Ngũ tạng khoẻ hay yếu đều do cảm xúc của bạn quyết định
Theo Đông y, tức giận làm tổn thương gan, sắc dục làm tổn thương thận… Vì vậy, cảm xúc của con người cần phải ổn định, mừng vui quá hay đau buồn quá cũng đều không tốt cho sức khỏe thân thể, làm hại trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng.
Theo Đông y: Gan và túi mật có liên quan đến sự tức giận, tim có liên quan đến vui sướng quá mức, lá lách và dạ dày có liên quan đến lo lắng, phổi và ruột già có liên quan đến đau buồn, thận và bàng quang bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ.
1. Tức giận hại gan
Tức giận là một cảm xúc liên quan đến oán giận, thất vọng, khó chịu và giận dữ.
Y học Trung Quốc khẳng định rằng cảm xúc tức giận này được lưu trữ trong gan và túi mật, ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, gây đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao.
2. Vui quá hại tim
Niềm vui đến bất ngờ, quá mạnh mẽ sẽ không tốt cho tim, theo y học cổ truyền Trung Quốc. Một thực tế dễ thấy là khi có chuyện vui, cơ thể dễ bị kích động, mất ngủ, tim đập nhanh.
3. Lo quá hại phổi, dạ dày
Lo âu quá mức có thể ảnh hưởng đến phổi và ruột già. Lo lắng có thể khiến một người không thể sử dụng năng lượng, bị khó thở và viêm loét đại tràng.
4. Suy tư quá hại lá lách
Suy tư là trạng thái khi một người suy nghĩ quá mức và u sầu. Tình trạng này ảnh hưởng đến lá lách và có thể gây mệt mỏi, thờ ơ, không có khả năng tập trung.
5. Đau buồn hại phổi
Đau buồn đến mức khiến một người bật khóc tạo ra sự bất hòa trong phổi và ngăn chặn năng lượng lưu thông khắp cơ thể.
Đau buồn có thể ảnh hưởng đến ý chí sống, làm tổn thương phổi và gây bệnh đường hô hấp.
6. Sợ hãi hại thận
Sợ hãi là một cảm xúc có thể gây ra sự bất hòa trong thận và gây tiểu tiện không tự chủ. Nỗi sợ hãi nghiêm trọng có thể khiến một người mất kiểm soát thận và bàng quang một cách tự nhiên.
7. Hoảng hốt hại tim, thận
Sự sợ hãi đến mức bất ngờ, sốc sẽ ảnh hưởng đến tim trong thời gian ngắn và khi nó trở nên mãn tính có thể ảnh hưởng đến thận.
Tài liệu thống kê của Trung Quốc và nước ngoài từ nửa sau thế kỷ đến nay, tỷ lệ tử vong cao nhất lại không do các bệnh nhiễm khuẩn hoặc virút, mà là các bệnh có liên quan đến trạng thái tâm lý như bệnh tim, cao huyết áp, ung thư…
Vậy nên để ngũ tạng được khoẻ mạnh thì nên làm người mà có thể được thì cung không vui mừng quá mức, mất cũng không ưu phiền, vinh sủng hay chịu nhục cũng không kinh động, ra đi hay ở lại cũng không bận tâm. Người có thể xem chức vị đến rồi đi biến đổi thất thường tựa như mây tụ mây tan, thì mới có thể giữ được tâm vô vi thanh tịnh.
Như vậy mới có thể giữ tâm cảnh ôn hòa, thanh bạch tự nhiên. Người như vậy thì tự nhiên thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh, vận khí cũng tốt. Người không tranh quyền, đoạt lợi, tu tâm thanh tịnh thì sẽ không có người đối địch, cuộc sống cũng thanh đạm, không lo lắng, cát tường.
Hà My (t/h)
Bài viết trên chỉ mang mục đích tham khảo.