‘Người chết sống lại’ giải oan cho người bị tử hình nhầm từ 7 năm trước

25/12/21, 12:32 Cuộc sống

Cơ quan điều tra xác định ông Teng Xingshan tội danh giết người, tuyên án tử hình. Ngày bị áp giải đến nơi thi hành án, trước khi chết, Teng Xingshan đã hét lên đầy đau đớn rằng: “Tôi thực sự không giết ai cả, tôi bị oan”. Mãi tới 7 năm sau sự thật mới phần nào được hé mở, người đã chết oan năm xưa lại được minh oan trong muộn màng.

Thi thể trên sông

Năm 1987, tại huyện Ma Dương, Hồ Nam (Trung Quốc) xảy ra một vụ án mạng vô cùng nghiêm trọng. Trong vụ án này, nạn nhân là một phụ nữ bị sát hại dã man, cảnh sát nhanh chóng tìm ra kẻ sát nhân và tuyên án tử hình vào cuối năm đó.

Vậy nhưng, điều kỳ lạ là vào 3 năm sau, nạn nhân chết trong vụ án năm xưa lại đột nhiên xuất hiện, vậy người đã bị tử hình không giết người thì ai mới là hung thủ thực sự? 

Theo cáo trạng, sáng sớm ngày 27/4/1987, khi đang tập thể dục buổi sáng thì một cụ ông ở huyện Ma Dương đã phát hiện bên bờ sông có một chiếc túi vô cùng khả nghi.

Sau khi mở túi ra xem, người này hốt hoảng vì bên trong túi có đựng chân người. Nhận được tin báo, cảnh sát nhanh chóng có mặt và tìm thấy 6 phần thi thể khác ở các đoạn sông khác nhau được xác định là của nữ giới.

Vụ việc này đã gây chấn động huyện Ma Dương yên bình. Cơ quan chức năng xác định đây là một vụ trọng án và yêu cầu thành lập đội đặc nhiệm để sớm tìm ra hung thủ.

Mục tiêu đầu tiên cảnh sát là phải xác định được danh tính của nạn nhân. Tuy nhiên, trên thi thể nạn nhân không có bất kỳ giấy tờ thông tin gì nên việc tìm kiếm không khác gì “mò kim đáy bể”. Cảnh sát điều tra xác định danh tính bằng cách tìm kiếm xem trong huyện có ai mất tích gần thời gian đó hay không.

Qua đó phát hiện một người phụ nữ tên Shi Xiaorong, quê ở Quý Châu, làm bồi bàn trong một khách sạn ở địa phương đột nhiên biến mất một cách kỳ lạ. Sau 3 tháng làm việc ở đây, người này bỗng nhiên biến mất, phía gia đình cũng không thể liên lạc được.

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát xác định được thi thể trên sông chính là của Shi Xiaorong. Không lâu sau, cảnh sát khoanh vùng và xác định một người đàn ông tên là Teng Xingshan chính là nghi phạm lớn nhất của vụ án.

Ngày 6/12/1987, Teng Xhingshan bị cảnh sát bắt giữ. Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, người này không thừa nhận đã giết nạn nhân. Tuy nhiên vài tháng sau, Teng đã thú nhận đã giết cô Shi Xiaorong.

Phạm nhân cùng phòng với Teng kể lại rằng, Teng từng kể việc bị thẩm vấn, tra tấn, đánh đập dã man. “Tôi không chịu được nữa, đành phải thừa nhận tôi đã giết người”, Teng nói.

Bản án ghi, cuối tháng 4/1987, bị cáo Teng Xingshan và nạn nhân Shi Xiaorong có mối quan hệ mập mờ với nhau, sau khi phát hiện mất tiền, Teng Xingshan đuổi nạn nhân đến Mã Lan Châu.

Tại đây, nạn nhân chống cự thì bị nghi phạm làm cho ngạt thở đến chết. Phát hiện Shi đã tử vong, Teng dùng dao và rìu chém thi thể nạn nhân thành nhiều mảnh rồi ném xuống sông.

Tòa tuyên án Teng Xingshan mức tử hình, nhưng vợ của bị cáo này vẫn cố gắng tìm luật sư giỏi để làm rõ trắng đen. Ban đầu, luật sư Teng Ye có mối quan hệ họ hàng với Teng Xingshan cũng không muốn nhận vụ việc nhưng trước lời khẩn cầu của vợ Teng, vị luật sư này quyết tâm tìm lại công bằng cho gia đình.

Qua quá trình tìm hiểu, vị luật sư nhận thấy nhiều nghi vấn chưa được rõ ràng. Đầu tiên là báo cáo khám nghiệm tử thi kết luận nạn nhân chết do bị đánh bằng lực mạnh và gãy xương gò má. Trong khi đó, điều tra viên lại kết luận nạn nhân chết do bị ngạt thở.

Tiếp tới là chi tiết bác sĩ pháp y so sánh hộp sọ của nạn nhân với ảnh của Shi Xiaorong rồi đưa ra nhận định đây là 2 người khác nhau.

Vị luật sư Teng Ye vẫn còn giữ lại những tài liệu về vụ án của Teng Xingshan. (Ảnh: 163)

Cơ quan pháp y xác định ở rìu của Teng Xingshan không có dính máu của nạn nhân như anh ta khai. Một chi tiết vô lý nữa là, điều tra viên ghi Teng Xingshan đuổi nạn nhân từ thôn Mã Lan đến thôn Mã Lan Châu để sát hại. Tuy nhiên, 2 địa điểm này bị ngăn cách một con sông, hôm xảy ra vụ việc, trời mưa rất lớn, muốn qua bờ bên kia phải dùng thuyền.

Cuối cùng là nhân chứng nhìn thấy thi thể của nạn nhân ở thượng nguồn. Trong khi đó, Teng Xingshan lại khai là anh ta ném thi thể của nạn nhân xuống sông, nếu vậy thì thi thể phải trôi về phía hạ lưu của con sông.

‘Người chết sống lại’

Từ các chi tiết trên, luật sư cho rằng Teng Xingshan đã bị án oan. Ngày 28/1/1989, Teng Xingshan bị áp giải đến nơi thi hành án tử hình. Trước khi chết, Teng Xingshan đã hét lên đầy đau đớn rằng: “Tôi thực sự không giết ai cả, tôi bị oan”, sau đó ra đi mãi mãi.

Câu chuyện tưởng như sẽ chìm vào quên lãng cho đến năm 1994, trong khi tới Qúy Châu bàn chuyện kinh doanh, chủ khách sạn nơi Xiaorong từng làm việc đã ghé qua nhà nạn nhân để thăm hỏi.

Tại đây, chị gái của nạn nhân là Shi Shuzen cho biết, Shi Xiaorong vẫn còn sống. Thực tế, Shi Xiaorong không bị sát hại, cô bị bắt cóc và bán tới tỉnh Sơn Đông. Tại đây, cô đã lập ra đình và có 2 người con.

Shi Xiaorong bày tỏ đau xót cho cái chết của ông Teng. (Ảnh: Sohu)

Shi Xiaorong cũng cho biết là mình không hề biết người đàn ông nào tên là Teng Xingshan và cũng không có mối quan hệ mập mờ với người này như bản án kết luận. Người phụ nữ này bày tỏ đau xót cho cái chết của Teng, không ngờ sự việc cô mất tích do bị bắt cóc lại làm một mạng người phải ra đi trong tủi nhục, oan khuất.

Không những vậy, 2 người con của Teng còn bị bắt nạt, chửi bới khi đến trường vì mang danh con của kẻ sát nhân.

Nỗi oan được rửa sạch 

Chủ khách sạn trên sau đó đã báo tin này cho gia đình Teng. Tuy nhiên sau khi thảo luận, vì sợ chính quyền nên vợ của Teng quyết định dừng việc giải oan cho Teng.

Phải mãi đến năm 2004, khi con gái Teng nói với mẹ rằng mình đã bị phân biệt đối xử, phải chịu đựng sự dè bỉu, kỳ thị khi về quê nhà thì mẹ cô mới tiết lộ sự thật cho cô. Cũng từ đây, con gái Teng đã nỗ lực minh oan cho cha mình. Với sự giúp đỡ của trung tâm trợ giúp pháp lý của thành phố Hoài Hóa, Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Hồ Nam cuối cùng cũng tiến hành xét xử lại vụ án.

Ngày 18/1/2006, Tòa án nhân dân tỉnh Hồ Nam ra phán quyết, tuyên trắng án cho Teng Xingshan và bồi thường 660.000 nhân dân tệ cho gia đình bị hại.

Kẻ xử lý chính của vụ án sau đó đã bị cảnh cáo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vậy nhưng, giờ đây mọi thứ đã quá muộn vì người đàn ông đã phải chết trong nỗi oan khó rửa sạch và để lại nỗi đau khôn nguôi cho cả gia đình nhỏ. Trong khi đó, hung thủ thật sự và danh tính thi thể năm xưa đến nay vẫn là bí ẩn, chưa có lời giải.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x