Nghiên cứu: Ánh sáng mặt trời giúp điều trị chứng mất ngủ và cải thiện tâm trạng
Một nghiên cứu mới đây do Đại học Monash dẫn đầu đã phát hiện ra rằng việc hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời mỗi ngày có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện tâm trạng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Affective Disorders bao gồm hơn 400.000 người tham gia từ chương trình ngân hàng sinh học của Vương quốc Anh. Họ phát hiện rằng việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một một trong những yếu tố dẫn đến tâm trạng kém, mất ngủ và trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hầu hết các thông điệp xung quanh sức khỏe và ánh sáng đều tập trung vào việc tránh ánh sáng vào ban đêm. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ánh sáng vào ban đêm có thể gây nhiễu đồng hồ sinh học của cơ thể. Nghiên cứu này giúp làm nổi bật tầm quan trọng của việc nhận đủ ánh sáng ban ngày để đảm bảo cơ thể có thể hoạt động tối ưu.
Nhịp điệu tuần hoàn
Nhịp điệu tuần hoàn là một quá trình tự nhiên của cơ thể, giúp điều chỉnh chu kỳ sinh học, hay chu kỳ ngủ – thức. Chu kỳ này lặp lại khoảng 24 giờ một lần và có thể giúp hướng dẫn cơ thể biết khi nào nên ngủ và khi nào nên thức. Chu kỳ này rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng đã mất khi thức và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Trong một bài báo trên trang web của Đại học Monash, đồng tác giả nghiên cứu Sean Cain cho biết, “Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát thấy rằng thời gian tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời nhiều hơn trong ngày có giảm nhiều triệu chứng trầm cảm hơn, ít sử dụng thuốc chống trầm cảm hơn, ngủ ngon hơn, và ít triệu chứng mất ngủ hơn.”
Việc giảm các triệu chứng này có thể được giải thích là do tác động của ánh sáng mặt trời đến nhịp điệu sinh học và tác động trực tiếp mà ánh sáng mặt trời tạo ra đối với tâm trạng và các hoạt động bên trong não bộ.
Mọi người có xu hướng dành hầu hết giờ thức trong điều kiện ánh sáng nhân tạo như đèn huỳnh quang, đèn led và tivi màn hình phẳng máy tính, điện thoại, các thiết bị kỹ thuật số….và tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh nhân tạo vào ban đêm. Bằng cách thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong thói quen hàng ngày (thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời, hạn chế ánh sáng xanh), có thể cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và mức năng lượng của họ.
Các nhà nghiên cứu kết luận, bằng cách lưu ý rằng việc tiếp xúc không đủ với ánh sáng ban ngày có thể là một yếu tố quan trọng gây nên giấc ngủ kém và rối loạn trầm cảm. Họ gợi ý những lời khuyên đơn giản cho mọi người; Khi mặt trời tắt, hãy lấy càng nhiều ánh sáng càng tốt, nhưng sau khi mặt trời lặn, hãy giữ cho môi trường xung quanh bạn được tối tự nhiên và tránh ánh sáng xanh.
Tuy rằng nguồn ánh sáng này phát ra chỉ bằng một phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời. Nhưng thời gian con người sử dụng các thiết bị phát ra nguồn sáng này ngày càng nhiều làm tăng thêm sự lo ngại về tác động lâu dài của ánh sáng xanh đến sức khỏe, trâm trạng và mắt.
Do đó, cần tránh tiếp xúc với các nguồn ánh sáng xanh và nên tắt đèn vào ban đêm, hạn chế thời gian sử dụng màn hình và tắt đèn trong phòng ngủ.
Nghiên cứu này giúp chỉ ra tầm quan trọng của ánh sáng ban ngày. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ trước tiên vào buổi sáng và dành thời gian ở ngoài trời, nhận đủ ánh sáng mặt trời vào ban ngày.
Bằng cách điều chỉnh nhịp sinh học, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày và buồn ngủ hơn vào ban đêm. Như nghiên cứu này cũng cho thấy, bạn có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các cơn mất ngủ.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)