của Shibuya. (Ảnh qua wm18swk.com)

Trong bài diễn văn của mình, Shibuya chia sẻ: “Trong suốt 3 năm qua, tuy không có bất kỳ người bạn cùng trang lứa nào bên cạnh, nhưng con không hề cảm thấy cô đơn hay buồn chán”.

Mọi người hiểu đó là những lời cảm ơn từ tận đáy lòng của cậu bé. Bởi cậu đã được lớn lên trong sự yêu thương và dạy dỗ của tất cả mọi người. Cũng vào giây phút cậu bước ra khỏi cổng trường, ngôi trường trung học này sẽ lại một lần nữa đóng cửa. Các thầy cô sẽ trở về với cuộc sống trước đây, chờ đợi một học sinh mới xuất hiện.

Không vì chỉ có một học sinh mà các thầy cô nơi đây lơ là sự nghiệp giáo dục, vừa truyền thụ tri thức lại vừa dạy học sinh thường thức sinh hoạt. Đằng sau câu chuyện về ý thức trách nhiệm của ngôi trường Tobishima là vô vàn thứ đáng để ta học hỏi. Giáo dục không chỉ là dạy tri thức, mà cũng vừa phải dạy làm người.

Một số hình ảnh khác về Shibuya ở trường Tobishima:

Lớp hóa học…(Ảnh qua read01.com)
Chỉ có thầy và Shibuya. (Ảnh qua Sohu)
Lớp kiếm đạo
Lớp kiếm đạo. (Ảnh qua wm18swk.com)
Học phòng cháy chữa cháy. (Ảnh qua wm18swk.com)
Lớp thủ công. (Ảnh qua Sohu)
Thầy dạy trò thổi sáo. (Ảnh qua wm18swk.com)
Tiết thể dục… (Ảnh qua wm18swk.com)
Giúp người dân thu hoạch rau củ. (Ảnh qua wm18swk.com)
(Ảnh qua wm18swk.com)
Shibuya tham gia hội thao cùng các em nhỏ. (Ảnh qua wm18swk.com)

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x