Người Hoa hải ngoại: Mao Trạch Đông không xứng được tưởng niệm
“Đêm nhạc Hồng Ca” kỷ niệm Mao Trạch Đông dự tính biểu diễn ở nhà hát Sydney và Melbourne ở Úc đã bị bãi bỏ vì sự phản đối của người dân Hoa kiều tại Úc. Truyền thông bên ngoài sau đó đã đưa tin rằng Mao Trạch Đông không xứng được có bất cứ ngày kỷ niệm nào.
Ngày 16/5/2016 là tròn 50 năm “Đại Cách mạng Văn hóa” do Mao Trạch Đông phát động. Lưu Vân Sơn, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trung ương đã tổ chức đêm nhạc “Hồng Ca” ở Đại hội đường Bắc Kinh nhằm ôn lại “bầu không khí của Đại Cách mạng Văn hóa”, đã bị phe cánh của ông Tập Cận Bình đánh trả.
Trang wed The Australian: Mao Trạch Đông, hung thủ giết người hàng loạt không xứng được tưởng niệm.
Trang wed The Australian ngày 3/9 đã đăng tải bài viết bình luận của ông Gerard Henderson rằng, Thứ 6 (ngày 9/9) đánh dấu 40 năm ngày mất của Mao Trạch Đông – lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành chính quyền năm 1949. Những người theo gót Mao nguyên định lập kế hoạch tổ chức hội âm nhạc kỷ niệm ở tòa thị chính Sydney (ngày 6/9) và tòa thị chính Melbourne (ngày 9/9). Bởi cân nhắc an toàn, hai hội âm nhạc này đều đã bị bãi bỏ.
Bài viết nói rằng, hai lần hoạt động này đã dấy lên sự tranh luận trong ngoài địa khu người Hoa ở Úc. Ông Chongyi Feng – Phó Giáo sư nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc tại trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Sydney đã chia sẻ với trang tin tức SBS rằng: “Mao Trạch Đông là một bạo chúa, kẻ giết người hàng loạt”. Feng nói thêm: “Số người chết bởi cá nhân Mao và những chính sách của Mao đã vượt quá tổng số người chết do Hitler và Stalin tạo thành“.
Frank Dikotter, nhà sử học Hà Lan trong ba quyển sách của ông là “Bi kịch giải phóng“, “Nạn Đói Lớn của Mao” và “Đại Cách mạng Văn hóa” tổng kết rằng: Mao cần phải gánh chịu hết thảy trách nhiệm với cái chết của 50 triệu người Trung Quốc.
Ông tính toán rằng, trong cuộc vận động cải cách ruộng đất từ cuối năm 1940 đến những năm đầu 1950, đã có khoảng 2 triệu người chết; Nạn Đói Lớn do chiến dịch Đại Nhảy Vọt tạo thành từ cuối năm 1950 đến những năm đầu 1960 đã có khoảng 45 triệu người bị hại; Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu từ năm 1966 kéo dài đến 10 năm, mãi cho đến sau khi Mao Trạch Đông qua đời, đã có khoảng hơn 20 triệu người bị sát hại.
Giống như Feng, Dikotter cho rằng nên nhìn nhận đánh giá Mao giống như Hitler và Stalin.
Bài viết cho biết, có chứng cứ cho thấy khu người Hoa ở Úc có sự phân hóa. Những người phản đối kỷ niệm Mao Trạch Đông là những người trốn thoát khỏi chế độ độc tài ĐCSTQ từ trước vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và bao gồm những người thời kỳ đó. Một mặt khác, những người ủng hộ Mao là những người đến châu Úc từ hơn 20 năm trở lại đây.
John Fitzgerald, giáo sư của trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Swinburne chỉ ra, Hội âm nhạc kỷ niệm Mao Trạch Đông ở Sydney và Melbourne là do Hiệp hội giao lưu văn hóa quốc tế Australia với một số công ty có liên hệ mật thiết với chính quyền ĐCSTQ, và lãnh sự quán của ĐCSTQ có trụ sở ở Sydney và Melbourne tiến hành tổ chức.
Cuối bài viết nhấn mạnh, giá trị quan của Australia sẽ không chào đón những hung thủ giết người hàng loạt, không kể là ở Trung Quốc hay những nơi khác.
Liên minh gìn giữ giá trị Australia đề xuất ký tên chung ngăn chặn “Đêm nhạc Hồng Ca”
Ngày 1/9, Liên minh gìn giữ giá trị Australia thông báo rằng, buổi sáng ngày hôm đó đã nhận được trả lời từ phía thành phố Sydney, quyết định hủy bỏ hợp đồng thuê sàn diễn của “Đêm nhạc Hồng Ca”.
Liên minh gìn giữ giá trị Australia cho rằng, đây mới chỉ là bắt đầu, nên ngăn chặn những quấy nhiễu tổn hại đến từ tư tưởng Mao Trạch Đông đối với Australia và phương thức sinh hoạt tự do nhân quyền của Australia.
Ông Jonh Hugh, người phát ngôn của Liên minh này chia sẻ, người Trung Quốc hiện nay cũng không còn mấy người tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa: “Tôi tin rằng dù cho ở Trung Quốc, cũng rất khó tổ chức hội âm nhạc để ca tụng Mao“.
Theo Bayvoice