Mỹ: Chế tạo thành công vật liệu giúp sạc iPhone một lần sử dụng đến 90 ngày
Một số nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Đại học Cornell đã tạo ra 1 vật liệu đặc biệt có tên “Magnetoelectric multiferroic”. Vật liệu này cực kỳ tiềm năng với cả các nhà hoạt động bảo vệ môi trường lẫn hãng sản xuất thiết bị công nghệ.
Magnetoelectric multiferroic giúp các máy tính trong tương lai có thể hoạt động nhờ các xung điện nhỏ, nhanh chứ không cần dòng điện liên tục như các thiết bị sử dụng chất bán dẫn hiện tại. Nhờ vậy, để hoạt động, máy tính và smartphone của chúng ta sẽ chỉ cần lượng điện ít hơn 100 lần và có thể chạy rất lâu sau mỗi lần sạc.
Về cơ bản, Magnetoelectric multiferroic gắn các lớp nguyên tử riêng biệt vào nhau nhằm tạo ra một tấm cực từ tính mỏng manh có thể có thể chuyển từ âm sang dương bằng một xung điện cực nhỏ. Khả năng độc đáo này có thể được sử dụng để gửi và nhận các dòng mã 0 và 1 một cách cực kỳ hiệu quả.
Nói cách khác, máy tính, smartphone và các thiết bị tương tự có thể đọc và lưu dữ liệu với mức tiêu thụ điện năng cực nhỏ. Nhờ vậy, một lần sạc iPhone có thể cung cấp cho bạn 3 tháng sử dụng.
Theo một trong những nhà nghiên cứu chính của dự án này, vài năm nữa vật liệu đặc biệt này mới có thể được sử dụng trong một thiết bị cụ thể. Đây là một viễn cảnh vô cùng tương sáng nhất là trong bối cảnh năm 2030 thiết bị điện tử có thể chiếm một nửa mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu.
Theo Thrillist