Ngẫm về những đồng xu yểu mệnh của Việt Nam

29/06/15, 08:13 Kinh tế

Nhìn đồng xu có tuổi thọ 70 năm của Mỹ mà vẫn đang “sống”, đang lưu thông, lại ngẫm về những đồng xu “yểu mệnh” của Việt Nam mà thấy xót xa. Xu yểu mệnh vì chất lượng kém, đặc biệt là không còn giá trị, do lạm phát là căn bệnh kinh niên của tiền Việt Nam, có thời kỳ 1990 lạm phát tới 700%/năm.

xu viet
Hình ảnh những đồng xu nằm trong bộ sưu tập của người chơi xu cổ.

Gần đây nhất, tháng 12-2003, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức phát hành các loại tiền xu mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng. Công nghệ đúc và vật liệu đều nhập từ Úc. Nhưng những đồng xu chất lượng kém, một thời gian sử dụng đã thấy tiền xỉn màu, hoen gỉ nên và với nhiều lý do nữa nên tiền xu dần dần bị người dân từ chối khi thấy không tiện lợi. Đến năm 2011, NHNN thông báo ngừng phát hành tiền xu này.

Những đồng xu lúc đó gọi là xu, nhưng thực chất không phải xu – đúng ra phải gọi là tiền kim loại – vì đồng bé nhất cũng có mệnh giá là 200 đồng, đồng lớn nhất là 5.000 đồng.

Trước đó nữa Việt Nam cũng có những đồng xu. Ngay từ khi thành lập Ngân Hàng Quốc gia ở Hà Nội năm 1951, đã phát hành tiền với cơ cấu mệnh giá cũng giống các nước khác trên thế giới là: 1 xu, 2 xu, 5 xu, 1 hào (mười xu), 2 hào, 5 hào… Nghĩa là cũng có 1 xu bằng 1/100 của 1 đồng. Các thời kỳ này, những đồng xu được đúc từ Tiệp khắc, Đông Đức chuyển về nên chất lượng rất tốt.

Tuy nhiên lạm phát quá lớn, ngân hàng liên tục đổi tiền, mỗi lần đổi lại phá giá đồng tiền 10 lần, thậm chí có lần phá giá 1 nghìn lần, như năm 1959, đổi 1000 đồng 1951 lấy 1 đồng 1959.

Lạm phát thời kỳ 1990

Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992
GDP tăng (%) 2,33 3,78 5,1 8 0,1 6 8,6
Lạm phát(%) 774 323,1 394 34,7 67,4 67,6 17,6

GDP và tỉ lệ lạm phát giai đoạn 1986-1992 (Số liệu nguồn NHNN)

Nền kinh tế trước 1985 rất khó khăn, cách giải quyết lúc đó là đổi tiền, 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới, phá giá 10 lần, hạn chế số tiền được đổi, nên người dân có tiền nhiều hơn số được đổi thì sẽ mất hết. Mỗi lần đổi tiền là một lần xóa hết những gì đã tích lũy bằng tiền mặt của nhân dân và làm lại từ đầu, mọi người bình đẳng với số tiền được đổi ngang nhau để bước vào một thời kỳ mới. Để rồi đến khi lạm phát nhiều quá thì lại đổi tiền nữa, vì thế ở Việt Nam thỉnh thoảng lại có thông tin lan truyền sẽ đổi tiền, làm cho người dân rất lo lắng, không yên tâm đầu tư, phát triển kinh tế.

Sau khi đổi tiền 1985, vào đầu những năm 1986-1988, lạm phát vẫn ở mức 3 con số (năm 1986 là 774,7%; năm 1987 là 323,1%, năm 1988 là 394%), các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mất cân đối nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Nạn sốt giá, nhất là giá vàng vào quý I/1989 tăng gấp 3,2 lần so với đầu năm 1988 (5 triệu đồng/lạng đầu năm 1989 so với 1,6 triệu đồng/lạng năm 1988). Người nông dân, công nhân càng sản xuất càng lỗ, người gửi tiết kiệm từ những năm 1986, 1987, 1988 nếu rút ra vào các năm sau tương ứng thì cộng cả gốc và lãi cũng không có ý nghĩa gì đáng kể về “hiệu quả” tiết kiệm! Trong nhân dân vào những năm đó đã từng có câu châm ngôn: “Bán trâu tậu gà” – nghĩa là ai đó bán 1 con trâu đi để gửi tiết kiệm vào ngân hàng thì 1 năm sau rút ra cả gốc và lãi chỉ còn đủ để tậu 1 con gà!

50 đồng là tiền có mệnh giá lớn năm 1985, có giá trị rất lớn.
50 đồng là tiền có mệnh giá lớn năm 1985, có giá trị rất lớn.

Năm 1985, khi đổi tiền 10 đồng lấy 1 đồng tiền mới. Lúc đó, vì thiếu tiền lẻ nên tại Hà Nội, Sài Gòn nếu mang tờ 50 đồng đi chợ thì không ai có tiền để trả lại tiền thừa, bởi vì giá trị của nó quá lớn, mà lương cán bộ chỉ có 70 đồng.

Đến nay, sau 30 năm, giả sử tờ 50 đồng năm 1985 ngang giá về sức mua của tờ 500.000 đồng năm 2015, thì tiền Việt Nam đã mất giá 10.000 lần. Nếu chia bình quân thì mất giá 333 lần mỗi năm. Thật là một con số đáng sợ. Đây là lý do vì sao gần đây dự luận bức xúc nhiều về chuyện gửi tiền vào ngân hàng tương đương 1 căn hộ, sau 20 năm rút ra thì chỉ còn bằng 3 bát phở. Tất cả lý do là tại lạm phát.

Tham khảo về 1 quyết định đổi tiền (nguồn NHNN) Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 02-HĐBT/TĐ ngày 13/9/1985 về mức tiền mặt được đổi ngay khi phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hành cũ, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, nội dung như sau:1. Thu đổi ngay 4 loại tiền lớn: 100 đồng, 50 đồng, 30 đồng, 20 đồng. Các loại tiền từ 10 đồng trở xuống tạm thời lưu hành song song với tiền mới theo tỷ lệ 10 đồng bằng 1.2. Mức tiền mặt đổi ngay cho từng hộ:– Mỗi hộ gia đình được đổi ngay tối đa 2.000 đồng tiền mới.

– Mỗi hộ độc thân, mỗi người trong hộ tập thể (đơn vị bộ đội, công an, công nhân, viên chức, học sinh…) được đổi ngay tối đa 1.500 đồng tiền mới.

– Mỗi hộ kinh doanh công thương nghiệp có môn bài bậc cao (1 và 2) được đổi ngay tối đa 5.000 đồng tiền mới.

Đối với số tiền vượt mức đổi ngay thì nộp cho bàn đổi tiền, lấy giấy biên nhận. Ban chỉ đạo thu đổi tiền cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã sẽ xem xét giải quyết sau.

3. Khách vãng lai được đổi ngay tối đa 1.500 đồng tiền mới; số tiền còn lại nộp cho bàn đổi tiền nơi kê khai, lấy giấy biên nhận đưa về Ngân hàng nơi mình cư trú giải quyết.

4. Ngoại kiều cư trú tại Việt Nam hưởng quy chế như đối với người Việt Nam. Ngoại kiều không cư trú tại Việt Nam hoặc Việt kiều về nước được đổi ngay tất cả số tiền mặt căn cứ theo chứng từ lĩnh tiền tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

5. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đơn vị bộ đội, công an và các tổ chức khác nhận kinh phí cấp phát của ngân sách Nhà nước được đổi ngay số tiền mặt tối đã bằng mức tồn quỹ đã thoả thuận với Ngân hàng. Số tiền mặt vượt mức tồn quỹ thì thu hồi nhập vào tài khoản của Ngân sách đã cấp phát số tiền đó.

6. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các tổ chức khác được đổi ngay số tiền mặt tối đa bằng mức tiền quỹ đã thoả thuận với Ngân hàng. Số tiền mặt vượt mức tồn quỹ thì nhập vào tài khoản của mình tại Ngân hàng nơi đơn vị giao dịch và phải chịu phạt theo quy định về quản lý tiền mặt.

7. Tồn quỹ tiền mặt của các đoàn Ngoại giao, các tổ chức Quốc tế hưởng quy chế ngoại giao được đổi căn cứ vào chứng từ lĩnh tiền tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

8. Việc xử lý số tiền mặt trên mức đổi ngay quy định như sau:

a) Cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an, nhân dân lao động có số tiền mặt trên mức đổi ngay thì tiếp tục đổi tại Ngân hàng nơi mình cư trú trong thời hạn một tháng kể từ ngày thu đổi tiền. Nhà nước hoan nghênh và khuyến khích người có tiền chưa dùng đến gửi vào quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa.

b) Số tiền mặt trên mức đổi ngay của các hộ kinh doanh công thương nghiệp thì chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng để sử dụng vào việc kinh doanh, theo chế độ đăng ký vốn kinh doanh và quản lý tiền mặt của Ngân hàng.

c) Số tiền mặt do đầu cơ, buôn lậu, nhận tiền phân tán và do các nguồn thu nhập bất chính khác đều bị tịch thu nhập vào tài khoản của ngân sách tỉnh, thành phố, đặc khu.

9. Ban chỉ đạo thu đổi tiền quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm xét và giải quyết số tiền mặt trên mức đổi ngay theo đúng các quy định trên đây. Gặp những trường hợp phức tạp thì phải thỉnh thị, chờ quyết định của Ban thu đổi tiền tỉnh (thành phố, đặc khu) hoặc Trung ương.

Chính vì lý do lạm phát như vậy nên tiền đồng mất giá quá nhanh, từ đơn vị xu, bằng 1/100 của đồng đến đơn vị nghìn đồng như hiện nay thì chênh đến 5 con số không. Nghĩa là chỉ sau 30 năm, 1 xu 1985 gấp 100.000 giá trị hiện nay. Hay hiểu ngược lại, tờ tiền bé nhất hiện nay là 1.000 sẽ bằng 100.000 xu năm 1985. Đây chính là lý do vì sao xu Việt Nam bị chết yểu.

Người dân vẫn lo lạm phát

Lạm phát gần đây nhất là thời kỳ 2009 (đến 18%), thực tế lạm phát ở Việt Nam vẫn là căn bệnh rất dễ bùng phát. Vì vậy trong đầu năm 2015, sau hai lần phá giá đồng tiền 2%, cộng với tăng giá xăng, điện thì doanh nghiệp và người dân lại tiếp tục nơm nớp lo về việc giá cả lại leo thang, lo về lạm phát. Bởi vì nỗi ám ảnh về lạm phát luôn là nỗi lo thường trực trong tư tưởng người dân Việt, họ luôn cảm thấy bất an khi cầm đồng tiền Việt, vì sợ mất giá, nên họ phải tìm đến trú ẩn an toàn hơn ở vàng và bất động sản.

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x