Máu và nước mắt hậu trường World Cup Qatar: Công nhân bị chủ thầu TQ ngược đãi
FIFA World Cup 2022 đang diễn ra sôi nổi tại Qatar, Trung Đông. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng sân vận động Lusail, trong quá trình xây dựng, công nhân bị phân biệt đối xử, bóc lột, thậm chí bị đánh đập. Theo truyền thông nước ngoài, đây là máu và nước mắt đằng sau các yếu tố Trung Quốc của World Cup ở Qatar.
Giải vô địch bóng đá thế giới rất được mong đợi ở Qatar đã bước sang ngày thứ tư và sự kiện thể thao này hiện đang là tâm điểm của các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. Các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thổi phồng sự thật rằng “yếu tố Trung Quốc” có mặt khắp nơi tại địa điểm trò chơi, nhằm tận dụng sức nóng của sự kiện. Vì đội tuyển bóng đá Trung Quốc không thể vượt qua vòng loại World Cup lần này, một số cư dân mạng Trung Quốc đã nói đùa rằng “đội tuyển Trung Quốc được phân đến tổ thi công”.
Theo tờ ‘The Guardian’ của Anh, cơ quan của Liên hợp quốc Tổ chức Lao động Quốc tế tuyên bố rằng cuộc điều tra của tổ chức này cho thấy những người lao động nhập cư nước ngoài giúp xây dựng sân vận động World Cup ở Qatar đã bị ngược đãi nghiêm trọng, bao gồm tuyển dụng bất hợp pháp và phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, nợ lương, v.v.
“Tổ chức Nhân quyền Lao động Quốc tế” cũng tiết lộ rằng một lao động người Kenya làm việc tại Sân vận động Lusail đã nói với tổ chức rằng một số công nhân đã bị người giám sát của họ đánh đập trong quá trình xây dựng sân vận động, họ đã báo cáo với cấp trên nhưng cũng không có ích gì.
Công nhân này nói: “Người giám sát đánh chúng tôi trước mặt những công nhân khác, buộc chúng tôi phải hoàn thành công việc nhanh hơn và đúng hạn”. “Sự ngược đãi thể chất này chưa từng được giải quyết. Bạn có thể trình báo, nhưng sẽ không có chuyện gì xảy ra vì thủ phạm là cấp trên của chúng tôi.”
Sân vận động Lusail (Lusail Stadium) được xây dựng bởi Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC).
Tờ ‘The Guardian’ đưa tin ít nhất 6.500 lao động nước ngoài đến từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka đã thiệt mạng tại Qatar kể từ khi nước này giành quyền đăng cai World Cup. Trong khi Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) và ủy ban World Cup Qatar khẳng định rằng chỉ có 3 trong số những cái chết đó có liên quan trực tiếp đến công việc tại địa điểm, nhưng Tổ chức Lao động Quốc tế, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, cho rằng FIFA đã đánh giá thấp thực tế.
Tử Vi (Theo NTDTV)