Người mù có khả năng ‘miễn dịch’ với bệnh tâm thần phân liệt?
Từ lâu các nhà khoa học đã luôn chú ý đến một số điều kỳ lạ của chứng bệnh tâm thần phân liệt đó là hầu như không có trường hợp mắc bệnh nào là người mù. Liệu có phải do người mù có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi chứng bệnh tâm thần phân liệt?
Mù mắt và bệnh tâm thần phân liệt
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ khoảng 467.945 người sinh năm 1980 đến 2001 ở Tây Úc. Có gần 1.870 trẻ em, tương đương 0.4% trong tổng số người tham gia được phát hiện mắc chứng tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, khi khảo sát trong số 66 đứa trẻ sinh ra đã bị mù bẩm sinh thì không có một trẻ em nào có triệu chứng mắc tâm thần phân liệt.
“Hiện tượng bảo vệ thị giác được tìm thấy trong các nghiên cứu từ những trường hợp của người bị mù vỏ não bẩm sinh, và [nghiên cứu] hiện được hỗ trợ từ nguồn dữ liệu toàn dân, được đảm bảo kỹ lưỡng, điều tra dựa trên lâm sàng”, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu (Science Alert).
Nghiên cứu bao gồm những người trong độ tuổi từ 14 đến 35 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt cũng sẽ thấp hơn bình thường đối với cả những người chỉ bị mù ngoại biên.
Hay trong một nghiên cứu khác, độ tuổi mất thị lực đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu một người có bị tâm thần phân liệt hay không. Một người bị mù càng sớm thì khả năng họ không thể mắc bệnh tâm thần phân liệt càng cao.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng việc mất thị lực đơn thuần cũng không phải là lý do khiến một người mù có khả năng miễn dịch với bệnh, mà đó là do não bộ và các giác quan của người mù được sắp xếp lại sau khi bị mất đi thị lực. Chúng sẽ tự động thích nghi bằng cách tăng cường xử lý thông tin từ các giác quan khác.
“Nếu một người [đột ngột] bị mất đi thị giác, thì thông tin từ thích giác và xúc giác của người đó cũng có khả năng bị rối loạn, hoạt động khó khăn và thậm chí có thể bị mất hoàn toàn [thính giác và xúc giác].
Nhưng đối với một người mù, điều đó lại không xảy ra, vì bộ não của họ được sử dụng để xử lý loại thông tin này. Nói một cách đơn giản, hình dung của họ với thế giới sẽ đơn giản và linh hoạt hơn so với những rắc rối [trong cuộc sống]”, theo ZME Science.
Tâm thần phân liệt và sự sáng tạo
Rất nhiều những thiên tài trong sáng tạo đều có vấn đề về chứng bệnh tâm thần phân liệt. Một nghiên cứu xem xét hồ sơ sức khỏe của 4,5 triệu người ở Thụy Điển đã phát hiện rằng, những người có trình độ nghệ thuật thường có khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn 90% so với những người kém sáng tạo khác.
“Các ca mắc bệnh rất có thể xảy ra tại một số thời điểm trong độ tuổi 30. Hơn nữa, các nghệ sĩ có khả năng mắc bệnh cao hơn 62% do rối loạn lưỡng cực và 39% có khả năng đến bệnh viện vì chứng trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý không phải chỉ do việc học đại học, vì những người có bằng luật không có tỷ lệ mắc các bệnh này cao hơn so với dân số nói chung”, theo tờ IFL Science.
Về lý do của hiện tượng này thì câu trả lời có thể nằm ở tư duy sáng tạo ở mỗi người. Những cá nhân như vậy có xu hướng liên kết được nhiều ý tưởng hoặc khái niệm theo cách mà người bình thường không thể. Điều này khiến họ không ổn định về mặt tinh thần, làm tăng khả năng bị tâm thần phân liệt hoặc mắc các bệnh tâm lý khác như rối loạn lưỡng cực.
Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bệnh tâm thần phân liệt thường phổ biến ở những người làm nghệ thuật. Vì tỷ lệ tâm thần phân liệt ở những người như vậy vẫn còn ở mức thấp, và nó chỉ xuất hiện cao khi so sánh với dân số thường xuyên ít sáng tạo hơn.
Bích Hải (Theo Vision Times)