Nghiên cứu mới nhất cho thấy vắc-xin HPV phải chịu trách nhiệm cho sự gia tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung
Truyền thông, báo chí, và một số tuyên truyền khen ngợi và khuyến khích tiêm ngừa vắc xin có khả năng phòng chống bệnh tật, nhưng trên thực tế điều đó hoàn toàn ngược lại. Theo một nghiên cứu, vắc-xin HPV có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung hơn là ngăn ngừa nó ở một số phụ nữ.
Vào năm 2006, khi Mỹ giới thiệu vắc-xin papillomavirus ở người (HPV) thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã có sự giảm dần trong nhiều thập kỷ qua. Kết quả này phần lớn là do việc sàng lọc ung thư cổ tử cung được tiến hành thường xuyên và đã đem đến sự thành công trong việc phòng chống căn bệnh.
Điều tương tự này cũng đang được tiến hành ở châu Âu, bao gồm cả nước Scandinavia. Trong đó, Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ ung thư cổ tử cung thấp nhất.
Tuy nhiên, trong báo cáo năm 2017 của Trung tâm phòng chống ung thư cổ tử cung Thụy Điển lại cho thấy rằng: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đang có chiều hướng đảo ngược và leo thang trên hầu hết khu vực của nước này. Sự gia tăng này đặc biệt cao trong giai đoạn hai năm từ 2013-2015 (20%).
Đến thời điểm hiện tại cả trung tâm, các cơ quan y tế và giới truyền thông đều không đưa ra được bất kỳ là giải thích nào cho sự thay đổi này.
Một nhà nghiên cứu độc lập người Thụy Điển đã quyết định tiến hành xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng hơn.
Theo đó, vào ngày 30/4/2018, ông đã đưa ra một lời đề xuất được đăng tải trên Tạp chí Đạo Đức Y Học Ấn Độ. Ông nói rằng: Vắc xin HPV có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung hơn là ngăn ngừa nó ở một số phụ nữ.
Vì lo sợ việc sử dụng tên thật sẽ khiến mình gặp rất rối trước những người phản đối có thế lực, nhà nghiên cứu đã phải sử dụng bút danh. Tuy nhiên, ông lại không thông báo điều này với tạp chí.
Một tuần sau đó sự thiếu sót này đã được thổi phồng và các biên tập viên của tạp chí trở nên nổi tiếng. Họ đã bị sỉ nhục và bắt buộc phải đăng tải một lời công bố để điều chỉnh bài đăng đó.
Tuy nhiên các biên tập viên cũng đã thực hiện một hành động can đảm là giữ nguyên bài viết trên trang web của tạp chí. Lý do là vì các vấn đề được nêu ra rất quan trọng và việc thảo luận về các vấn đề đó sẽ mang đến lợi ích cho cộng đồng.
Phụ nữ trẻ và vắc-xin HPV
Bước làm đầu tiên trong việc đánh giá sự gia tăng đột ngột tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Thụy Điển đã được một nhà nghiên cứu vô danh thực hiện bằng cách tiến hành chiến lược phân tích dữ liệu quốc gia theo nhóm tuổi. Dữ liệu này được báo cáo vào năm 2017.
Khi này nhà nghiên cứu so sánh tỷ lệ ung thư tử cung ở phụ nữ trẻ (từ 20 đến 49 tuổi) so với tỷ lệ ung thư ở phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi), ông nhận thấy rằng tuổi tác tạo ra một sự khác biệt lớn.
Ông nói: “Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nổi bật ở phụ nữ từ 20 đến 49 tuổi, trong khi nó không hề có sự gia tăng rõ rệt nào được tìm thấy ở phụ nữ trên 50”.
Khi so sánh những thay đổi trong tỷ lệ ung thư cổ tử cung xâm lấn vào năm 2006 so với năm 2015, ông lại phát hiện thêm rằng sự gia tăng tỷ lệ phần lớn xảy ra ở những phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người có độ tuổi 20.
Lý do tại sao điều này lại xảy ra khi mà chúng ta biết rằng việc phát triển ung thư cổ tử cung do HPV “thường phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, sau khi một người bị nhiễm HPV”?
Thực tế cho thấy sự tiến triển nhanh chóng của căn bệnh chiếm khoảng 25% các trường hợp nhiễm HPV. Theo đó, không đến 3 năm sau khi các xét nghiệm âm tính được thực hiện, các trường hợp ung thư đã được chuẩn đoán. Điều này có nghĩa là sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có thể diễn tiến trong thời gian rất ngắn tại Thụy Điển. Và chúng ta có thể nhìn nhận lại những gì đã diễn ra như sau:
- Vào năm 2006, Thụy Điển phê chuẩn vắc-xin Gardasil.
- Năm 2010 có khoảng 4/5 (80%) trẻ em gái 12 tuổi được tiêm chủng và 3/5 các bé gái từ 13 – 18 tuổi (59%) tiêm chủng.
- Từ năm 2012-2013, hầu hết các cô gái trẻ đều được tiêm chủng.
- Đến năm 2015, những bé gái lớn tuổi nhất (từ 15 – 18 tuổi) đã đạt đến độ tuổi 20 và khi này họ được xếp vào nhóm những người có độ tuổi từ 20 đến 29. Đây cũng là lúc mà người ta nhận thấy sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đạt mức lớn nhất.
Có thể thấy được việc tiêm chủng vắc-xin Gardasil trong phân nhóm này đã tạo ra bước thay đổi lớn của tế bào tiền chất ung thư cao hơn so với giả dược.
Vắc-xin gia tăng tỷ lệ gây bệnh và kích hoạt lại virus
Nhà nghiên cứu Thụy Điển giải thích rằng, sẽ có 7 trong 10 trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến hai chủng HPV “mục tiêu” (HPV 16 và 18). Do đó ông khẳng định vắc-xin là vô dụng và thậm chí nó còn gây tổn hại cho những cá nhân đã tiếp xúc với vắc-xin trong quá trình tiêm chủng.
Ông cũng chỉ ra rằng Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận vấn đề này trong đánh giá lâm sàng về tính an toàn của Gardasil trong năm 2006.
Để giải thích cho các hiệu ứng ở phân nhóm phụ, nhà nghiên cứu đã đưa ra hiện tượng “kích hoạt lại” mầm bệnh do virus gây ra. Hay nói cách khác, loại vắc xin này đã tạo ra một loại virus tiềm ẩn. Nó mang đến những biểu hiện và triệu chứng tái kích hoạt mầm bệnh nghiêm trọng.
Giả thuyết về việc vắc xin HPV (mang 200 chủng virus papillomavirus ở người) có thể kích hoạt lại các chủng HPV gây ung thư ở những người phụ nữ trẻ nhiễm HPV trước đó là hoàn toàn có cơ sở. Nhà nghiên cứu Thụy Điển cho biết:
“Với tỷ lệ ung thư gia tăng ở phụ nữ trẻ, khả năng tái hoạt động của virus khi chủng ngừa, sự gia tăng thay đổi tế bào tiền định mức đối với phụ nữ đã tiếp xúc với các loại HPV gây ung thư và mối quan hệ thời gian từ khi bắt đầu chủng ngừa đến khi có sự gia tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Thụy Điển, có thể khẳng định tính đúng đắn của quan điểm cho rằng: Vắc xin HPV là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung xâm lấn, thay vì giúp cho những người phụ nữ bị nhiễm virus ngăn ngừa căn bệnh”.
Một số hồ sơ kinh khủng về vắc xin HPV
Vì lợi ích cá nhân hai loại vắc xin HPV (Gardasil của Marck và Cervosix GlaxoSmithKline) đã được tiếp thị một cách mạnh mẽ. Nhưng những lá thư gần được xuất bản trên Tạp chí Y học Anh (BMJ) đã đưa ra một con số minh họa rõ ràng cho bộ hồ sơ kinh khủng về vắc xin. Cụ thể là:
Tỷ lệ tác dụng phụ nghiêm trọng là 1/15 (7% và tỷ lệ tử vong trong số người chủng ngừa (14/10.000) vượt xa nguy cơ tử vong do ung thư cổ tử cung (23/10.0000) gây ra, theo thư BMJ, tháng năm 2018.
Các báo cáo về cơ sở dữ liệu phản ứng bất lợi trên toàn cầu của Tổ chức y tế thế giới ước tính rằng: Có khoảng 10% phản ứng thực tế trong tổng số 305.000 phản ứng bất lợi được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin. Nó bao gồm 445 ca tử vong (23 trường hợp tử vong đột ngột) và hơn 1.000 khối u ung thư (kể cả 168 trường hợp ung thư cổ tử cung) và nhiều phản ứng nghiêm trọng khác, Thư BMJ, tháng 12 năm 2017.
Theo đó một nhóm các nhà nghiên cứu Ấn Độ cũng lập luận rằng: “Một người khỏe mạnh ở độ tuổi 16 không có nguy cơ tử vong vì căn bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc khuyết tật nghiêm trọng do vắc xin ung thư cổ tử cung”.
Từ góc nhìn cá nhân họ phát biểu rằng: “Không có bất kỳ dữ liệu nào trong tài liệu đề nghị tiêm phòng cho thấy việc chủng ngừa có thể thay thế các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung.”
Thậm chí việc tiến hành các xét nghiệm sàng lọc còn giúp con người phát hiện ra nhiều căn bệnh ung thư hơn so với phương pháp tiêm phòng để ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, chi phí sàng lọc ung thư cổ tử cung sẽ thấp hơn so với chi phí chủng ngừa đơn lẻ hay tiêm phòng kết hợp với sàng lọc.
Cũng theo nhóm nghiên cứu: “Các báo cáo về những trường hợp và hàng loạt vụ án liên quan đến vắc xin sẽ không còn bị loại bỏ một cách đơn giản, hay bị xếp vào những trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên.
Thêm vào đó, những đóng góp của họ đối với việc tìm ra bằng chứng về tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin cũng không nên bị lấn át bởi những phát hiện của một cuộc nghiên cứu dịch tễ học”.
Điểm mấu chốt là quá trình phê chuẩn vắc xin không được phép hy sinh tính mạng của những người phụ nữ trẻ để đổi lấy lợi nhuận của ngành.
>>> Sự thật về quỹ từ thiện Bill Gates: Thử nghiệm vắc-xin trái phép trên 30.000 bé gái Ấn Độ
>>> Cứ 9 trẻ em tiêm vắc-xin DTaP sẽ có 1 trẻ chịu tác dụng phụ nghiêm trọng
Tú Văn, theo C-E