Nguy cơ độc hại từ việc sử dụng chảo chống dính và biện pháp thay thế

02/09/16, 09:46 Sức khỏe

Chảo chống dính với lớp phủ chống dính rất thuận tiện nhưng các nghiên cứu cho thấy các hóa chất sử dụng trong lớp phủ này rất độc hại.

Nguy cơ độc hại

Teflon là tên thương mại của 2 hợp chất PTFE và PFOA, được phủ lên bề mặt của nhiều loại chảo chống dính. Thực chất, đây là polime chịu nhiệt. Ở những sản phẩm chảo chống dính kém chất lượng, còn tồn dư hóa chất độc hại, khi đun nấu ở nhiệt độ cao, Teflon sẽ sinh ra khói độc, gây ra các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở…, thậm chí có nguy cơ gây ung thư hoặc sảy thai.

Tiến sĩ La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, PFOA là chất nóng chảy ở nhiệt độ thấp nên khi đun nấu lâu với nhiệt độ cao như đến nhiệt độ sôi của dầu thì Teflon bị phân hủy. Khi đó, nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFOA ở dạng khí là rất lớn, gây tác động đến hệ hô hấp, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.

Trong đó, PFOA là một hóa chất dạng lỏng, không màu, có nhiệt độ nóng chảy 40-50 độ C. PFOA có thể dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến giáp, trong đó có ung thư. Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy PFOA liên quan đến sự sảy thai, tăng tỷ lệ ung thư và thay đổi mức độ lipid, hệ miễn dịch và gan. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA, đây là chất hữu cơ sinh tụ, tích tụ trong cơ thể người và gây ung thư.

Còn PTFE là một chất bột dẻo tổng hợp có đặc tính tự nhiên trơn. Chất này có thể gây nguy hiểm cho chế biến vì sẽ phân hủy ở nhiệt độ 260-350 độ C, thải ra các khí độc hại, có thể gây bệnh viêm phổi. Ngoài ra, khí này còn gây xuất huyết phổi và làm rối loạn dịch thể, với các triệu chứng hụt hơi, khó thở, tức ngực, rùng mình, ớn lạnh, ho, đau họng và sốt cao. Khí độc từ PTFE cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho động vật, có thể tác động tới các loài vật nhỏ và trẻ em nhanh hơn ở người lớn.

Trên thực tế, Teflon là vật liệu thông dụng, khá rẻ tiền nhưng không bền. Nó bị mòn đi theo thời gian và rất dễ trầy xước. Khi đó, các hợp chất chống dính này sẽ dễ dàng bị phân hủy, trộn lẫn vào thức ăn và gây tác động trực tiếp lên sức khỏe con người. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn.

Theo Tiến sĩ La Thế Vinh, khi Teflon bị phân hủy, một lượng không nhỏ PFOA ở dạng khí và chất lỏng hòa tan có thể ngấm vào thực phẩm và được hấp thụ vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian nên sẽ tích tụ dần trong cơ thể người cho đến khi liều lượng đạt đến mức gây nhiễm độc. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ( EPA) và 8 công ty hàng đầu về sản xuất chất chống dính đã thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng PFOA từ năm 2015, thông tin theo Washington Post.

Biện pháp thay thế

Sử dụng dầu ô-liu cung cấp bề mặt chống dính tự nhiên. (Ảnh: Internet)

Rất may là có một số chất tự nhiên an toàn hơn, có thể thay thế cho Teflon. Ví dụ như:

  • Sử dụng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, thép hoặc gang thay thế cho chảo chống dính.
  • Nấu ăn với chất béo lành mạnh như dầu ô-liu, dầu dừa… để cung cấp bề mặt chống dính tự nhiên cho dụng cụ làm bếp nhà bạn.

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x