Newton, Shakespeare, Da Vinci, đã trải qua dịch bệnh như thế nào?

27/08/20, 07:59 Tri thức

Newton, Shakespeare và Da Vinci đều đã từng trải qua những trận đại dịch, hơn nữa còn tận dụng rất tốt thời gian “cách ly xã hội” để chuyên tâm sáng tác, sau khi “xuất quan” đều đạt được thành tựu xuất sắc, mang lại lợi ích cho nhân loại.

Bức tranh “King Lear: Cordelia’s Farewell” của Edwin Austin Abbey vẽ năm 1898 (Ảnh qua Epoch Times)

Virus Vũ Hán đã thay đổi cuộc sống của hầu hết mọi người. Chúng ta được yêu cầu ở nhà, tự cách ly, mọi hoạt động xã hội bị tạm dừng, những người quen với nhịp sống hối hả, dường như rơi vào trạng thái không trọng lượng, lơ lửng trên không và mất mục tiêu.

Nhà tâm lý học Joan Rosenberg chỉ ra rằng, đây là một loại cảm giác hụt hẫng, và điều này cũng rất bình thường. Chúng ta thực sự đã đánh mất trạng thái bình thường trong cuộc sống con người, nhưng đây không hẳn là một điều xấu. Ngạn ngữ phương Tây nói: “Những đám mây đen thường được khảm viền bạc rực rỡ.” Tất cả chúng ta đều có thể luyện tập trong khốn cảnh để tìm lấy con đường sáng cho riêng mình. Đã có rất nhiều bệnh dịch lớn xảy ra trong lịch sử, khi đó mọi người đã đối mặt với nó như thế nào?

Nhìn về quá khứ để hiểu hơn ở hiện tại, chúng ta sẽ nhìn lại những trải nghiệm của nhà bác học Newton, nhà văn Shakespeare và danh họa Leonardo da Vinci theo các thời đại. Bắt đầu với Newton – người gần nhất với thời đại chúng ta.

Newton: “Những ngày đó là thời kỳ đỉnh cao của những phát minh của tôi”

Bức chân dung 46 tuổi của Newton do Godfrey Kneller vẽ năm 1689. (Ảnh qua Twitter)

Bệnh dịch hạch bùng phát ở Cambridge, Anh vào năm 1665, là dịch bệnh lan từ khu vực London tới. Học viện Trinity thuộc trường đại học Cambridge cũng phải đóng cửa. Tất cả nhân viên, sinh viên và cư dân đều di tản ra các khu vực ngoại ô và thực hiện “cách ly xã hội”. Chàng cử nhân trẻ Isaac Newton là một trong số đó, năm đó ông mới 22 tuổi. Ông trở về quê hương của mình – trang viên Woolsthorpe Manor để “bế quan”.

Woolsthorpe Manor thuộc về Lincolnshire, cách khoảng 60 dặm (khoảng 256km) về phía Bắc của thành phố mà trường đại học đang cư ngụ. Newton ở đây khoảng hai năm.

Quê hương của Newton-Trang viên Woolthorpe. (Ảnh qua Wikimedia)

Trong môi trường sạch sẽ và biệt lập này, Newton không phải tham gia các lớp học, không có các hoạt động xã hội, cũng như không có điện thoại di động hay Internet. Nhưng thật ra đầu óc ông không nhàn rỗi chút nào, ông có rất nhiều đề tài muốn suy xét và khám phá. 

Nghiên cứu chuyên sâu trong thời kỳ này đã thực sự có kết quả chói lọi. Trong toán học, ông đã phát triển nguyên mẫu của hình học giải tích và giải tích hiện đại; xây dựng các thí nghiệm để đo lực hấp dẫn, và đưa ra khái niệm về định luật vạn vật hấp dẫn. Ông còn làm cả thí nghiệm quang học trong phòng ngủ. Ông xỏ một lỗ nhỏ trên cửa chớp để ánh sáng trắng lọt vào, rồi dùng lăng kính để quan sát bảy màu sắc biến hóa trong quang phổ nhìn thấy được.

Khi nhớ lại khoảng thời gian này ông từng nói rằng, đây là “Những năm tháng kỳ diệu” (tiếng Latinh: Annus Mirobilis, tiếng Anh: Years of Wonders)

“Thời kỳ đó là thời kỳ đỉnh cao của những phát minh của tôi, trước nay tôi chưa từng quan tâm sâu sắc đến Toán học và Triết học như vậy.”

“Đại ôn dịch London” (The Great Plague), hoành hành từ năm 1665 đến năm 1666, một phần tư dân số Anh bị nhiễm bệnh và chết. Đây là trận dịch hạch chết người lớn nhất ở Anh sau Cái chết Đen vào thế kỷ 14.

Sau khi Newton trở lại Cambridge vào năm 1667, ông đã công bố một lượng lớn các bài luận văn, trở thành viện sĩ sáu tháng sau đó; hai năm sau ông trở thành giáo sư. Trong suốt cuộc đời của mình, ông tiếp tục nghiên cứu về các chủ đề như vật chất, thời gian, quang học và màu sắc…

Giai đoạn ẩn mình, Shakespeare hoàn thành ba vở bi kịch lớn

William Shakespeare đã trải qua rất nhiều trận dịch bệnh trong cuộc đời, thực tế người ta nói rằng bản thân ông là một người vừa sinh ra đã gặp phải dịch bệnh, nhưng may mắn sống sót. Trong trận đại dịch quét qua London, nhiều người thân của Shakespeare đã qua đời, bao gồm cả con trai của ông.

Để tránh dịch lây lan, các rạp chiếu phim thường đóng cửa đầu tiên. Nhà hát Globe ở London của Shakespeare đã đóng cửa vào các năm 1593, 1603 và 1606. Theo tài liệu ghi chép, thì có tới 60% thời gian là không thể biểu diễn. 

Đoàn kịch không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “tỏa ra tứ phía” và biểu diễn ở nhiều ngôi làng khác nhau. Các thành viên trong đoàn đều thầm cầu nguyện, hy vọng rằng ngôi làng mà họ đến thăm không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cũng có nhiều diễn viên đã tách ra làm riêng, hoặc đổi nghề.

Lúc này, Shakespeare tập trung vào việc sáng tác. Ba tác phẩm “King Lear”, “Macbeth” và “Antony and Cleopatra” theo suy đoán có lẽ đã được hoàn thành vào thời điểm này. Thời kỳ “quy ẩn” này cũng là thời kỳ sáng tác rực rỡ của ông.

Bệnh dịch hạch ở London lúc bấy giờ đang hoành hành khiến cả thành phố khiếp sợ. Không có cống thoát nước, rác thải được đổ thẳng ra sông Thames, bầu không khí thật nhơ nhớp bẩn thỉu. Những người bị nhiễm bệnh dịch hạch sẽ phát bệnh và chết trong vòng ba hoặc bốn ngày, sưng tấy lên mủ, mùi hôi thối bay lan ra khắp nơi.

Có lẽ chính không khí u buồn ấy đã khiến Shakespeare viết nên ba vở bi kịch nổi tiếng này.

Vở kịch “King Lear”

Khi vua Lear của nước Anh về già, ông chia giang sơn cho con gái lớn và con gái thứ hai – là những người khéo ăn khéo nói, giỏi a dua nịnh hót; còn công chúa thứ ba là Cordelia, lòng dạ lương thiện, nhưng không biết nói lời ngọt ngào, khiến vua cha cáu giận, vì vậy đã bị tước mất quyền thừa kế. 

Sau đó, hai cô con gái đầu đã trở mặt, không chịu thừa nhận, ngang ngược hống hách lăng nhục cha. Trong lúc đang hối hận, vua Lear điên điên loạn loạn, chạy vào rừng và hét lên trước cơn bão dữ dội, “Báo thù! Bệnh dịch! Cái chết! Mê hoặc!” rồi khóc thút thít.

Lúc này, chỉ có công chúa thứ ba xuất hiện, cư xử rất tử tế với ông, dần dần ông mới bình tâm lại. Nhưng sau đó, Cordelia bị giết trong cuộc tranh giành quyền lực của triều đình, và vua Lear cũng chết trong đau buồn. Kịch tính cao trào lên đến đỉnh điểm, khiến người xem vô cùng cảm động. Vở kịch được công nhận là một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của Shakespeare.

Bức Tranh “Cordelia in the Court of King Lear” được vẽ bởi Sir John Gilbert năm 1873. (Ảnh qua Epoch Times)

Vở kịch “Macbeth”

Macbeth, chỉ huy quân sự người Scotland rất ham mê quyền lực, dưới sự xúi giục của vợ ông, phu nhân Macbeth, đã đi ngược lại với lương tâm chiếm đoạt ngai vàng. Trước khi Macbeth định giết Duncan – vua của Scotland, ông đã rất do dự, ông nói rằng ông sợ “bệnh dịch quay trở lại với kẻ chủ mưu”, nhưng ông đã bị vợ chế nhạo và cuối cùng đã ra tay tàn độc.

Trong vở kịch, cặp vợ chồng Macbeth yêu thích quyền lực, một mặt thì lương tâm bất an, bị ma quỷ bức thân, cuối cùng họ rơi vào trạng thái hoảng loạn, và nội tâm bị ảnh hưởng sâu sắc. 

Mụ phù thủy đã tiên đoán rằng khi Khu rừng đen di chuyển, sẽ là ngày Macbeth bị diệt vong. Kết quả là quân khởi nghĩa quả thực đã yêu cầu binh sĩ buộc cành cây trong rừng trên đầu để làm vật che chắn, nhìn từ xa trông khu rừng như đang chuyển động, rất bí ẩn và có hiệu ứng siêu thực. Vì vậy trong những năm đầu, vở kịch này còn được dịch thành “Sự phục sinh của khu rừng”.

Vở kịch “Anthony và Cleopatra”

Anthony – đại tướng La Mã, bị cuốn hút bởi nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, vui đến quên lối về, cuối cùng quyết định từ bỏ đất nước và gia đình của mình, dẫn đến chinh chiến. Anthony khi xuất trận đầu óc quay cuồng, nên đã bị thất bại, rồi tự sát mà chết. 

Yêu cầu đầu hàng của Cleopatra đã bị từ chối và bà đã tự sát bằng cách hôn một con rắn độc, người ta nói rằng nhiều khả năng bà đã bị mưu sát bởi đại tướng La Mã Octavian. Chủ đề con người phải giày vò giữa vinh hoa hưởng lạc và chức trách quốc gia được khắc họa sâu sắc, rối rắm và phức tạp.

Những câu chuyện này diễn giải sâu sắc diễn biến tâm lý của những con người bị mắc kẹt trong bi kịch vì những điểm yếu trong tính cách của họ. Đồng thời cũng trình bày chi tiết chân lý thiện ác hữu báo, khiến mọi người tỉnh ngộ. Shakespeare không hổ danh một thiên tài, trong giai đoạn trì trệ này, ông đã bồi dưỡng tinh lực và cho ra đời một kiệt tác trong lịch sử văn học.

Da Vinci lập một kế hoạch đô thị cho Milan – nơi bị tàn phá bởi bệnh dịch

Câu chuyện tiếp theo đưa chúng ta đến Milan, Ý vào năm 1485. Vào thời điểm đó, họa sĩ / nhà điêu khắc / nhà phát minh nổi tiếng Leonardo da Vinci làm việc cho Đại công tước Ludovico Sforza ở Milan.

Thư viện Hoàng gia Turin, Ý, bức chân dung tự họa của Leonardo vào khoảng năm 1510. (Ảnh qua Twitter)

Milan lúc này đang bị tàn phá bởi bệnh dịch hạch xảy ra từ năm 1484 đến năm 1485, khiến tổng cộng 50.000 người chết, tức là một phần ba dân số Milan.

Da Vinci chứng kiến ​​tình cảnh bi đát, thê thảm của thành phố Milan chật hẹp, bẩn thỉu, đông đúc đang bị tàn phá bởi bệnh dịch, và bắt đầu nghĩ cách cải thiện cấu trúc quy hoạch đô thị để thành phố có thể phục hồi và phát triển bền vững hơn trong tương lai. Những ý tưởng của ông bao gồm sự tích hợp của các kênh và đường nước ngầm, sự phát triển theo chiều dọc của thành phố và sự phát triển của làn đường dành cho người đi bộ.

Vào thế kỷ 15, Da Vinci đã hình dung ra nhiều vấn đề mà các thành phố lớn phải đối mặt, từ những bản vẽ tay và chú thích bản thảo của ông có thể thấy rằng, quy hoạch bao gồm: giao thông, nước ngầm, sự tồn tại chung của các khu đô thị cũ và mới, phát triển dân số… Hơn nữa ông chú trọng nhiều hơn đến mỹ quan, sự sạch sẽ và hiệu quả. 

Mặc dù ý tưởng quá cấp tiến của ông (trong mắt thời đại đó) không được hiện thực hóa ngay lập tức, nhưng quy hoạch đô thị đương đại nhờ vậy mà có nhiều tài liệu để tham khảo. Việc xây dựng New Paris vào thế kỷ 19 có chung một ý tưởng với Da Vinci. Bậc thầy tài năng thời Phục hưng này một lần nữa chứng minh rằng những hiểu biết của ông đã dẫn dắt thế giới trong nhiều thế kỷ.

Trong tình hình khó khăn hạn chế hoạt động của đám đông, thời kỳ đơn độc ảm đạm và trì trệ, cũng là lúc để chúng ta tĩnh tâm và điều chỉnh tâm trạng. Bằng cách này, những hạn chế do dịch bệnh gây ra lại là thời cơ tốt để chúng ta tăng cường thực lực. Nhìn lại ba câu chuyện này, ba vĩ nhân đã tận dụng mọi thứ có được trong lúc khó khăn, phát huy tối đa sở trường mà ông trời ban cho, đợi khi đại dịch qua đi, cũng là lúc “bảo đao xuất vỏ”, hào quang muôn trượng.

Trong họa có phúc, xem ra thời kỳ “cách ly xã hội” do virus Vũ Hán gây ra cũng không quá khủng khiếp. Có lẽ đây là thời điểm tuyệt vời để bạn và tôi khám phá bản thân!

Chân Chân (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x