Muốn thành bậc trí giả, hãy học câu “thượng thiện nhược thủy“ của Lão Tử

28/10/21, 07:00 Đọc & Suy ngẫm

Từ xưa đến nay, các bậc trí giả đều tựa như nước, nhu hòa khéo léo, có thể bao dung được vạn vật. Cũng như Lão Tử từng nói “Thượng thiện nhược thủy“ (Nước là thiện nhất) vậy.

Lão Tử giảng: “Nước là thiện nhất, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà không tranh giành“. (Ảnh: sohu)

Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu” (Nước là thiện nhất, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà không tranh giành).

Đặc tính của nước là tồn tại vì vạn vật, không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là hiểu biết, lại không khoe khoang bản thân. Bởi vì không tranh giành nên cũng không có oán hận âu lo.

Người thiện nhất tựa như nước. Nước không chỗ nào không chảy đến, nuôi dưỡng vạn vật nhưng lại hạ mình ở nơi thấp nhất, vì vậy nước gần với Đạo nhất. Người thiện nhất chọn nơi ở thấp nhất, tâm trí luôn trầm tĩnh mà lại thâm sâu khó dò như biển, đối xử chân thành với mọi người, vị tha và không vụ lợi, lời đã nói ra là sẽ thủ tín, công việc thì xử lý tinh giản, giỏi phát huy sở trường, hành động thì giỏi nắm bắt thời cơ, lại có thể quản lý tốt việc gia đình.

Người thiện nhất mọi hành động lời nói đều không tranh đua, cũng sẽ không oán trách người khác.

Nước đơn giản là thế nhưng lại ẩn chứa rất nhiều đặc tính đáng để ta học tập.

1. Bình tĩnh

Nước chính là nguồn gốc của vạn vật, nếu như luận công ban thưởng thì ca tụng vạn năm cũng không đủ, nếu như nó muốn khoe khoang chính mình, thì nói đến ngàn vạn năm sau cũng không hết. Với công tích vĩ đại như thế, nước thủy chung bảo trì tâm thái bình tĩnh. Không kiêu ngạo không nóng nảy, không những không chảy lên cao, ngược lại luôn tiến về nơi thấp nhất, ở đâu trũng thì tụ lại. Trong hoàn cảnh như thế mà vẫn giữ được tâm trí bình tĩnh, đích thật là hiếm có.

Nước luôn hạ mình ở nơi thấp, không cao ngạo không nóng này. (Ảnh: Pinterest)

2. Lực ngưng tụ

Khi nước ở các nơi tụ thành suối nhỏ hay sông lớn đều hòa thành một thể, vinh nhục cùng hưởng, sinh tử gắn bó, cùng chung chí hướng tiến lên không chùn bước. Khó trách Lý Bạch từng than thở: “Rút dao chém nước, nước càng chảy“. Trong rất nhiều công ty, có lẽ vì thiếu lực ngưng tụ như nước nên cuối cùng con tàu chở họ không thể vượt mọi sóng gió cập bến bờ bên kia.

3. Kiên cường

Ngày qua ngày, nước nhỏ từ trên đỉnh động xuống, tí tách, tí tách, cứ thế ngàn vạn lần đơn giản chỉ để đục ra lổ thủng trên tảng đá cứng cỏi kia. Sự kiên trì này xác thực lại khiến người ta không thể tưởng tượng.

Như sông Hoàng Hà quanh co chín khúc, qua bao nhiêu cách trở, bao nhiêu cám dỗ, dù cho quan ải trùng điệp, bách chuyển thiên hồi, ý chí hướng về biển cũng chưa từng lay chuyển dù chỉ một chút, dòng chảy mạnh mẽ hào hùng chưa từng ngừng lại một giây phút nào, cuối cùng đổ ra biển Đông. Đây chính là kết quả mà nước đặt mục tiêu, không kiêu ngạo không nóng vội, kiên trì đến cùng.

4. Bao dung

Biển chứa trăm sông, dung hòa thành một. Bất kể là xanh, đỏ, vàng, trắng thậm chí là đen, nước đều có thể bao dung. Nước còn có lực thẩm thấu, lực tương tác, thông suốt mà chảy khắp thiên hạ, dâng hiến mà không cầu hồi báo.

Nước nhu hòa khéo léo, có thể bao dung được vạn vật. (Ảnh:
qua BatTrang Family

5. Linh hoạt uyển chuyển

Nước ngày đêm chảy xiết, gặp núi cao biết chuyển mình chảy qua, gặp sa mạc biết hóa thành hơi nước bay qua. Mùa Hè là mưa, mùa Đông là tuyết, nóng hóa khí, lạnh thành băng, gặp tròn liền tròn, gặp vuông liền vuông. Thuận thế mà làm, dựa theo tình hình mà biến hóa.

6. Công bằng

Bất kể là chén vàng, đồ gỗ hay gốm sứ, nước đều đối xử như nhau, không thiên vị bên nào. Nếu như cái chén kia được làm gian dối, dễ bị nứt mẻ, nước liền cuồn cuộn chảy ra, phẫn nộ trước việc bất bình, lớn tiếng kháng nghị. Khó trách người xưa có câu: “Nhân nhược dĩ thủy vi xích, tiện khả tài xuất trường đoản cao đê“. Ý rằng “Con người nếu dùng nước làm thước đo, liền có thể biết rõ đúng sai tốt xấu”.

7. Trong suốt

Có người nói, nước cũng có lúc bốc mùi hôi thối, đục ngầu, tại sao lại nói nó trong suốt? Kỳ thực thứ chúng ta nhìn thấy cũng không phải là nước, mà là dung môi trong nước. Trên thực tế nguyên hình của nước là trong suốt, không màu không mùi, quang minh lỗi lạc. Tùy tiện quan sát ở góc độ nào cũng trong sáng long lanh như nhau. Đây chính là người không làm chuyện trái với lương tâm, nửa đêm không sợ ma quỷ gõ cửa. Nếu chúng ta thông thấu sáng suốt như nước chẳng phải sẽ rất tự do thích ý hay sao.

Lòng người cũng tựa như nước. Sở dĩ năng lực, thiện ác, dục vọng… của mỗi người không giống nhau là bởi vì có cảnh giới khác nhau mà thôi.

Những điều này chỉ là một số điểm ưu tú của nước, cái thượng thiện của nước vẫn là:

Nước lợi vạn vật mà lại không tranh giành!

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

x