Mức phạt xe không chính chủ lên đến 8 triệu đồng từ năm 2020

07/01/20, 13:45 Việt Nam

Theo nghị định 100/2019 ban hành ngày 30/12/2019 thì mức xử phạt đối với lỗi không làm thủ tục sang tên ô tô, xe máy khi mua bán, tặng cho… có thể lên tới 8 triệu đồng kể từ năm 2020, tăng gấp 2 lần so với quy định trước đây.

Mức phạt lỗi xe không chính chủ tăng gấp đôi từ năm 2020.
Mức phạt lỗi xe không chính chủ tăng gấp đôi từ năm 2020. (Ảnh qua vnexpress)

Cụ thể, nghị định số 100/2019 nêu rõ mức xử phạt đối với chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế như sau:

Phạt từ 2 – 8 triệu đồng đối với các loại ô tô

– Trường hợp chủ xe là cá nhân: Phạt từ 02 – 04 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng).

– Trường hợp chủ xe là tổ chức: Phạt từ 04 – 08 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng).

Mức xử phạt theo quy định mới tăng gấp đôi so với quy định trước đây.

Phạt từ 400.000 đồng  – 1,2 triệu đồng đối với xe máy

Đối với chủ xe là cá nhân: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây mức phạt là 100 – 200.000 đồng)

Đối với chủ xe là tổ chức: Phạt từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (trước đây mức phạt từ 200.000 – 400.000 đồng).

Nghị định mới cũng nhấn mạnh, các phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tải sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vi phạm nêu trên đều bị phạt. Theo khoản 10 Điều 80 Nghị định này, xe không chính chủ chỉ bị phạt khi xác minh:

– Trong quá trình đăng ký xe;

– Trong quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện gồm:

  • Bản khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú; 
  • Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe; 
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng;
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì hồ sơ đăng ký sang tên gồm: 

  • Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú; 
  • Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe; 
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe. 

Trường hợp người sử dụng xe bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Phí sang tên đổi chủ xe máy bao gồm phí trước bạ và phí sang tên đổi chủ. Phí sang tên khoảng 50 nghìn đồng, còn phí trước bạ được tính theo giá trị xe tại thời điểm đang sử dụng và đời xe. 

Với xe đã qua sử dụng, mức phí trước bạ được tính là 1%. Ví dụ xe giá trị 15 triệu đồng thì phí trước bạ là 150 nghìn đồng. Vậy tổng chi phí sang tên đổi chủ sẽ là 150+50 = 200 ngàn đồng.

Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x