Người dân Singapore có truyền thống ưa chuộng bằng cấp

18/08/15, 14:53 Cuộc sống

Suy nghĩ phải học cao mới thành công đã trở nên “thâm căn cố đế” trong tư duy của người Singapore.

Singapore cũng đau đầu với thói sính bằng cấp

Theo hệ thống mới của Singapore, những sinh viên tốt nghiệp trường nghề sẽ tiếp tục được đào tạo trong các công việc phù hợp, cùng lúc họ vẫn có thể tiếp tục học cao hơn – Ảnh: SP.

“Bạn sẽ không bao giờ có thể có cuộc sống tốt đẹp mà không có bằng cấp. Con gái tôi vẫn sẽ có thể xin được việc nếu cháu không đi học đại học. Nhưng nếu có bằng, lương sẽ cao hơn và đảm bảo cuộc sống tốt hơn”, Carmen Cook, 47 tuổi, một bà mẹ hiện đang làm nghề cắt tóc tại Singapore tâm sự.

Đối với Carmen Cook, điều tiếc nuối lớn nhất là đã không đi học đại học. Vì vậy, bà không cho phép con mình lặp lại sai lầm. Chấp nhận việc con xa mẹ, chấp nhận mức học phí hàng năm cao gấp ba lần tổng thu nhập mỗi năm, bà muốn con có tương lai tốt đẹp hơn mẹ.

Kêu gọi học nghề

Tuy nhiên, những bà mẹ có tư duy giống như Carmen lại đang khiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đau đầu.

Ông đang cố gắng thuyết phục người Singapore rằng, họ không cần phải học đại học mà sẽ vẫn có thể có được công việc tốt. Những năm gần đây, Singapore đã siết quy định đối với người nhập cư và phải đưa ra nhiều biện pháp để ứng phó với việc kinh tế suy giảm.

Trước đây, khi quy định nhập cư chưa được siết, lao động nhập cư thường đảm nhận công việc chân tay. Nay, khi nguồn cung lao động này giảm bớt, Singapore cần thêm người bản xứ để bù đắp vào các vị trí bị thiếu hụt, ví như công nhân ngành đóng tàu, công nhân nhà máy, trực khách sạn.

Trong một xã hội coi trọng bằng cấp và vị trí, nếu ai đó phải đi lao động chân tay, người đó thường bị coi như thất bại.

Từng tốt nghiệp loại ưu trường đại học Cambridge danh tiếng ở Anh, Lý Hiển Long đang phát động một chiến dịch kêu gọi thêm nhiều người trẻ tuổi tham gia các chương trình dậy nghề được thiết kế theo hệ thống của Đức. Khi theo học chương trình, sinh viên sẽ được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp và được tạo điều kiện theo học cao hơn trong khi đi làm.

Trước khi ông Lý đưa ra lời kêu gọi thanh niên đi học nghề, đã có rất nhiều lãnh đạo các nước châu Á khác làm như vậy.

Vài năm trước, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã tính chuyện đóng cửa một số trường đại học, bởi theo ông hoạt động tuyển sinh vào những trường này đã bị thực hiện một cách cẩu thả.

Theo GS. Pasi Sahlberg tại Đại học Harvard, các nước phát triển đang hình thành xu hướng khuyến khích người trẻ học nghề. Tuy vậy nhiều người vẫn coi đấy như một lựa chọn thứ yếu. Người châu Á coi trọng giáo dục đại học hơn người phương Tây, đối với họ, chỉ bằng cách học cao, người ta mới có thể giàu có và thành công.

Kết quả một cuộc khảo sát do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện và công bố năm 2010 cho thấy, đối với người trẻ Singapore độ tuổi từ 25 đến 29, cứ 10 người thì 6 người đã hoàn thành giáo dục bậc đại học, tỷ lệ này còn cao hơn cả Hàn Quốc.

Tháng 8 năm ngoái, một chương trình truyền hình đã được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Lý Hiển Long và hai nhân viên của Keppel, công ty sản xuất giàn khoan dầu trên biển lớn nhất thế giới. Họ đã thành công trên nhiều nấc thang của sự nghiệp mà không cần phải có bằng đại học.

Ông Lý nói: “Họ có thể không có bằng cấp, nhưng họ làm việc chăm chỉ và luôn cố gắng thay đổi bản thân. Vì vậy, miễn là bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ luôn có một tương lai tốt đẹp ở Singapore.

Straits Times, tờ báo nổi tiếng nhất ở Singapore, đã đăng rất nhiều bài viết về những người Singapore thành công trong sự nghiệp sau khi tạm ngừng học đại học. Một cuộc khảo sát do báo này tiến hành vào tháng 10 năm ngoái cho thấy, độc giả chia làm hai phe, tranh luận rất gay gắt về việc có hay không học đại học.

“Thâm căn cố đế”

Nhưng trên thực tế, chiến dịch của ông Lý có thể chỉ thành công nếu ông có thể thay đổi được cái nhìn cả từ phía doanh nghiệp.

Tại nhiều nền kinh tế phát triển, bằng cấp vẫn có vai trò quan trọng. Nghiên cứu của viện Brookings, Mỹ cho thấy thu nhập của một người Mỹ có bằng cử nhân thường gấp đôi người chỉ có bằng cấp ba.

Ở Singapore, lương khởi điểm trung bình cho sinh viên đại học tốt nghiệp chương trình kỹ thuật điện 4 năm là 3.135 Đô la Singapore, tương đương 2.370 USD, trong khi lương dành cho người tốt nghiệp trường cao đẳng kỹ thuật với chương trình tương tự là 1.750 Đô la Singapopre.

Như vậy, tức là người học trường nghề có mức lương chỉ bằng một nửa so với người học đại học ở nước này.

Hệ thống giáo dục hướng nghiệp của Đức cho phép những học sinh tốt nghiệp cấp 3 nộp hồ sơ đi làm ở công ty theo dạng vừa làm, vừa có thể học tiếp ở một trường hướng nghiệp do nhà nước trợ cấp tiền.

Singapore đang đặt mục tiêu học theo mô hình này, với tham vọng sẽ cung cấp được thêm nguồn lao động có kỹ năng mà xã hội cần. Theo hệ thống mới của Singapore, những sinh viên tốt nghiệp trường nghề sẽ tiếp tục được đào tạo trong các công việc phù hợp, cùng lúc họ vẫn có thể tiếp tục học cao hơn

Tuy nhiên, suy nghĩ phải học cao mới thành công đã trở nên “thâm căn cố đế” trong tư duy của người Singapore. Nó là hệ quả trực tiếp của nhiều thập kỷ mà chính phủ cũng như xã hội quốc đảo đã quá đề cao vai trò của học vấn.

Tất cả các thành viên nội các Singapore đều tối thiểu có bằng đại học, ngoài ra một số cơ quan cũng cấp cho sinh viên học bổng toàn phần để đi học tại các trường nổi tiếng ở nước ngoài.

Hiện Singapore vẫn trợ cấp phần lớn học phí cho công dân Singapore tại các trường đại học. Ví dụ sinh viên người Singapore sẽ chỉ phải chi trả khoảng 7.590 đôla Singapore để học ngành nghệ thuật và khoa học xã hội tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Kenneth Chen, một công dân Singapore 26 tuổi, thẳng thắn: “Chính phủ không nên bảo người dân rằng có nên học đại học hay không, bởi họ sẽ không thể mang đến cơ hội việc làm, lương bổng, phúc lợi tương đương người có bằng cấp đến với những người không bằng cấp. Và chắc chắn khả năng đó không xảy ra đâu”.

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x