Mối lo an ninh trước Trung Quốc: Thế giới cảnh giác cao độ, Việt Nam thế nào?

25/01/18, 15:30 Công nghệ

Thế giới từ lâu đã lo ngại về an ninh quốc gia trước các công ty công nghệ – viễn thông Trung Quốc khi nước này nổi tiếng với các phần mềm gián điệp. Những cường quốc thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Ấn Độ… cũng phải e dè cảnh giác, thậm chí cấm vận những công ty này. Vậy Việt Nam có phản ứng thế nào?

Các thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc thường bị phát hiện có phần mềm gián điệp. (Ảnh: Pinterest)

Hồi tuần trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang cho thấy quyết tâm phá bỏ thế song mã hiện nay trong ngành viễn thông nước này, vốn đang do hai đại gia PLDT Inc and Globe Telecom nắm giữ, khi cho rằng đã tới lúc phải có nhân tố thứ ba xuất hiện.

Và Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội mở rộng ảnh hưởng tại Philippines. Hãng tin Reuters ngày 17/1 dẫn lời các quan chức Philippines cho hay, Bắc Kinh đã chọn mặt gửi vàng vào China Telecom. Dự kiến trong vòng quý 1 năm nay Philippines sẽ công bố tên nhà cung cấp viễn thông thứ ba tại quốc gia này.

Động thái này của Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh của ông Duterte trong khi nhiều nghị sĩ Philippines không đồng tình với Tổng thống. “Viễn thông và kết nối là điều cực kỳ quan trọng với quốc gia, cần phải xem xét kỹ lưỡng khi ký hợp đồng với Trung Quốc“, nhóm nghị sĩ đối lập thiểu số nhấn mạnh trong tuyên bố ngày 17/1.

Cho công ty Trung Quốc tiếp cận các cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh đất nước. Ai biết được China Telecom có phải là nuôi ong tay áo hay không“, các nghị sĩ đối lập lập luận.

Gian hàng triển lãm của China Telecom trong một sự kiện tại tỉnh Quảng Đông tháng 7/2017. (Ảnh: Reuters)

Không chỉ Philippines “cảnh giác” mà Mỹ, Ấn Độ, Australia và các nước châu Âu từ nhiều năm qua đã “tẩy chay” những công ty công nghệ và viễn thông Trung Quốc, điển hình là Huawei và ZTE, dù họ có tốc độ phát triển cực tốt, quy mô trên toàn cầu. Vì giới chức các nước đều nghi ngờ các công ty này sẽ “lật lọng”, tiếp tay cho chính quyền Bắc Kinh.

Cụ thể, vào năm 2008, Huawei đã thất bại trong việc mua lại công ty Mỹ 3Com, vì Mỹ lo sợ rằng việc Huawei sở hữu 3Com sẽ giúp Trung Quốc truy cập được vào công nghệ chống hack mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang sử dụng. Năm 2010, Huawei cũng phải “cay đắng” nhận thất bại trong việc thâu tóm các công ty Mỹ dù đã rất chịu chi, sẵn sàng bỏ thêm 100 triệu USD so với số tiền các đối thủ bỏ ra. Sang đến năm 2011, công ty công nghệ này tiếp tục bị Phòng Thương mại Mỹ cấm vận, không cho đóng góp vai trò trong việc xây dựng mạng không dây phản hồi (responder wireless network).

Cuộc điều tra của Mỹ năm 2012 chỉ rõ, hai ông lớn Trung Quốc ZTE và Huawei là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Cuộc điều tra này cũng kết luận rằng, Huawei và ZTE là những công ty có mối quan hệ mật thiết với chính phủ, và được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn rất lớn.

Gần đây nhất là vào giữa tháng 1, hai nghị sĩ Mỹ đã trình đề xuất cấm các cơ quan chính phủ ký hợp đồng hay sử dụng các thiết bị do Huawei hoặc ZTE Corp cung cấp.

Còn tại Ấn Độ, chính phủ New Delhi năm 2013 chính thức “cấm cửa”, không cho phép sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei. Nước này thậm chí còn xây phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra “phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại và phần mềm nghe lén” trong các thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc.

Trong khi đó, Australia, quốc gia có động thái cấm vận Huawei rất mạnh mẽ, năm 2013 cũng ban hành lệnh cấm, không cho Huawei cung cấp thiết bị phục vụ mạng băng rộng của quốc gia vốn có giá trị lên tới 38 tỉ USD. Lệnh cấm của Australia được cho có sự “gợi ý” từ chính Mỹ, một đồng minh thân cận.

Nhiều công ty viễn thông thế giới cũng đang tỏ ra thận trọng khi làm ăn với Huawei. Stephane Richard, CEO của France Telecom-Orange (một nhà mạng hoạt động tại 33 nước) có trụ sở tại Paris, cho biết công ty mình không dùng thiết bị Huawei cho hệ thống mạng tại (nước nhà) Pháp (nhưng lại sử dụng thiết bị Huawei cho các hệ thống mạng tại thị trường Bỉ, Anh, Tây Ban Nha và một số nước châu Phi).

Những lo ngại trên hoàn toàn không thái quá khi vài năm gần đây nhiều thiết bị có xuất xứ Trung Quốc bị phát hiện cài phần mềm gián điệp, như máy tính Lenovo đặt sẵn phần mềm thu thập dữ liệu, điều khiển máy tính từ xa, smartphone Xiaomi Redmi Note đánh cắp dữ liệu người dùng, điện thoại giá rẻ cài mã lệnh trừ tiền ngầm và loạt tablet giá rẻ cài sẵn trojan…

Washington nhận thấy rủi ro rằng, thiết bị của Huawei có thể được sử dụng vào mục đích gián điệp và có thể xâm nhập vào mạng lưới của quân đội Mỹ. (Ảnh: Economist)

Trong khi thế giới từ lâu cảnh giác cao độ và đưa ra những cấm vận mạnh mẽ với các công ty Trung Quốc, Việt Nam lại để các công ty này xâm lấn ngành viễn thông. Cách đây hơn 4 năm, tờ Nhịp Cầu Đầu Tư cho biết, Huawei đã đánh bại các hãng sừng sỏ Ericsson, Alcatel, Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola… để giành thầu cung cấp hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng cho 6/7 hãng viễn thông nước ta.

Cùng với ZTE, Huawei đang là “trùm” cung cấp trang bị điện tử viễn thông tại Việt Nam từ nhiều năm qua. Trước thực trạng này, một lãnh đạo nhà mạng giấu tên giải thích, “các tập đoàn trên thế giới đã không thể cạnh tranh được với giá bỏ thầu của các nhà cung cấp của Trung Quốc, giá thiết bị của họ quá cạnh tranh, chỉ bằng 40-50% so với giá trên thị trường”.

Ông này còn nói, “với cơ chế đấu thầu của mình, chúng tôi không chọn họ không được”. Tức là phải chọn công ty nào bỏ thầu thấp nhất, chứ không phải phối hợp giữa nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Chính điều này tạo lợi thế cho các công ty Trung Quốc khi nước này nổi tiếng là công xưởng thế giới.

Cho đến nay, dù nhiều lần báo chí trong nước đề cập yếu tố an ninh quốc gia liên quan sử dụng các thiết bị Huawei và ZTE nhưng giới chức trách chưa từng có động thái cụ thể gì trong việc giám sát các thương vụ làm ăn cũng như hệ thống, thiết bị do 2 hãng này cung cấp. Chưa hề có một tổ chức liên bộ nào được thành lập để kiểm soát Huawei hay ZTE, và Quốc hội chưa một lần đề cập đến 2 công ty Trung Quốc này như một nghị trình an ninh quốc gia cần được xem xét với sự cẩn thận đặc biệt và nghiêm túc đặc biệt.

Không chỉ Huawei và ZTE, mà nhiều công ty công nghệ Trung Quốc khác đang có chỗ đứng nhất định trong thị trường Việt Nam cũng chứa nhiều hiểm họa. Như điện thoại của Xiaomi nhiều lần bị phát hiện cài phần mềm gián điệp, thu thập dữ liệu người dùng, và chính hãng điện thoại Trung Quốc này cũng đã thừa nhận việc đó và giải thích mục đích của công ty. Tuy nhiên, nếu Xiaomi thực sự chỉ thu thập dữ liệu vào việc chính đáng thì tại sao không cho người dùng biết trước?

Ngoài điện thoại thông minh, camera giám sát cũng là một thiết bị cần cẩn trọng trước khi lắp đặt. Hệ thống camera một khi bị chiếm quyền kiểm soát hay có phần mềm gián điệp thì mọi hoạt động của chúng ta đều bị theo dõi, bởi nó có mặt ở nhiều nơi như các công ty, nhà máy… Đặc biệt cần chú ý là tại ngân hàng, được coi là huyết mạch của nền kinh tế, việc bị theo dõi như vậy có thể gây tổn thất to lớn.

Mối lo này càng được cũng cố khi tạp chí Mail on Sunday (MoS) của Anh vào tháng 10/2016 công bố kết quả điều tra rằng, tập đoàn Trung Quốc Hikvision, một trong những thương hiệu camera giám sát bán chạy nhất tại nước ta hiện nay, được kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các chuyên gia lo ngại hệ thống giám sát của Hikvision có khả năng bị tấn công từ Trung Quốc thông qua các lỗ hổng gọi là “cửa sau” và dùng để theo dõi những người bất đồng chính kiến và các nhà vận động nhân quyền.

Ông Malcolm Rifkind, cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Anh, cho biết: “Rõ ràng là sẽ có một loạt các dự án có liên quan đến Trung Quốc như thế này và một số trong đó có thể có hoặc không có hệ quả đối với an ninh quốc gia. Cần có một chiến lược tổng hợp hơn. Không thể tự động nói rằng tất cả các mối làm ăn với với Trung Quốc là nguy hiểm, nhưng các cơ quan an ninh có thể đưa ra phán xét chuyên gia về khả năng bị chính phủ khác truy cập vào hệ thống”.

Có thể thấy nhiều công ty công nghệ – điện tử Trung Quốc đều liên quan đến phần mềm gián điệp, do thám gây lo ngại về an ninh quốc gia. Nhiều nước trên thế giới mỗi khi giao thương với Bắc Kinh đều rất cẩn trọng, thấm chí là cấm vận luôn, trong khi tại Việt Nam vấn đề này chưa được đặt đúng tầm quan trọng, nhiều thưỡng vụ đã diễn ra trót lọt.

Và mới đây, tiếp tục có thêm một công ty Trung Quốc lấn vào Việt Nam khi đầu tư vào trang thương mại điện tử lớn Tiki.vn. Cùng với VNG của Việt Nam, JD.com của Trung Quốc đã chính thức trở thành nhà đầu tư . Tuy về bề mặt JD.com chỉ là một công ty bán lẻ trực tuyến, nhưng thực tế đằng sau nhà đầu tư này có bóng dáng của một ông lớn công nghệ Trung Quốc – Tencent.

Cụ thể, năm 2014, tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Tencent đã bán lại mảng thương mại điện tử cho JD.com, và đầu tư 214 triệu USD vào JD.com để đổi lấy 15% cổ phần của công ty này.

JD.com Và VNG đã chính thức trở thành nhà đầu tư của Tiki.vn.

Đáng chú ý là không chỉ JD.com mà ngay cat công ty Việt Nam như VNG cũng có liên hệ với Tencent. Năm 2008, cựu Giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG trong lúc báo chí nước ngoài đưa tin tập đoàn của Trung Quốc đã đề cập việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam. Tiếp đó, năm 2011, Tencent công bố trong báo cáo cổ đông năm 2011 rằng đang có vốn tại một công ty game trực tuyến chưa niêm yết ở Đông Nam Á với tỉ lệ sở hữu năm 2010 là 30,02%, năm 2011 là 31,25%. Báo cáo này không chỉ đích danh VNG nhưng theo những dữ kiện và con số doanh thu thì nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định đó là VNG.

Tencent được cho là có mối liên hệ mật thiết với chính quyền Bắc Kinh khi có tới 7.000 nhân viên là đảng viên, chiếm 23% tổng số nhân viên. Đáng chú ý là cháu gái của ông Giang Trạch Dân cũng là quản lý cao cấp của văn phòng Tencent ở Thâm Quyến.

>> Giúp chính quyền theo dõi người dùng – Nhiệm vụ của những “trùm” công nghệ Trung Quốc

Tình trạng các công ty công nghệ Trung Quốc đang ngày càng xâm lấn sâu vào ngành viễn thông – điện tử rất đáng lo ngại khi theo các chuyên gia, Trung Quốc luôn tìm cách theo dõi hệ thống máy tính của các chính phủ nước ngoài. “Họ muốn biết về các đề tài thảo luận của các cuộc thương lượng về thương mại cũng như của các nhà ngoại giao trước khi bước vào thương lượng”, theo Adam Segal, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc và giám đốc chính sách an ninh mạng của trung tâm nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Quốc tế có trụ sở ở New York và Washington DC nói với BuzzFeed.

Cuộc điều tra của Mỹ năm 2012 cảnh báo, việc cho phép công ty Trung Quốc kinh doanh ở Mỹ nguy cơ giúp chính phủ Trung Quốc dễ dàng thực hiện các cuộc tấn công chặn liên lạc, tấn công trực tuyến đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng như lưới điện, đập nước… Và Việt Nam cũng có thể gặp nguy cơ tương tự.

Nếu có một ngày Bắc Kinh thực sự tấn công các hệ thống mạng cấp quốc gia, từ mạng an ninh nội bộ, hệ thống điện lưới quốc gia, đến hệ thống điện tử quốc phòng thì liệu nhà chức trách có thể đối phó được hay không khi mà Trung Quốc đã len lỏi vào từng ngõ ngách.

Chủ quyền không chỉ liên quan biển đảo. Chủ quyền là các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia nói chung trong đó có an ninh mạng. Chủ quyền đang bị thách thức, từ nhiều phía và nhiều mặt. Nó chỉ còn là một khái niệm mơ hồ, nếu các nhà chức trách tiếp tục “hô hào, kích động thật to” mà không mảy may hành động.

Tú Văn

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x