Người Hàn Quốc tưởng niệm 1 năm sau thảm họa phà Sewol

16/04/15, 05:00 Thế giới

Lễ tưởng niệm diễn ra trên tàu ngoài khơi đảo Jindo, miền Nam Hàn Quốc, gần khu vực phà Sewol bị chìm. Gia đình các nạn nhân mang theo hoa và kỷ vật của người quá cố, dành nhiều thời gian mặc niệm hàng trăm học sinh thiệt mạng 1 năm về trước.

Mẹ và con gái trong ngồi chờ nơi diễn ra lễ tưởng niệm 1 năm sau tai nạn chìm phà Sewol.

Phà Sewol trọng tải 6.825 tấn, chở 476 hành khách đã bị nghiêng và chìm ở ngoài khơi đảo Jindo ngày 16/4/2014, khi đang trên hành trình từ thành phố cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju.

Trong số 325 học sinh của một trường trung học tại thành phố Ansan có mặt trên tàu, chỉ 75 em được cứu sống. Tổng số nạn nhân được xác định thiệt mạng trong vụ chìm phà là 304 người, trong đó 295 thi thể đã được tìm thấy, và 9 người vẫn mất tích tại thời điểm chiến dịch cứu hộ kết thúc.

Đây được coi là thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hàn Quốc, khiến dư luận khắp cả nước bàng hoàng, và hiện vẫn là chủ đề nhạy cảm gây tranh cãi. Các gia đình nạn nhân cũng đang tiếp tục yêu cầu chính phủ phải lập tức cam kết mở chiến dịch trục vớt phà Sewol, hiện nằm ở độ sâu 40 mét dưới đáy biển.

Sau vụ chìm phà, Chính phủ Hàn Quốc đã phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích, nhất là về sự phản ứng chậm chạp và thiếu phối hợp hoạt động của các lực lượng bảo vệ bờ biển trong quá trình tìm kiếm và cứu nạn. Điều này khiến Tổng thống Hàn Quốc là Park Geun Hye phải tuyên bố giải tán lực lượng bảo vệ bờ biển, và bàn giao trách nhiệm này cho Bộ An ninh quốc gia đảm trách, đồng thời sửa đổi toàn diện các tiêu chuẩn an toàn quốc gia.

Hơn 50 người đã được đưa ra xét xử với các cáo buộc liên quan, trong đó có 15 thành viên thủy thủ đoàn bỏ trốn khỏi phà khi tai nạn xảy ra. Trưởng phà Sewol đã lĩnh mức án tù giam 36 năm, trong khi ba thủy thủ cấp cao khác bị tuyên án từ 15 đến 30 năm tù.

Theo Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x