Cắn móng tay tưởng vô hại nhưng nguy hiểm không lường
Cắn móng tay là thói quen xấu rất nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng lường được sự nguy hiểm khôn lường của nó.
Cắn móng tay là một thói quen, không chỉ ở trẻ con mà còn cả ở người lớn. Tật này xảy ra chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sợ căng thẳng, nhàm chán hoặc lo lắng.
Vì thế, họ thường nghĩ đó cũng là một thói quen bình thường nhưng không ngờ lại ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
1. Nguy hại với sức khỏe do thói quen cắn móng tay
Móng tay nhiễm khuẩn
Thậm chí nếu rửa tay thường xuyên, bạn cũng thường không rửa sạch từng “chân tơ kẽ tóc” dưới móng tay.
Các nghiên cứu đã phát hiện số lượng vi khuẩn ẩn trong móng tay nhiều gấp 2 lần so với ngón tay và bàn tay. Khi bạn rửa sạch tay thì vi khuẩn vẫn còn bám trên móng tay.
Cắn móng tay là lúc đưa vi khuẩn vào miệng. Từ đó rất dễ gây ra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nhiễm trùng móng tay
Thói quen cắn móng tay có thể gây ra nhiều vết trầy xước trên móng tay. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men và nhiều vi sinh vật khác xâm nhập vào.
Vi khuẩn theo đó vào gây nhiễm trùng móng tay và thậm chí gây nhiễm trùng trong máu. bệnh thường được gọi là paronychia (viêm mé) gây ra đau đớn và sưng phù móng tay.
Lây nhiễm virus mụn cóc
Virus HPV là một loại virus gây u nhú ở người, đặc biệt chúng thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay.
Nếu bạn cắn móng tay quá nhiều, các hạt mụn cóc này sẽ xuất hiện ở ngón tay, rồi lây lan sang khoang miệng và môi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vấn đề về răng
Cắn móng tay không chỉ ảnh hưởng đến móng tay mà còn có thể làm cho răng của bạn bị xô dịch, sứt mẻ hoặc trở nên yếu dần theo thời gian.
Nó cũng có thể gây hỏng men răng, làm mất sự liên kết của răng hàm trên và hàm dưới, gây viêm nướu.
Móng tay bị biến dạng
Một trong những tác dụng phụ tiêu cực của việc cắn móng tay là khiến cho móng tay bị biến dạng. Không chỉ vậy, cắn móng tay thường xuyên có thể làm thay đổi độ dài và hình dạng của móng tay vĩnh viễn.
Suy giảm chất lượng cuộc sống
Một nghiên cứu cho thấy khoảng 20-30 người dân trên thế giới có thói quen cắn móng tay. Và những người này có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không có thói quen này.
Nguyên nhân là do họ phải đối mặt với những nguy hại từ việc cắn móng tay và cố gắng loại bỏ thói quen xấu này.
2. Cách “cai nghiện” cắn móng tay
Cách 1: Dùng băng dính “bọc” móng tay
– Sử dụng băng dính để “bọc” móng tay cả ngày, trừ lúc ngủ. Bạn có thể thay thế băng mới sau khi tắm hoặc thay hàng ngày.
Cách 2: Chọn ra một ngón duy nhất để ” được bảo hộ”
– Chọn một ngón tay bất kỳ và được ban một đặc ân là “được bảo hộ”. Bạn vẫn duy trì thói quen cắn móng nhưng không được “hành hạ”ngón được chọn.
– Sau vài ngày, quan sát sự khác nhau giữa móng được chọn so với các móng còn lại. Sự “khỏe mạnh” của ngón tay được chọn sẽ giúp bạn có động lực “cai nghiện món này”.
Cách 3: Giữ tay và miệng luôn bận rộn
– Tìm một thú vui khác để tạm quên việc cắn móng tay như gõ tay lên mặt bàn, xoay vặn ngón cái, nắm chặt hai tay, cho tay vào túi quần hoặc chỉ ngồi nhìn chằm chằm vào bàn tay…
– Bạn cũng nên “phòng thân” một đoạn chun, đồng xu… trong tay. Bất ngờ cơn nghiện cắn móng tay nổi dậy, bạn hãy chơi với các đồ vật đó.
– Giữ miệng luôn hoạt động như nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo và ăn vặt, giúp bạn giảm thời gian dành cho việc cắn móng.
Cách 4: Dùng chất tạo mùi ngăn cắn móng
– Sơn móng tay bằng những dược phẩm tạo ra mùi vị khó chịu nhưng vô hại. Mùi hôi đó sẽ khiến bạn mất hứng thú cho tay vào miệng.
3. Cách giúp móng tay trắng hồng
Kem đánh răng
Chúng ta đều biết kem đánh răng có tác dụng loại bỏ các vết bám trên răng. Vì thế, nó cũng phát huy hiệu quả tương tự khi sử dụng để làm sạch móng tay.
Bạn cũng nên cho kem đánh răng vào bàn chải đánh răng và sau đó vệ sinh móng tay bình thường.
Muối và chanh
Bạn nên thực hiện 1 lần/tuần với hỗn hợp chanh muối để làm sạch móng đây được xem là phương pháp dễ làm và an toàn nhất.
Dấm pha loãng
Vì chứa axit nên dấm dễ dàng loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt móng. Tuy nhiên, cách này khiến da tay trở nên khô ráp. Vì vậy, sau mỗi lần thực hiện, bạn nên bôi kem dưỡng da tay.
Hỗn hợp chanh, baking soda
Dùng khoảng nửa quả chanh vắt lấy nước rồi trộn đều với baking soda theo tỷ lệ 1:1. Tiếp đó, sử dụng chiếc bàn chải cũ để chà đi chà lại trên móng tay vài lần.
Hỗn hợp dâu tây và bột nở
Cũng giống như kem đánh răng, dâu tây được biết đến với khả năng làm trắng răng cực nhạy. Khi áp dụng với móng tay, các chất này cũng mang lại tác dụng bất ngờ.
Chọn 4 – 5 quả dâu tây chín, vắt lấy nước để trộn với 1 thìa cà phê bột nở. Chà hỗn hợp lên móng tay khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
TinhHoa tổng hợp