Nghiên cứu cho thấy: Làm việc nhiều giờ khiến 745.000 người tử vong trong 1 năm

25/05/21, 15:03 Tri thức

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến hàng trăm nghìn người tử vong do làm việc nhiều giờ thời gian dài.

Nghiên cứu cho thấy 745.000 người tử vong trong 1 năm vì làm việc quá sức. (Ảnh qua Bianco Lavoro)

Trong một nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe và làm việc nhiều giờ, WHO ước tính trong năm 2016, đã có 745.000 người tử vong do đột quỵ và bệnh tim do làm việc ít nhất 55h/tuần.

Báo cáo cho thấy những người sống tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nghiên cứu cho thấy những người làm việc từ 55 giờ trở lên trong một tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong vì mắc bệnh tim cao hơn 17% so với những người làm việc từ 35 đến 40 giờ/tuần.

Nghiên cứu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực hiện cũng cho thấy gần 3/4 số người tử vong do làm việc trong nhiều giờ là nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên.

Thông thường, những cái chết này sẽ đến vào giai đoạn sau, đôi khi là vài thập kỷ sau, hơn là lúc người ta đang trong giai đoạn làm việc nhiều giờ.

‘Tôi không còn dành cả ngày trên Zoom nữa’

Gần đây, một bài đăng trên LinkedIn từ người dùng Jonathan Frostick, 45 tuổi, đã thu hút nhiều sự chú ý. Frostick là giám đốc dự án pháp lý cho tập đoàn tài chính HSBC. Ông chia sẻ bản thân đã thức tỉnh sau khi làm việc trong nhiều giờ liền.

Vào một chiều Chủ nhật nọ, Frostick vừa ngồi xuống ghế để chuẩn bị cho tuần làm việc sắp tới thì bỗng cảm thấy tức ngực, đau nhói cổ họng, quai hàm và cánh tay, và trở nên khó thở.

Ông kể: “Tôi vào phòng nằm xuống giường, rồi vợ tôi đã để ý và gọi 999”. Trong lúc hồi phục sau cơn đau tim, ông Frostick quyết định sắp xếp lại công việc của mình. Ông cho hay: “Tôi không còn dành cả ngày trên Zoom nữa”.

Bài đăng của ông đã gây chú ý tới hàng trăm độc giả. Nhiều người đã chia sẻ về quá khứ làm việc quá sức và những tác động đến sức khỏe mà việc này gây ra cho họ.

Ông Frostick không đổ lỗi cho sếp vì làm việc nhiều giờ, nhưng một người phản hồi cho biết: “Các công ty vẫn dồn nhân viên làm việc đến mức đường cùng mà không màng đến sự hạnh phúc trong đời sống cá nhân của họ”.

HSBC cho biết tất cả mọi người tại ngân hàng đều chúc ông Frostick nhanh chóng hồi phục hoàn toàn. “Chúng tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe, hạnh phúc cá nhân và sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống. Trong năm qua, chúng tôi đã nỗ lực gấp đôi để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc”.

“Việc phản hồi về chủ đề này cho thấy mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến tinh thần của mọi người, và chúng tôi sẽ khuyến khích mọi người đặt sức khỏe, cũng như hạnh phúc của họ lên ưu tiên hàng đầu”.

Tuy nghiên cứu của WHO không đề cập đến giai đoạn đại dịch, nhưng các quan chức của WHO cho biết sự tăng vọt về tình trạng làm việc từ xa và suy thoái kinh tế có thể gây gia tăng các nguy cơ liên quan đến làm việc nhiều giờ.

Frank Pega, quan chức kỹ thuật của WHO, cho biết: “Chúng tôi có một số bằng chứng cho thấy khi các quốc gia bắt đầu phong tỏa toàn quốc, số giờ làm việc đã tăng lên khoảng 10%”. 

Báo cáo cho biết làm việc nhiều giờ được ước tính là nguyên nhân gây ra 1/3 tổng số bệnh liên quan đến công việc. Đây được coi là gánh nặng lớn nhất về bệnh nghề nghiệp.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có hai nguyên nhân khiến tình trạng làm việc nhiều giờ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Thứ nhất là do phản ứng sinh lý trực tiếp với căng thẳng. Thứ hai là do thời gian làm việc dài hơn đồng nghĩa với việc người lao động có nhiều khả năng tiếp cận các hành vi có hại cho sức khỏe như sử dụng thuốc lá và rượu, ngủ và tập thể dục ít hơn, thêm vào đó là có một chế độ ăn uống không lành mạnh.

Andrew Falls, 32 tuổi, một kỹ sư dịch vụ tại thành phố Leeds. (Ảnh qua BBC)

Andrew Falls, 32 tuổi, một kỹ sư dịch vụ tại thành phố Leeds, nước Anh cho biết thời gian dài làm việc cho công ty cũ đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của anh. “Thông thường là 50 đến 55 giờ mỗi tuần. Tôi cũng hay vắng nhà trong nhiều tuần liền.”

Anh cho hay: “Có thể tóm gọn các vòng lặp tồi tệ là căng thẳng, trầm cảm, lo lắng. Tôi luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, kiệt quệ”. 5 năm sau, Falls đã rời bỏ công việc để học làm một kỹ sư phần mềm.

Theo WHO, số người làm việc nhiều giờ đã tăng lên từ trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, chiếm khoảng 9% tổng dân số toàn cầu.

Tại Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) nhận thấy những người làm việc tại nhà trong giai đoạn đại dịch trung bình phải làm thêm 6 tiếng không công mỗi tuần. Văn phòng cũng cho hay, những người không làm việc tại nhà trung bình sẽ làm thêm 3,6 tiếng mỗi tuần.

Thùy Linh (Theo BBC)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x