Cứ 9 trẻ em tiêm vắc-xin DTaP sẽ có 1 trẻ chịu tác dụng phụ nghiêm trọng

30/08/18, 08:35 Sức khỏe

Vắc-xin 3 trong 1 DTaP được khuyến khích tiêm chủng ở Mỹ, thậm chí tiêm chủng bắt buộc ở một số nước khác. Tuy nhiên, loại vắc-xin này không phải là không chút rủi ro và tác dụng phụ.

Vắc-xin DTaP. (Ảnh qua The Event Chronicle)

Cho đến năm 1990, loại vắc -xin được dùng cho trẻ em trong việc điều trị bạch hầu, uốn ván và ho gà là thuốc chủng ngừa DTP. Đây là loại vắc-xin kết hợp đầu tiên được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép.

Nhưng tương tự như các loại vắc-xin chứa các virus mang mầm bệnh, DTP có một nhược điểm lớn là độ an toàn đối với người dùng bị hạn chế. Đây là điều đã được công bố từ những năm 1930, sau các tổn thương thần kinh nghiêm trọng khi tiêm vắc xin DTP tại Hoa Kỳ và các nước khác.

Đến 1991, Viện y học báo cáo rằng: Các bằng chứng được đưa ra hoàn toàn “phù hợp với một mối quan hệ nhân quả có thể có giữa vắc xin DTP và bệnh não cấp tính”.

Ngay sau đó Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã khuyến cáo loại bỏ vắc-xin toàn tế bào (năm 1991) và quảng bá một phiên bản mới của DTP mang tên DTaP.

Từ năm 1997, việc chuyển đổi vắc-xin đã được tiến hành đồng loạt trong những năm sau đó. Loại vắc-xin này được tiến hành tiêm chủng cho các trẻ 2 – 4 – 6 tháng tuổi, từ 15 – 18 tháng tuổi và từ 4 – 6 tuổi.

Tuy nhiên, suốt hai thập kỷ sau khi chuyển đổi, DTaP đã bị phản đối do hiệu quả ngừa bệnh đạt mức thấp đáng xấu hổ.

Theo đó, một bài báo xuất bản vào năm 2018 gọi việc phòng ngừa ho gà là vấn đề chưa được giải quyết. Nó cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể tỷ lệ ho gà sau khi loại vắc-xin dạng tế bào được giới thiệu. Đồng thời, bài báo còn đề cập đến sự cần thiết của các loại thuốc tăng cường.

Một lời bình luận gần đây được nêu ra thẳng thắn nói rằng, “ho gà là căn bệnh vượt tầm kiểm soát ở tất cả các quốc gia” và cần phải có các loại vắc-xin ho gà mới cho hiệu quả cao hơn.

Trong một bài viết vào tháng 6/2018, các nhà nghiên cứu CDC về Nhi Khoa đặt ra câu hỏi rằng: Việc các cơ quan y tế thường xuyên ca ngợi vắc xin DTaP như là một lựa chọn an toàn hơn so với loại vắc-xin trước đó có phải là sự thật?

Dưới đây là một số những phát hiện thú vị của họ đã mang đến một cái nhìn khác hoàn toàn.

Kiểm tra hồ sơ theo dõi của DTaP

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu CDC đánh giá dữ liệu được ghi nhận trong hai thập kỷ qua (1991 – 2016) từ hệ thống giám sát thụ động do CDC và FDA quản lý gọi là Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ của Vắc xin (VAERS).

Khi này họ đã kiểm tra các trường hợp phản ứng bất lợi (AE) được báo cáo cho VAERS sau khi tiêm chủng một trong số 5 loại vắc-xin DTaP hiện đang được cấp phép. Trong đó có 2 loại vắc-xin thuần DTaP (được chấp thuận cho loạt liều đầy đủ 5 liều) và 3 loại vắc-xin kết hợp khác.

Công thức vắc-xin kết hợp được đề cập bao gồm DTaP cộng với vắc-xin viêm gan B (HBV), vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV) và vắc-xin ngừa cúm loại b Haemophilus.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã dùng một số phương pháp để xem xét rủi ro tiêm chủng như:

  1. Liệt kê tất cả các tác dụng phụ nghiêm trọng và không nghiêm trọng được báo cáo cho VAERS.
  2. Đánh giá lâm sàng tất cả các ca tử vong được báo cáo cho VAERS sau khi tiêm DTaP.
  3. Xem xét một tập hơn con (5%) của “báo cáo nghiêm trọng không gây tử vong”.
  4. Chạy chương trình tìm kiếm tự động về sốc phản vệ được báo báo sau tiêm chủng DTaP.
Từ năm 1997, DTaP được tiến hành tiêm chủng cho các trẻ 2 – 4 – 6 tháng tuổi, từ 15 – 18 tháng tuổi và từ 4 – 6 tuổi.(Ảnh minh họa)

 

Kết quả cho thấy vắc xin DTaP không an toàn

Việc phân tích các báo cáo của VAERS đã giúp nhóm nghiên cứu xác định được hàng chục nghìn AE (N= 50,157) sau khi tiêm vắc-xin DTaP.

Nhưng VAERS do chính quyền liên bang nạp chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số các AE. Điều đó đồng nghĩa rằng hơn 50.000 AE mà VAERS xác định chỉ là một lượng thương tổn nhỏ do vắc-xin DTaP gây ra so với thực tế. 

Kết quả này đã cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng do vắc-xin mà trẻ em ở Hoa Kỳ đã phải chịu đựng.

Thêm vào đó, trong khoảng 88% báo cáo của VAERS phân tích, trẻ em được tiêm cả vắc-xin DTaP và nhiều loại vắc-xin khác. Đặc biệt, trẻ sơ sinh tại Mỹ được tiêm vắc-xin trong 1 năm đầu đời nhiều nhất thế giới.

Cụ thể, khoảng 1/9 (11,2%) số AE được báo cáo thuộc diện nghiêm trọng, trong đó có 15% tử vong (844/5,627). Nó cho thấy từ năm 1991 – 2016 cứ 26 người tiêm vắc-xin sẽ có 1 người chết, tương ứng với 32 ca tử vong/năm.

Đáng chú ý, các nhà điều tra xem xét giấy chứng tử, báo cáo khám nghiệm tử thi, hồ sơ y tế và phát hiện rằng, 48,3% số ca tử vong là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), tình trạng xảy ra ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. 

Mặt khác, các AE nghiêm trọng nhưng không gây tử vong thuộc 10 – 35% trong tất cả các báo cáo của VAERS bao gồm các triệu chứng như sốt, nôn mửa, co giật, tiêu chảy, mệt mỏi, hạ huyết áp, viêm toàn thân (với sự kích thích tương tự như nhiễm trùng) và cả những cơn sốt động kinh không lành tính dẫn đến gia tăng tần suất co giật. Khi này loại phản ứng sốc phản vệ ít xảy ra thường xuyên, nhưng nó có sự diễn tiến nhanh chóng chỉ trong vòng 30 phút sau tiêm chủng.

Trở lại năm 2004, các nhà nghiên cứu khác của CDC đã nói về sự khó khăn trong việc xác định lại tầm quan trọng thực sự của các cơn sốt như là một phản ứng bất lợi sau tiêm chủng. Họ cũng “ghi nhận sự mập mờ về cách trình bày dữ liệu về sốt từ thử nghiệm an toàn dành cho vắc-xin, hoặc giám sát an toàn tiêm chủng”.

Nghiên cứu CDC đã bỏ qua những gì?

Sau khi loại trừ vắc-xin Quadracel, vắc- xin DTaP-IPV phối hợp (được cấp phép vào năm 2015), các nhà nghiên cứu CDC tiếp tục khiến nhiều người thắc mắc rằng: Tại sao các loại vắc-xin DTaP khác được cấp phép và đang sử dụng rộng rãi lại không được đề cập đến. Các loại vắc-xin này bao gồm:

  • Vắc-xin Tripedia (do công ty Connaught sản xuất sau vụ sáp nhập và trở thành công ty Aventis Pasteur. Về sau được gọi là Sanofi Pasteur) được phê duyệt là liều DTaP thứ 4 và thứ 5 vào năm 1992, 1996, 2000, 2001. Thời gian sau, Aventis Pasteur đã cải tổ vắc-xin Tripedia và FDA đã phê chuẩn việc sử dụng vắc-xin này cho cả 5 liều.
  • Acel-Imune được phòng thí nghiệm Lederle sản xuất (ngày nay không còn tồn tại). Nó được phê duyệt là liều DTaP thứ 4 và thứ 5 vào năm 1991. Và năm 1996 nó được tiêm cho cả 5 liều.
  • Vắc-xin Certiva DTaP được công ty North American Vaccine sản xuất và được công ty Baxter International mua lại vào năm 2000. Sản phẩm được cấp phép từ năm 1998 cho tất cả các liều dùng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng không đề cập đến tất cả 5 loại vắc-xin DTaP, những loại vắc-xin chứa chất bổ trợ gây nên động kinh như: Nhôm, formaldehyde, polysorbate 80. Nghiên cứu cũng loại trừ cả những đặc tính của nhôm và chất bảo quản chứa Thimerosal thủy ngân.

Thêm vào đó, các phản ứng bất lợi được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin Tripedia  cũng bị bỏ qua bao gồm: “xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, SIDS, sốc phản vệ, viêm mô tế bào, tự kỷ, co giật, bệnh não, hạ huyết áp, đau đầu, buồn ngủ và ngừng thở”.

Có thể thấy, bằng việc loại trừ các vắc xin DTaP toàn tế bào khác, nghiên cứu CDC đã đánh giá thấp tầm quan trọng của các phản ứng bất lợi liên quan đến DTaP.

Cân nhắc rủi ro

Các nhà nghiên cứu của CDC đã kết thúc việc đánh giá tính an toàn của DTaP bằng tuyên bố: “Không xác định được thêm bất kỳ vấn đề nào khác ảnh hưởng đến tính an toàn của vắc-xin”. Nó cũng đồng nghĩa với lời phủ nhận rằng các thương tổn do DTaP gây ra hầu như không tồn tại ở Hoa Kỳ (không có trường hợp được ghi nhận vào năm 2016). Điều này xảy ra tương tự với vắc-xin uốn ván.

Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là tỷ lệ ho gà vẫn tăng đều ở Mỹ từ năm 1980, dù độ phủ sóng của vắc-xin DTaP đã rộng khắp.

Thảo luận về vấn đề suy giảm miễn dịch, một nghiên cứu năm 2012 báo cáo rằng, “sau liều tiêm thứ 5 của DTaP, tỷ lệ mắc bệnh ho gà tăng trung bình 42% mỗi năm”.

Trở lại năm 1993, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên Tạp chí Y học New England rằng, họ đã quan sát thấy dịch bệnh ho gà ở Cincinnati “xảy ra chủ yếu ở những trẻ em đã tiêm chủng”.

Cuối cùng một số nhà khoa học đưa ra gợi ý: Việc tiêm chủng ho gà đã dẫn đến một sự “lựa chọn các chủng độc hại hơn và nó được truyền đi hiệu quả hơn so với các vật chủ trước đây”.

Cụ thể, các vắc-xin dạng tế bào chỉ chứa kháng nguyên B ho gà không có hiệu quả chống lại virus B.parapertussis – tác nhân gây bệnh ho gà nhiễm trùng.

Năm 2010, các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng vắc-xin dạng tế bào “can thiệp vào sự giải phóng tối ưu của B.parapertussis” và nó có thể “tạo ra những vật chủ dễ bị nhiễm B.parapertussis”.

Và cho dù chúng ta tập trung vào tính an toàn hay hiệu quả của vắc xin DTaP, thì rõ ràng những khẩu hiệu và thái độ của Pollyanna không giúp được gì trong việc đánh giá rủi ro, cũng như lợi ích của vắc-xin.

Do đó, quyết định tiêm chủng ngừa vẫn nằm ở bố mẹ chứ không phải là các nhà nghiên cứu CDC thiên vị, những người đang chống lại sự xem xét công bằng về những rủi ro của vắc-xin DTaP.

Nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu độc lập cũng khuyến cáo rằng, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc tiêm vắc-xin hay không, và tiêm loại nào, bởi vì đó không phải là thứ vô thưởng vô phạt không chút rủi ro.

Thực ra, không chỉ vắc-xin mà bất kỳ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào cũng đều có thể tiềm ẩn những nguy hại nếu bạn không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi dùng. Vấn đề có thể sẽ nghiêm trọng hơn nếu như các nhà đầu tư vào các hãng dược phẩm xem lợi nhuận là chỉ số hàng đầu khi đánh giá tăng trưởng.

>>> Rau họ cải: Điều trị ung thư hiệu quả hơn hóa trị, xạ trị

>>> FDA nói: “Ngũ cốc đóng hộp còn lành mạnh hơn bơ nhiệt đới”, có thật vậy không?

Tú Văn, theo CE

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x