Nghị viên Hội lập pháp Hồng Kông: “Rất bội phục các học viên Pháp Luân Công”
Ngày 8/12, để kỷ niệm “Ngày Nhân quyền Quốc tế” (ngày 10/12), các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã tổ chức “Cuộc biểu tình chống bức hại Pháp Luân Công vào Ngày Nhân quyền Quốc tế” vào lúc 10 giờ sáng tại Connaught Garden, Central.
Nghị viên Hội lập pháp Hồng Kông Hồ Chí Vĩ (Wu Chi-wai) đã đích thân đến ủng hộ Pháp Luân Công vào ngày hôm đó, ông nói: “Ngày Nhân quyền Quốc tế thực sự là một ngày rất quan trọng trong đối với tôi. Vì điều này đại diện cho toàn bộ cộng đồng quốc tế, vì nhân quyền và tự do, mọi người kết nối với toàn bộ những người biểu tình trên toàn thế giới, như một biểu tượng của sự phản kháng”.
Ông nhấn mạnh: “Bản thân tôi rất ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công trong quá khứ, từ năm 2000 đến nay, liên tiếp gặp phải khó khăn nhưng họ vẫn luôn kiên trì. Bởi vì sự kiên trì này, rất nhiều học viên đã phải trả giá bằng cả tự do và mạng sống của mình”.
Ông chia sẻ, nhân quyền về cơ bản là một thứ rất nhỏ bé, nhưng rất cơ bản, là quyền lợi mà mỗi người nên có trong cuộc sống. Nhưng thật đáng tiếc, rất nhiều quốc gia lại bức hại nhân dân trong nước mình, đặc biệt là các nước có chính quyền độc tài chuyên chế giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Cho nên tôi đặc biệt tới đây, hy vọng nói về những gì mà tôi quan sát được về vấn đề nhân quyền, đặc biệt là ở Hồng Kông, những việc đã xảy ra trong những tháng này. Chúng ta đã luôn tự hào về lãnh đạo của chính phủ Đặc khu, thấy họ [chính phủ] khoác lác từ bài nọ đến bài kia, bạn sẽ nghe thấy những điều mà họ tùy ý xuyên tạc”.
Ông nói: “Nhưng khi công dân của chúng ta sử dụng quyền tự do duy nhất để phản kháng, thì họ [dân chúng] phải chịu tổn thương, loại tổn thương này có thể khiến họ tàn phế suốt đời, thậm chí, có những vụ án còn có những nghi ngờ chưa được làm rõ, khiến cho họ mất đi tính mạng”.
Hồ Chí Vĩ nhấn mạnh, trong điều kiện này, “Tôi cảm thấy tất cả đều nguyện ý cố gắng vì người Hồng Kông, để xã hội của chúng ta có nhân quyền, tự do, dân chủ và pháp trị mà chúng ta trân trọng, sự kiên trì này, chỉ riêng sự kiên trì này, tôi muốn tỏ lòng kính trọng đối với họ!”; “Thế nên hôm nay tôi đặc biệt tới đây, mượn thời khắc này để cảm ơn sự kiên trì của những học viên Pháp Luân Công”.
Ông cảm ơn tất cả những người đã kiên trì trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Cuộc vận động vẫn đang tiếp tục, ông kêu gọi mỗi người phải kiên trì mới có thể thấy được hy vọng. “Tôi hy vọng mọi người đều cố gắng!”
Bên cạnh nơi các học viên Pháp Luân Công mít-tinh thì Hiệp hội chăm sóc thanh niên Hồng Kông phát ra âm thanh rất ồn ào, khiến cho toàn bộ cuộc biểu tình không thể nghe rõ. Hồ Chí Vĩ khiển trách, rõ ràng tại hiện trường của cuộc biểu tình Pháp Luân Công, có một âm thanh hoàn toàn khác, được đặt bên ngoài địa điểm tổ chức và được mở lớn hơn để cố gắng át đi âm thanh phía bên trong, tổ chức đó [Hiệp hội chăm sóc thanh niên Hồng Kông] đúng là đang làm tổn hại đến tính đặc thù của Hồng Kông.
Hồ Chí Vĩ cho rằng, quyền được lên tiếng về bản chất rất đơn giản, mỗi người đều có thể có ý kiến khác nhau, nhưng “chúng ta cần xây dựng dựa trên sự tôn trọng những ý kiến khác nhau, để cho ai cũng đều có thể lên tiếng”. Sau đó mọi người lại phân tích, chia sẻ, xem xem cách nhìn của bạn có thể thay đổi vì ý kiến của người khác không, chứ không phải là đi theo hướng độc đoán.
Cuối cùng ông cho rằng, đó chính xác là một thủ đoạn để chính quyền của chế độ chuyên chế dập tắt đi tiếng nói của người dân, và nó phải bị lên án! Khi làm như vậy, chắc chắn sẽ không thể giúp bảo vệ nhân quyền và tự do trong xã hội Hồng Kông.
Trước đó vào tháng 7, trong một buổi họp báo, Lương Quốc Hùng, cựu nghị viên lập pháp của Hồng Kông nói rằng, rất nhiều người Hồng Kông trong quá trình sửa đổi “Dự luật dẫn độ” mới nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ.
Ông Lương Quốc Hùng bày tỏ sự cảm ơn tới những người tập Pháp Luân Công Hồng Kông đã vạch trần bản chất và sự tà ác của ĐCSTQ suốt 20 năm qua với ý chí kiên cường. Ông tin rằng không chỉ Hồng Kông mà các khu vực và quốc gia khác trên toàn thế giới có lẽ cũng không có ý kiến khác rằng về phương diện vạch trần ĐCSTQ, Pháp Luân Công quả thực rất đáng được cảm tạ.
Ông Lương Quốc Hùng chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất cảm thán, 20 năm trước rất ít người ủng hộ hay đồng tình với Pháp Luân Công. Người Hồng Kông ngày nay tới khi xuất hiện dự luật dẫn độ cũng đã nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, ngày càng có nhiều người phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ, cảm thấy cần ủng hộ, và bản thân cũng tham dự. Tôi cảm thấy những kinh nghiệm sống động trong quá trình này của Pháp Luân Công cần kể lại cho mọi người”.
Minh Huy (Theo Epoch Times)