Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu qua đời sau một thời gian chống chọi với Covid-19

08/01/21, 11:40 Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu, một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt được biết tới rộng rãi trên thế giới, vừa từ trần tối ngày 5/1 theo giờ Pháp (rạng sáng 6/1 giờ Việt Nam) do nhiễm Covid-19, hưởng thọ 89 tuổi. 

Nhà thiên văn học, Giáo sư Nguyễn Quang Riệu. (Ảnh qua vnexpress)

Thông tin trên được gia đình giáo sư Nguyễn Quang Riệu xác nhận với Tuổi Trẻ vào chiều 7/1.

Theo lời Phó giáo sư Nguyễn Văn Huy – một người họ hàng của gia đình nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu thì GS Riệu được phát hiện mắc viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), dù được đưa ngày vào viện nhưng ông đã mất rất nhanh sau đó.

GS Riệu là một trong số rất ít nhà khoa học ngành thiên văn học gốc Việt (định cư tại Pháp) được biết tới rộng rãi trên thế giới. Ông đã công bố trên 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn trên các tạp chí nổi tiếng, được trao giải thưởng của Viện hàn lâm Khoa học Pháp năm 1973 sau khi phát hiện và xác định chính xác vị trí xảy ra vụ nổ trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus X3).

Cụ thể, GS Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng, sinh sống và học tập tại Hà Nội, ông là một người con của làng nhiếp ảnh Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Cha ông là chủ của hiệu ảnh Phúc Lai, tức Central photo nổi tiếng tại Hà Nội và Hải Phòng những năm 1930.

Theo phó giáo sư Huy, GS Nguyễn Quang Riệu là người Lai Xá thứ 2 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1968 rồi trở thành giáo sư, sau GS Nguyễn Văn Huyên.

Say mê thiên văn từ nhỏ, ông luôn ước mơ được khám phá bí ẩn của vũ trụ. Năm 18 tuổi, ông sang Pháp du học và với nỗ lực không ngừng nghỉ, ông trở thành Giáo sư, Tiến sĩ tại ĐH Sorbonne, Giám đốc nghiên cứu tại Đài Thiên văn Paris. Ông còn là Giám đốc Nghiên cứu danh dự của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS).

Năm 1972, ông đã quan sát vụ nổ trên chòm sao Thiên Nga và xác định chính xác khoảng cách 30.000 năm ánh sáng từ vị trí vụ nổ tới Trái Đất. Phát hiện này đã được tạp chí Nature – một tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới dành toàn bộ một số để giới thiệu. 

Năm 1973, ông nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cho phát hiện này. Với phát hiện thiên văn quan trọng này, ông được nhiều đài thiên văn và trường đại học trên thế giới mời đến thuyết giảng.

Từ năm 1976, ông thường xuyên về nước tham gia phát triển và phổ biến ngành vật lý thiên văn và vật lý môi trường tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là chương trình do ông tự khởi xướng, kết hợp giữa Đài Thiên văn Paris, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Pierre và Marie Curie (Paris) với sự tham gia của Hội Thiên văn Quốc tế. 

Cuốn sách Bầu trời tuổi thơ của tác giả GS Nguyễn Quang Riệu. (Ảnh qua thanhnien)

Ông cũng vận động nhiều nhà khoa học nước ngoài cùng về thỉnh giảng và là người đứng ra xin tài trợ học bổng của Chính phủ Pháp cho nhiều sinh viên Việt Nam và hướng dẫn họ làm luận án tiến sĩ tại Pháp.

Vào ngày 25/10/1995, thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần ngày 25/10/1995 tại Việt Nam, GS Riệu được Bộ Ngoại giao Pháp cấp kinh phí để xây và mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đề nghị để lại thiết bị tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Đài Thiên văn Phủ Liễn (Kiến An, Hải Phòng), giúp sinh viên thực tập quan sát bầu trời…

Trong cuộc đời của mình, GS. Riệu đã công bố hơn 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn, đặc biệt trong lĩnh vực thiên văn vô tuyến, trên các tạp chí nổi tiếng và viết nhiều sách chuyên ngành cũng như sách phổ biến khoa học bằng tiếng nước ngoài và Tiếng Việt. 

Với mục tiêu phổ biến khoa học, ông đã viết nhiều cuốn sách về thiên văn học với nội dung dễ hiểu bằng Tiếng Việt như “Vũ trụ – phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, “Lang thang trên dải Ngân Hà”, “Bầu trời tuổi thơ”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”.

Ngoài ra, ông còn tham gia soạn một cuốn giáo trình chuyên ngành thiên văn vật lý song ngữ Việt – Anh dành cho sinh viên và viết nhiều bài báo khoa học đăng trên các báo, tạp chí trong nước nhằm giới thiệu ngành thiên văn đến với công chúng. 

Các cuốn sách của ông đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu thiên văn học của nhiều thế hệ bạn trẻ Việt Nam trong những năm qua.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x