Nghị sĩ Quốc hội Canada kêu gọi Thủ tướng hỗ trợ việc khởi kiện Giang Trạch Dân
Gần 200.000 đơn khởi kiện hình sự đối với cựu Chủ tịch Trung Quốc là ông Giang Trạch Dân đã được đệ trình, theo đó cựu Bộ trưởng Môi trường Canada hy vọng Thủ tướng Justin Trudeau có thể hỗ trợ họ.
Peter Kent, hiện là nghị sỹ Quốc hội đảng đối lập và là chủ tịch Hội Ái Hữu Pháp Luân Công, hy vọng rằng Thủ tướng Trudeau có thể kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đảm bảo rằng các tòa án của Trung Quốc thực thi nhiệm vụ của mình, trong đó bao gồm việc điều tra các đơn khởi kiện hình sự đối với Giang Trạch Dân, người đứng đầu chính quyền ĐCS Trung Quốc trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2003.
“Tôi chỉ muốn nhắn nhủ với Thủ tướng Trudeau rằng ngoài việc bắt tay và cười xã giao, cũng có lý do cho những cuộc trao đổi hết sức thẳng thắn về các vấn đề khiến chúng ta quan tâm, như nhân quyền”, ông Kent nói trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Giang là đối thủ chính trị của ông Tập, và là người đứng đầu “một phe cánh” trong Đảng, hiện đang đối mặt với hoạt động thanh trừng có hệ thống thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Trong năm 1999, ông Giang Trạch Dân đã khởi xướng và chỉ huy chiến dịch “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công.
Ông Kent nói rằng với những người Canada gốc Hoa, chiếm gần 5% dân số Canada, theo đó sự lạm dụng ngược đãi và đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc cũng đã tác động đến mọi người nơi đây. Ông đưa ví dụ về anh Paul Li ở Toronto.
Bố của anh Paul Li là ông Lý Hiểu Ba, gần đây đã bị tuyên án 8 năm tù ở Trung Quốc vì đã chia sẻ tài liệu liên quan đến việc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
“Ông Ba đã bị giam giữ vài năm và cũng là nạn nhân. Trước đây, các nhà ngoại giao Canada đã thay ông tác động đến chính quyền”, ông Kent nói.
Tuy nhiên, ông Lý Hiểu Ba vẫn không được trắng án. Các nhà quan sát từ Lãnh sự quán Canada ở Trùng Khánh đã bị ngăn cản không cho vào phiên tòa xét xử đầu năm 2015. Ông Lý buộc phải nhận bản án 8 năm tù lần thứ hai vì phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công (của ĐCSTQ), bao gồm việc bắt giữ tùy tiện, bỏ tù, tra tấn và sát hại.
Đầu năm 2015, ông Tập Cận Bình đã chấp thuận các cải cách pháp lý, mở đường cho các công dân Trung Quốc có thể kiện Giang Trạch Dân, và ông Kent ghi nhận đây là một dấu hiệu của sự tiến bộ.
“Trên cơ sở rất kính trọng, chúng tôi khuyến khích họ tiếp tục các cải cách này”, ông nói.
Ông Kent đã thông báo về việc Thủ tướng Trudeau có thể sẽ gặp ông Tập Cận Bình ngay trong hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra 15/11/2015 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông cho biết những lời buộc tội trong các đơn kiện hình sự chống lại ông Giang Trạch Dân đều cần phải điều tra.
“Những lời buộc tội là rất nghiêm trọng: tra tấn, hãm hiếp, giết người, diệt chủng, thu hoạch và buôn bán nội tạng bất hợp pháp được nhà nước khuyến khích, cưỡng bức lao động và nhiều hơn nữa (Tính đến tháng 9/2015, khoảng 180.000 đơn kiện hình sự đã được nộp lên các tòa án Trung Quốc)”.
Ông Kent cũng lưu ý rằng ông Giang Trạch Dân là người chịu trách nhiệm chính cho việc đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công, cuộc đàn áp này vẫn đang được tiếp tục kể từ năm 1999.
Một chiến dịch tàn nhẫn, chết chóc và không cần tòa án phân xử, đã xảy ra và đã được chứng minh mạnh mẽ bằng tư liệu, trong một báo cáo năm 2006 của hai tác giả Kilgour và Matas và được cập nhật trong xuất bản phẩm năm 2009 “Thu hoạch đẫm máu – Giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng”.
Báo cáo này là công trình đồ sộ đề cập đến nhân quyền do luật sư David Matas và ông David Kilgour, nguyên Nghị sỹ quốc hội và cựu Quốc Vụ khanh của Canada, thực hiện. Đó là cuộc điều tra đầu tiên trước lời buộc tội rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã giết hại các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công trong các ca phẫu thuật ghép tạng.
Từ đó, nhà báo điều tra Ethan Gutmann đã lần theo dấu vết, phát hiện ra thực tế thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Tân Cương, theo nguồn phỏng vấn trong cuốn sách “Đại thảm sát” xuất bản năm 2014 của ông, người đã chứng kiến việc sử dụng nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ phản đối chính quyền ĐCSTQ trước khi có cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ngoài việc đảm bảo điều tra theo các đơn kiện Giang Trạch Dân, ông Kent cũng bay tỏ mong muốn Thủ tướng Trudeau yêu cầu ông Tập kết thúc chiến dịch bức hại các học viên Pháp Luân Công ngay lập tức.
Ông Kent lưu ý dưới thời chính phủ của cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper, vấn đề về nhân quyền thường xuyên được nhắc đến các quan chức Trung Quốc.
Ông Kent nói nhân quyền là một điều mà hầu hết các bộ trưởng đều đã nêu ra trong các chuyến thăm của họ đến Trung Quốc, bất kể chương trình nghị sự nào.
Theo vietdaikynguyen