Nhân viên Lãnh sự quán Anh bị tra tấn bằng ghế hổ, người biểu tình HK có chung số phận?

21/11/19, 16:12 Trung Quốc

Theo thông tin tiết lộ từ Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), cựu nhân viên Tổng lãnh sự quán Anh ở Hồng Kông bị bắt trong chuyến công tác tại Thâm Quyến, trong thời gian bị giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc, ông Trịnh đã được tiếp xúc với những người biểu tình Hồng Kông bị áp giải về Đại lục.

Trịnh Văn Kiệt, một nhân viên của Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, cho biết khi anh bị cảnh sát Thâm Quyến giam giữ đã phải chịu cảnh bị ngược đãi cực hình.
Trịnh Văn Kiệt, một nhân viên của Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, cho biết khi anh bị cảnh sát Thâm Quyến giam giữ đã phải chịu cảnh bị ngược đãi cực hình. (Ảnh: CNN)

Trước đó từng có tin cho thấy rất nhiều người biểu tình bị áp tải lên tàu điện và chở đi. Hơn nữa, số người được cho là mất tích từ khi phong trào biểu tình diễn ra cũng ngày càng gia tăng. Thông tin từ Trịnh Văn Kiệt càng củng cố lập luận cho thấy người biểu tình bị áp giải về Trung Quốc Đại lục.

Trịnh Văn Kiệt bị bắt tại Thâm Quyến vào ngày 8/8, sau 15 ngày đã được thả ra và đến Hồng Kông. Hiện tại, ông có ý định rời khỏi Hồng Kông ra nước ngoài để xin sự trợ giúp nhưng chưa rõ điểm đến là nước nào.

Trong các buổi phỏng vấn với báo giới, ông Trịnh cho biết trong lúc bị giam giữ tại Trung Quốc, ông đã bị dùng cực hình để tra tấn, bị trói vào ghế hổ, mang xiềng xích, bịt mắt, bị ép ngồi ở tư thế đó liên tục mấy giờ liền, động đậy một chút là bị đánh. Ông bị ép cung, bị ép làm “trái lương tâm” để thừa nhận những tội danh như mật vụ Anh phát động phong trào biểu tình ở Hồng Kông.

“Tôi bị còng tay, xiềng xích, bịt mắt và đội mũ trùm đầu (vì vậy rất khó thở). Tôi cũng không được phép đeo kính, nên luôn cảm thấy chóng mặt và nghẹt thở”, ông Trịnh viết.

Tiếp đó, ông Kiệt cũng bị đưa đến một nơi ngoài thị trấn và treo vào một thánh giá hình chữ X, khiến máu không thể lưu thông lên phần cánh tay bị treo ngược tạo cảm giác đau đớn vô cùng.

Bị gửi đến “Trung tâm điều tra tập thể” bí mật

Trịnh Văn Kiệt cho biết, ông bị những người bịt mặt đưa đến một gian phòng trong “Trung tâm điều tra tập thể” để thẩm vấn. Khi bị thẩm vấn, ông trông thấy nhân viên quốc an điền vào bìa hồ sơ thẩm tra hai chữ “cơ mật”.

Ông Trịnh kể, tại trung tâm điều tra ông đã thấy khoảng 10 nghi phạm cũng bị thẩm tra, còn nghe được có người vừa đánh và hét lớn vào đám tù nhân bằng tiếng Quảng Đông: “Có phải các người thường xuyên tham gia vào hoạt động biểu tình không?”. Ông cho rằng những người bị tra tấn chính là người biểu tình Hồng Kông. 

Ông Trịnh cho biết trong lúc bị giam giữ tại Trung Quốc, ông đã bị dùng cực hình để tra tấn, bị trói vào ghế hổ, mang xiềng xích, bịt mắt, bị ép ngồi ở tư thế đó liên tục mấy giờ liền
Ông Trịnh cho biết trong lúc bị giam giữ tại Trung Quốc, ông đã bị dùng cực hình để tra tấn, bị trói vào ghế hổ, mang xiềng xích, bịt mắt, bị ép ngồi ở tư thế đó liên tục mấy giờ liền. (Ảnh: The Times)

Trịnh Văn Kiệt cho biết, ông còn được yêu cầu chỉ điểm danh tính hơn 1000 người biểu tình trong các ảnh chụp, viết ra những người liên quan và phe phái chính trị của họ. Khi đó, có một nhân viên quốc an nói rằng có một đám người biểu tình Hồng Kông bị bắt ở Trung Quốc nên có thể sắp xếp để thu thập và xác minh thông tin.

Trịnh Văn Kiệt nói rõ, hiện ông chưa hoàn toàn hồi phục sau chấn thương, hơn nữa có khả năng bị trả thù rất cao nên ông cũng không đưa ra thêm các bình luận liên quan đến vụ việc.

Những người mất tích nhiều tháng qua đang ở đâu?

Do cách thức hoạt động bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên ngoại giới không thể nào độc lập xác minh thông tin mà Trịnh Văn Kiệt cung cấp, nhưng những tin tức liên quan đến các vụ mất tích, bị tự sát, bị nhảy lầu, xác chết trôi đã tạo cơ sở cho thấy điều nói trên hoàn toàn có thể xảy ra.

Các diễn đàn, mạng xã hội, kênh liên lạc trực tuyến như Telegram đều có xuất hiện tin tìm người mất tích
Các diễn đàn, mạng xã hội, kênh liên lạc trực tuyến như Telegram đều có xuất hiện tin tìm người mất tích. (Ảnh: Epoch Times)

Trong phong trào biểu tình ở Hồng Kông, rất nhiều thông tin về người biểu tình mất tích được đưa ra. Các diễn đàn, mạng xã hội, kênh liên lạc trực tuyến như Telegram đều có xuất hiện tin tìm người mất tích, nhỏ nhất chỉ mới 13 tuổi, lớn nhất cũng 20 tuổi.

Các diễn đàn, mạng xã hội, kênh liên lạc trực tuyến như Telegram đều có xuất hiện tin tìm người mất tích.
Các diễn đàn, mạng xã hội, kênh liên lạc trực tuyến như Telegram đều có xuất hiện tin tìm người mất tích. (Ảnh: Epoch Times)

Sau sự kiện 31/8 tại ga tàu Prince Edward, cảnh sát vũ trang của Đại lục giả trang thành cảnh sát Hồng Kông trấn áp đẫm máu người biểu tình. Video ghi hình đầy đủ sự việc vẫn chưa được công bố, trong đó 3 người bị thương nhưng đã “mất tích” một cách bí ẩn. Tiếp đến là sau sự kiện bao vây trường đại học Bách Khoa Hồng Kông, hơn nghìn người bị bắt, số lượng người mất tích cũng gia tăng.

Để ứng phó với tình trạng mất tích và những cái chết bất thường nhiều nghi vấn, những người biểu tình khi bị bắt đều cố hết sức để nói tên mình cho phía phóng viên hoặc người xung quanh đó ghi hình lại, đồng thời cũng tuyên bố “không tự sát” trước khi bị giải đi.

Tàu khách từ Hồng Kông vào Đại lục bất ngờ ngừng hoạt động

Sau vụ đụng độ căng thẳng tại PolyU hôm 17/11, hơn nghìn người biểu tình bị bắt và áp giải đi. Video được tải lên mạng vào ngày 18/11 cho thấy, một số lượng lớn người biểu tình bị bắt được cảnh sát Hồng Kông áp giải lên một chuyến tàu điện ngầm, trong đoạn phim có thể nhìn thấy rõ ràng, nhóm người này đều bị trói tay ra sau lưng.

Phát ngôn viên phía cảnh sát Hồng Kông là Quách Gia Thuyên cho biết, khoảng thời gian một tuần tính đến thứ Ba (20/11), đã có khoảng 1.100 người bị bắt giữ. Đây là số lượng người bị bắt giữ nhiều nhất từ tháng 6 tới nay, chiếm 1/5 tổng số người bị bắt.

Một điểm trùng hợp khác là Trung tâm phục vụ khách hàng thuộc cơ quan đường sắt của ĐCSTQ ra thông báo từ 19/11 đến 20/11 sẽ ngưng chuyến tàu nhanh đi từ Hồng Kông sang Đại lục. Ngoại giới suy đoán không loại trừ khả năng ĐCSTQ đang che giấu việc vận chuyển người Hồng Kông sang Đại lục. Những người bị bắt ở Tây Tạng, Tân Cương đều bị vận chuyển đến các trại giam bằng phương tiện này.

Cũng có tin cho biết, một số nhân sĩ biểu tình bị bắt đã được đưa đến giam giữ tại Thâm Quyến

Tỉ phú lưu vong Quách Văn Quý ngày 20/11 cũng cho biết, những người trẻ này bị đưa đến Thâm Quyến. Ông Quách cũng từng nói, ĐCSTQ không chỉ lập ra các nhà giam bí mật giam giữ người ở Hồng Kông, mà còn cưỡng gian rồi giết chết những người nữ biểu tình, đồng thời đẩy nhanh tốc độ thiết lập một trại tập trung giống Tân Cương ở Hồng Kông.

Trước đó, một nhân vật thuộc thế hệ đỏ thứ 3 của ĐCSTQ (Hồng tam đại) trong chương trình trên kênh Youtube Lutheran cho biết ĐCSTQ muốn “Hồng Kông càng ngày càng loạn, càng ngày càng bị hủy hoại, sau đó biến thành một thành phố bình thường của Trung Quốc”.

Hồng tam đại này giải thích, thủ pháp này được ĐCSTQ gọi là “câu cá”. Theo đó, ĐCSTQ sẽ làm nhục tinh thần phản kháng của người Hồng Kông, bắt giữ người và nhốt vào các trại tập trung, hoặc cưỡng dâm, thậm chí là khiến họ “bị tự sát”, cuối cùng triệt tiêu mọi tinh thần phản kháng của người Hồng Kông.

Những ngày gần đây, trên mạng cũng lưu truyền một đoạn video cho thấy cảnh sát Hồng Kông trên đường phố đã cảnh cáo người biểu tình: “Coi chừng bị biến mất”, một cảnh sát khác nói thêm vào “Đây là lần đầu cảnh cáo mày đó”.

Trại tập trung Tân Cương và ghế hổ

Để hình dung rõ hơn về trại tập trung Tân Cương, chúng ta có thể tìm hiểu qua Mihrigul Tursun, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ 3 lần bị bắt giam và chứng kiến cái chết của con trai. 

Mihrigul Tursun, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ 3 lần bị bắt giam và chứng kiến cái chết của con trai. 
Mihrigul Tursun, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ 3 lần bị bắt giam và chứng kiến cái chết của con trai. (Ảnh: ShareAmerica)

Mihrigul Tursun 30 tuổi, sinh ra tại Tân Cương. Cô du học ở British University, Ai Cập, cưới chồng và sinh ba tại đây. Tháng 5/2015, cô bay về Trung Quốc thăm cha mẹ cùng 3 con của mình. Sau khi đặt chân tới một trong những nơi bị giám sát nặng nề nhất Tân Cương, cô đã bị bắt giam trong các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Trong 3 năm tiếp theo, cô bị giam giữ 2 lần nữa, mỗi lần trong khoảng 3 tháng. 

Trong thời gian bị giam giữ tháng 1/2018, họ đã nhét cô vào một một căn phòng rộng 430 mét vuông với 60 người. Những người bị giam phải thay phiên nhau ngủ vì không có đủ chỗ cho mọi người nằm xuống. Trong 3 tháng bị giam giữ này, 9 người bạn tù của cô đã chết.

“Những người bị giam giữ đã buộc phải hát những bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc và ghi nhớ một cuốn sách về tư tưởng Cộng sản”, Tursun nói. Mỗi ngày, lính canh chỉ cho họ bánh hấp để ăn và buộc họ uống các loại thuốc không rõ ràng, khiến họ ngất xỉu và ngừng kinh nguyệt. Tursun nói rằng cô thường bị đưa vào một phòng thẩm vấn, nơi lính canh giật điện và tra tấn cô. Trong đau khổ, cô cầu xin họ hãy giết cô.

Vào ngày 5/4/2018, nhờ có các kiến nghị từ Đại sứ quán Ai Cập ở Bắc Kinh, Tursun được phóng thích và đoàn tụ với các con của mình – những công dân Ai Cập. Cảnh sát Trung Quốc cảnh báo cô có thể đưa con về Ai Cập, nhưng phải trở về Trung Quốc, nếu không bố mẹ và người thân của cô sẽ phải đối mặt với hình phạt. Cô quyết định rời Trung Quốc, nhưng thay vì trở về thì cô đến Hoa Kỳ xin tị nạn.

Trong khi đó, chiếc ghế hổ mà Trịnh Văn Kiệt nhắc đến là một trong những hình thức tra tấn thường thấy mà ĐCSTQ áp dụng đối với các tù nhân thuộc những nhóm người bị trấn áp, như Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và học viên Pháp Luân Công

Tranh phấn màu mang tên “Ghế hổ” của Vương Chí Bình (39in X 27.5 inches), 2004. Bức tranh mô tả một trong những phương thức tra tấn gây đau đớn kinh khiếp cho tù nhân thường được áp dụng.
Tranh phấn màu mang tên “Ghế hổ” của Vương Chí Bình (39in X 27.5 inches), 2004. Bức tranh mô tả một trong những phương thức tra tấn gây đau đớn kinh khiếp cho tù nhân thường được áp dụng. (Ảnh: Falunart)

Phương pháp ghế hổ có thể gây ra sự đau đớn kinh khiếp và kéo dài. Trong khi tra tấn, cảnh sát buộc chặt hai chân của nạn nhân vào ghế hổ bằng dây thừng. Rồi họ kê gạch hay các vật cứng khác dưới chân của nạn chân. Họ liên tục xếp nhiều lớp gạch lên cho tới khi dây trói bị đứt. Nạn nhân phải chịu đựng sự đau đớn khôn tả và thường ngất xỉu trong những đợt tra tấn như vậy.

Tranh phấn màu mang tên "Tàn nhẫn" của Vương Chí Bình, 2003 - 2004, mô tả việc tay nạn nhân bị treo ngược khiến máu không thể lưu thông lên cánh tay, những cai ngục còn dùng thêm thủ đoạn tra tấn khác.
Tranh phấn màu mang tên “Tàn nhẫn” của Vương Chí Bình, 2003 – 2004, mô tả việc tay nạn nhân bị treo ngược khiến máu không thể lưu thông lên cánh tay, những cai ngục còn dùng thêm thủ đoạn tra tấn khác. (Ảnh: Falunart)

Những sự kiện gần đây liên quan đến Hồng Kông khiến nhiều người tự đặt câu hỏi, liệu những đòn tra tấn man rợ mà tù nhân lương tâm Trung Quốc phải chịu đựng trong suốt hàng thập kỷ qua có thể xảy ra đối với những người Hồng Kông đang chiến đấu vì tự do hay không; và liệu Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông vừa được Quốc hội Mỹ thông qua có thể cứu vãn tương lai tăm tối này?

Khải Hoàn (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x