Người dùng Việt “hờ hững” với TV màn hình cong

23/07/15, 20:00 Tin Tổng Hợp

ICTnews – TV màn hình ngày càng mỏng hơn và cong hơn. Nhưng công nghệ này lại đang bị nhiều người tiêu dùng trong nước “hờ hững” dù mức giá đã giảm đi đáng kể.

TV cong được xem là công nghệ mới nhất của các nhà sản xuất TV. Khi mới được giới thiệu ra thị trường từ năm 2013, nhiều người cho rằng TV cong là một công nghệ “ngớ ngẩn” bởi chúng ta vừa chuyển qua thời đại màn hình phẳng chưa được bao lâu. Và thực chất, TV màn hình cong chỉ là chiêu để các nhà sản xuất câu khách khi cả 3D, 4K đều đã bắt đầu trở nên nhàm chán với người sử dụng.

Dù vấp phải nhiều chỉ trích, nhưng TV màn hình vẫn tiếp tục mỏng hơn và cong hơn. Nhưng công nghệ này thực tế lại đang bị nhiều người tiêu dùng “hờ hững” dù mức giá đã giảm đi đáng kể.

Không có nhiều lựa chọn

Một mẫu TV màn hình cong của LG trên kệ hàng. Ảnh: Thùy Linh

Cũng như hầu hết các công nghệ mới, khi ra mắt, TV màn hình cong được quảng cáo rầm rộ với những lời khen ngợi từ phía các nhà sản xuất và các kênh bán hàng. Tuy nhiên, không nhiều nhà sản xuất hào hứng và nhảy vào phân khúc sản phẩm này.

Hiện, chỉ có Samsung, LG, Sharp, Sony, TCL là các thương hiệu có sản xuất TV màn hình cong. Trong đó, LG và Samsung là hai nhà sản xuất có nhiều sản phẩm nhất.

Dù cũng có TV màn hình cong, nhưng Sharp, sau những cuộc cạnh tranh quyết liệt và có vẻ yếu thế hơn so với các đối thủ tại thị trường Việt đã không đưa các TV màn hình cong về Việt Nam. Còn hãng sản xuất Nhật Bản Sony, năm ngoái cũng sản xuất mẫu TV màn hình cong thuộc series 9, ở thị trường Việt Nam là S9000B có mức giá gần 100 triệu đồng cho màn hình kích cỡ 65 inch. Đại diện của hãng này, trong một phát biểu đã cho biết hãng sản xuất TV màn hình cong bởi muốn cho người dùng có thêm những lựa chọn. Nhưng sang đến năm nay, Sony đã không sản xuất và đưa vào thị trường Việt Nam thêm một dòng TV có màn hình cong nào nữa mà chủ yếu tập trung vào các TV công nghệ 4K và Android TV.

Về phía LG và Samsung, hai nhà sản xuất “lăng-xê” công nghệ màn hình TV mạnh mẽ nhất, không hẹn mà cùng nhau giảm bớt số lượng các mẫu TV màn hình cong trong số các TV đã ra mắt trong năm nay. Đồng thời, đưa thêm nhiều mẫu màn hình cong về phía phân khúc có giá rẻ hơn để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Gần đây nhất, nhà sản xuất TCL cũng đưa vào thị trường dòng TV H8800 sử dụng công nghệ màn hình chấm lượng tử Quantom dot với thiết kế màn hình cong. Trong buổi ra mắt, mẫu TV mới của TCL trình diễn thực sự ấn tượng. Tuy nhiên, TCL cũng chỉ có duy nhất model này có thiết kế màn hình cong đang bán ở thị trường Việt Nam với mức giá hơn 30 triệu đồng.

Giá TV cong đã giảm đáng kể

Hình ảnh hiển thị sắc nét từ các mẫu TV màn hình cong. Ảnh: Thùy Linh

Sau 2 năm kể từ khi ra mắt, giá thành của các mẫu TV màn hình cong đã giảm đáng kể. Ý kiến từ một chuyên gia trong lĩnh vực này tại nước ngoài cho biết, việc giảm giá thành các mẫu TV này là điều tất yếu. Bởi sau khi các công nghệ mới ra mắt được một thời gian, chi phí sản xuất các linh kiện mới đã thu hồi đủ thì các nhà sản xuất sẽ giảm giá thành các sản phẩm để đưa công nghệ này đến gần hơn với người dùng.

Quy luật là thế, nhưng sau TV màn hình cong là công nghệ có “tốc độ” giảm nhanh nhất trong số các công nghệ được áp dụng ở TV, chỉ sau chưa đầy 2 năm kể từ lần đầu được giới thiệu. Liệu có phải, do thị trường người tiêu dùng cũng không mấy mặn mà, nên giá bán các mẫu TV đã “tụt dốc” nhanh chóng?

Hiện, trên thị trường Việt Nam có chưa đến 10 mẫu TV có thiết kế màn hình cong, kể cả những model cũ sản xuất từ năm ngoái.

Đầu năm nay, LG mang về thị trường trong nước 3 mẫu TV màn hình cong. 1 là chiếc TV có độ phân giải màn hình 5K đầu tiên UC9T với mức giá lên tới 2 tỷ đồng. Và 2 mẫu nữa đều thuộc series 8 là UG880T và UG870T vẫn độ phân giải 4K, sử dụng tấm nền IPS.

Về phía Samsung, hãng vẫn tiếp tục sản xuất nhiều mẫu TV màn hình cong. Trong đó, có nhiều mẫu TV cong kích cỡ nhỏ và mức giá bình dân hơn. Đáng kể là JU6600 giá 16,4 triệu đồng (cỡ 40 inch), giá 25 triệu đồng (cỡ 48inch) và 34 triệu đồng cho kích cỡ lớn 55 inch. Hay JS6300 cũng ở trong phân khúc giá tương tự. Tuy nhiên, tất cả các mẫu này (cả của LG và Samsung) đều đang được giảm giá khá mạnh ở nhiều siêu thị điện máy với mức giảm 15- 30% ở các siêu thị điện máy.

Còn đối với các mẫu cũ sản xuất từ năm 2014, mức giảm giá sâu hơn cho các đời TV sản xuất năm 2014 với mức giám từ 30- trên 40% cho các model này. Cụ thế, LG màn hình cong OLED EC930T 55 inch giá gốc 74 giảm xuống còn 49.8 triệu đồng; Samsung HU9000 78 inch có giá 200 triệu giảm xuống còn 154.5 triệu đồng; Samsung HU7200 giảm 44% từ 70 triệu xuống còn 39,5 triệu đồng cho kích cỡ 55 inch và 90 triệu xuống còn 52 triệu đồng cho kích cỡ 65 inch.

Người dùng hờ hững

Thiết kế đẹp, hiển thị tốt và mức giám giảm đáng kể cũng không khiến người dùng chịu “chi” tiền để mua TV màn hình cong. Ảnh: Samsung

Thiết kế màn hình cong, siêu mỏng và khả năng tái hiện hình ảnh tốt là điểm mà TV màn hình cong có thể hấp dẫn người dùng. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó. Trên một số diễn đàn, nhiều người cho rằng TV màn hình cong chỉ là “chiêu” để các nhà sản xuất thay đổi, dù không một ai phủ nhận các TV màn hình cong hiển thị hình ảnh sắc nét và cho cảm giác màn hình sâu hơn.

Chia sẻ với ICTnews, Anh Trường Giang (Thái Nguyên), một người vừa sở hữu một chiếc TV màn hình cong của LG cho biết, thiết kế của TV màn hình cong rất “bắt mắt” và phù hợp với không gian mới của anh. Cộng với các công nghệ hình ảnh, âm thanh được dùng để phụ trợ cho các TV màn hình cong (vốn thuộc phân phúc cao cấp), không thể phủ nhận, màn hình cong cho cảm giác “đã” hơn khi xem TV. Tuy nhiên, đó là khi sử dụng các nội dung có độ phân giải cao qua ổ lưu trữ riêng khi có thời gian. Còn nếu để sử dụng chiếc TV có mức giá gần 40 triệu đồng (kể cả giá đã giảm) để xem các dịch vụ truyền hình hiện có ở Việt Nam thì không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

Anh Giang cũng cho biết thêm, lựa chọn TV màn hình cong cũng có nhiều hạn chế vì loại TV này chỉ có thể đặt trên kệ. Với các gia đình có diện tích nhỏ cũng khó lựa chọn vì màn hình này yêu cầu khoảng cách rộng hơn. Thêm đó, khi xem, các thành viên gia đình anh cũng đều phải ngồi ở gần phía trung tâm của màn hình hơn để có thể thưởng thức được trọn vẹn những thước phim.

Cũng theo tiết lộ của đại diện từ một hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội, mặc dù vẫn bán được, nhưng lượng tiêu thụ các mẫu TV màn hình cong không cao so dù mức giá giảm khá sâu và đã có nhiều hình thức khuyến mại. Vị này cho biết, có thể, do các mẫu TV màn hình cong được tích hợp thêm cả các công nghệ khác như độ phân giải 4K, 3D, SmartTV nên thường là các mẫu nằm trong phân khúc cao hoặc có giá cao hơn các loại màn hình khác. Thêm đó, do trên thị trường có ít các mẫu TV màn hình cong nên người dùng cũng không có nhiều lựa chọn.

Theo ICTNews

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

x