Một Donald Trump “lộ liễu” và một Barack Obama “thầm lặng” trong cuộc chiến với truyền thông
Cuộc chiến ầm ĩ giữa Tổng thống Donald Trump và truyền thông dòng chính, cùng phản ứng kịch liệt của các học giả trước thái độ khinh thị báo giới của ông Trump, dường như đã khiến người ta quên rằng ông Barack Obama cũng đã có những cuộc đối đầu riêng, dẫu ít công khai nhưng lại nguy hiểm hơn.
Tuần trước, tờ Associated Press đưa tin, chính quyền Obama trong những năm cuối đã chi 36,2 triệu USD chi phí luật pháp để bảo vệ quyết định từ chối công bố hồ sơ theo yêu cầu của Đạo luật tự do Thông tin (FOIA). Là lần thứ hai trong năm đưa ra quyết định từ chối, chính quyền Obama đã phá vỡ kỷ lục về số lần trả lời báo giới và người dân rằng không tìm thấy các hồ sơ theo yêu cầu dù đã tìm kiếm nhiều lần.
Theo một khảo sát của Transactional Records Access Clearinghouse tại Đại học Syracuse, số vụ khởi kiện liên quan đến FOIA mà New York Times, Trung tâm Liêm chính Công (Center for Public Integrity – CPI), AP và nhiều cơ quan khác thực hiện, đã tăng lên trong vòng 4 năm qua.
Trong năm đầu tiên, ông Obama đã tích cực tuyên chiến với Fox News và các hãng thông tấn bảo thủ. Anita Dunn, Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng, năm 2009 tuyến bố rằng Nhà Trắng sẽ “xử lý [Fox News] theo cách hành xử với đối thủ”.
Tương tự, cách đây vài tháng, cố vấn của ông Trump là Steve Bannon đã cho đăng một bài viết trên New York Times, nói rằng các hãng truyền thông dòng chính là “đảng đối lập”, và họ “nên xấu hổ, im miệng và chịu lắng nghe một chút”. CNN và các hãng tin khác đáp trả lại bằng sự phẫn nộ.
Không giống như ông Trump, cựu Tổng thống Obama không đẩy vấn đề đi quá xa trong việc cố loại trừ cánh phóng viên tại những cuộc họp báo. Tháng trước, CNN, Politico, Times LA, BuzzFeed, New York Times đã bị Thư ký Báo chí Sean Spicer chặn lại, không cho phép tham gia buổi họp báo tại Nhà Trắng.
Trước đó, chính quyền Obama đã nỗ lực ngăn Fox tham gia vào những sự kiện của ngành hành pháp, kéo theo sự phản đối của các kênh thông tấn khác bao gồm cả New York Times và CNN. Nỗ lực này cuối cùng đã thất bại vì sự đối đầu của các hãng tin với chính quyền.
Một ngày sau khi ông Obama nhậm chức, ngày 21/1/2009, ông tuyên bố chính quyền của ông sẽ trở thành “chính quyền minh bạch nhất trong lịch sử”, kết quả là vẫn tiếp tục phá kỷ lục từ chối yêu cầu của FOIA, Associated Press đưa tin.
Các chuyên gia và những người không chỉ thuộc giới truyền thông bảo thủ đều đồng ý rằng ông Obama đã thất bại trong việc tiến tới mục tiêu cao cả là trở thành vị tổng thống minh bạch nhất trong lịch sử
“Đây là chính quyền thích kiểm soát và khép kín nhất mà tôi từng tiếp cận”, phóng viên an ninh quốc gia của tờ New York Times phát biểu trong một bài viết năm 2013 gửi Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CJP), một cơ quan giám sát báo chí.
Cựu Tổng Biên tập tờ Washington Post là Leonard Downie Jr. cũng đã gửi đến CPJ một bản báo cáo đặc biệt, nói rằng “cuộc chiến của chính quyền này trong việc chống rò rỉ tin tức và nỗ lực kiểm soát thông tin là cườn liệt nhất mà tôi được chứng kiến kể từ thời chính phủ Nixon”.
Ông lưu ý rằng, số người làm lộ tin bị chính quyền Obama truy tố theo Đạo luật Tình báo năm 1917, cao hơn tổng số vào thời các tổng thống khác gộp lại.
Đạo luật Tình báo năm 1917 đã được ký bởi cựu Tổng thống Woodrow Wilson, cũng chính là người đã phê duyệt Đạo luật Kích động khởi loạn năm 1918, vốn là đạo luật rất hiệu quả trong việc cấm đoán việc chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ. Đạo luật này tồn tại được 2 năm trước khi bị bãi bỏ.
Sự khác biệt giữa 8 năm nhiệm kì của Obama và thời điều hành của Trump sẽ được nói rõ ràng hơn:
Ông Trump công khai chỉ trích báo chí, và dường như đó là một phần trong chiến dịch hay cuộc tấn công trên diện rộng nhằm củng cố nền tảng cử tri, những người xem thường và mất lòng tin đối với các phương tiện truyền thông.
Trong khi đó, “cuộc chiến” của ông Obama được tiến hành một cách thầm lặng: Hồi cuối năm 2016, chính quyền Obama cũng đã cho công bố các hồ sơ đã kiểm duyệt hoặc từ chối 77 % những yêu cầu của FOIA, theo AP. Năm trước đó, con số này cũng tương đương.
Theo AP, Gary Pruitt, Tổng Giám đốc Bộ phận Tư pháp của Bộ chính trị Obama cho biết, hàng ngàn bản thu âm điện thoại của phóng viên AP đã bị chính quyền thu giữ. Pruitt nhận định rằng, ông Obama đã hành động như “thẩm phán, bồi thẩm đoàn và đao phủ” để thu giữ các bản ghi này.
Trong vòng 7 năm, ông Obama cũng cho người theo dõi nhà báo James Risen của New York Times để ép anh này tiết lộ nguồn tin có được. Chính quyền cũng theo dõi thư điện tử của James Rosen thuộc Fox, cáo buộc ông là “đồng mưu” để có được mật lệnh theo dõi.
Ông Trump sử dụng Twitter để lan rộng những lời cáo buộc và bình luận có phần “cường điệu” về các vấn đề quốc gia, người nổi tiếng và cách truyền thông hành xử với ông. Ông Trump và đại diện phát ngôn đã nói rằng thông qua việc sử dụng Twitter, ông ấy đã loại bỏ được trung gian là giới truyền thông chủ lưu, theo đó có thể chuyển trực tiếp thông điệp của mình đến người dân.
Trong một phong cách đăng tweet thường thấy, ông tuyên bố “những người cung cấp thông tin giả mạo” là “kẻ thù của người Mỹ”. Đáp trả, các nhà báo ví ông như những nhà độc tài Joseph Stalin và Mao Trạch Đông.
Về phần mình, đầu năm 2017, ông Obama nói với người dẫn chương trình của NBC News là Lester Holt rằng các nhà lãnh đạo thuộc đảng Cộng hòa cùng với “những người như Rush Limbaugh, một số nhà bình luận trên Fox News” đã tạo ra một “nhà kính chứa những cuộc cãi vã không hồi kết – mang nặng tư duy đảng phái – mà tôi nghĩ là rất có hại cho đất nước”. Không trực tiếp như ông Trump, nhưng thông điệp cơ bản của họ tương đối giống nhau.
Theo CPJ, ông Obama khéo léo sử dụng phương thức tường thuật của báo chí trên các trang mạng xã hội trước khi ông bước vào Nhà Trắng. “Thay vì tương tác với các nhà báo, chính quyền mới tập trung vào việc phổ biến các trang tin và mạng xã hội riêng với những nội dung – có vẻ minh bạch nhưng thực chất là đang kiểm soát thông tin”.
Do đó, tại các sự kiện của Nhà Trắng, phóng viên trở thành nhóm người bị cấm cửa, trong khi chỉ có những người chịu trách nhiệm đăng tải hình ảnh của chính quyền lên Instagram mới được tham gia. Theo đó, ông Obama đã được trao “giải thưởng minh bạch” khi giới nhà báo vắng mặt.
Một số kênh truyền thông chủ lưu đã phớt lờ sự lạnh nhạt của chính quyền Obama với tự do báo chí, mặc cho những người như Downie, Risen, Rosen đã lên tiếng. Và như vậy, thời kì trị vì của Tổng thống Obama vẫn được mô tả như một thời hoàng kim đáng nhớ.
Trong khi đó, trước những ngôn từ công kích lộ liễu của ông Trump, nhiều nhà báo chẳng ngần ngại ra mặt chống đối, dẫu rằng trước đó vào thời Obama, nhiều người trong số họ đã chọn cách im lặng.
Theo Epoch Times