Lý Tử Thất bị phản đối khi nhận kim chi là món ăn truyền thống của Trung Quốc

14/01/21, 17:51 Việt Nam

Mới đây, nhiều cư dân mạng Hàn Quốc đã nổi giận, phản đối dữ dội cho rằng “Tiên nữ Tứ Xuyên” Lý Tử Thất đã “nhận vơ” kim chi là món ăn truyền thống của Trung Quốc trong video cô mới đăng.

Nhiều cư dân mạng Hàn Quốc bức xúc khi thấy Lý Tử Thất chế biến một món ăn giống hệt kim chi nhưng lại gắn thẻ trên video là ẩm thực Trung Quốc. (Ảnh cắt từ clip)

Vào ngày 9/1, “Tiên nữ đồng quê” Lý Tử Thất đã đăng một video muối củ cải dài 19 phút với hashtag #ChineseCuisine và #ChineseFood (tạm dịch: Đặc sản Trung Quốc và Ẩm thực Trung Quốc).

Trong video với tựa đề “Cuộc đời của một củ cải trắng”, nữ blogger 30 tuổi đưa người xem đi qua từng công đoạn muối củ cải, từ lúc nhổ nó lên khỏi mặt đất đến khi ngâm cùng cải ngọt và gia vị cay. Sau đó, cô sử dụng món củ cải muối này để ăn với cháo.

Hành động này của Lý Tử Thất sau đó nhanh chóng vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ dân mạng quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc, theo SCMP.

Cận cảnh món dưa cải muối của Lý Tử Thất. (Ảnh cắt từ clip)

Cụ thể, nhiều người cho biết cách Lý Tử Thất ngâm rau rất giống phương pháp làm món ăn truyền thống nổi tiếng ở xứ củ sâm. 

Trong khi một người Hàn Quốc để lại bình luận dưới video rằng “Thật vô lý! Trung Quốc đang trộm cắp cả văn hóa của chúng ta!” thì dân mạng Trung Quốc lại chế giễu người dân xứ củ sâm “tranh giành những vấn đề nhỏ nhặt như vậy” với họ.

‘Không chỉ Kim Chi, Trung Quốc sẽ ăn cắp cả trang phục truyền thống hanbok và cả những nội dung văn hóa khác nữa’

Được biết, đây không phải lần đầu tiên người dùng Internet Hàn Quốc tức giận vì Trung Quốc “nhận vơ” kim chi.

Theo Zing, vào đầu tháng 12/2020, phía Trung Quốc cũng giành được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho Pao cai – một món cải muối ở Tứ Xuyên. 

Theo đó, Global Times, tờ báo được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gọi thành tựu trên là “tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp kim chi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Sau khi đọc được thông tin từ bài báo này, Kim Seol-ha (28 tuổi), một cư dân ở thủ đô Seoul, cho biết: “Tôi đọc được một bài báo đề cập rằng Trung Quốc tuyên bố kim chi là của họ và họ đang thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho món này. Điều này thật không tưởng! Tôi lo lắng rằng đến một ngày, Trung Quốc sẽ ăn cắp cả trang phục truyền thống hanbok và cả những nội dung văn hóa khác nữa”.

Liên quan đến vụ việc này, ISO sau đó bác bỏ tuyên bố của tờ báo trên, đồng thời làm rõ chứng nhận của tổ chức là dành cho Pao cai, không phải kim chi. Pao cai khác kim chi ở cách chế biến và nguyên liệu sử dụng.

Xung đột từ ẩm thực đến trang phục

Không chỉ xoay quanh ẩm thực, Trung Quốc và Hàn Quốc còn tranh luận về nguồn gốc của nhiều loại hình văn hóa khác nhau, từ trang phục đến châm cứu, và cả những ngày lễ truyền thống.

Mới đây nhất là việc Họa sĩ truyện tranh Trung Quốc Old Xian vào tháng 11/0202 bị chỉ trích khi đăng một bức tranh vẽ 4 nhân vật mặc hanfu – trang phục truyền thống Trung Quốc.

Hanbok hay Chosŏn-ot là bộ trang phục truyền thống của những người dân thuộc hai quốc gia Hàn Quốc, Triều Tiên. (Ảnh qua klook)

Khi ấy, người dùng mạng Hàn Quốc đã phản đối kịch liệt, khẳng định rằng những bộ váy do họa sĩ vẽ là hanbok – trang phục truyền thống của Hàn Quốc chứ không phải Trung Quốc, đồng thời cáo buộc họa sĩ này âm mưu ăn cắp văn hóa của họ…

Trung Quốc cũng từng nhận áo dài Việt Nam là sườn xám cách tân, ‘phong cách Trung Quốc’

Vào cuối năm 2019, China Daily, một tờ báo nhà nước bằng tiếng Anh của Trung Quốc đã đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam cùng phụ kiện là nón lá, mấn đội đầu và gọi chúng là ‘phong cách Trung Quốc’, nhà thiết kế nước này cũng nhận đó là sự sáng tạo, cách tân của bản thân…khiến nhiều người Việt Nam phẫn nộ.

Theo Thanh Niên, mẫu thiết kế mà China Daily đăng tải thuộc bộ sưu tập ‘cách tân’ những kiểu áo dài của thương hiệu thời trang Ne Tiger (Trung Quốc) từng công bố trong Tuần lễ thời trang xuân hè 2019 tại Bắc Kinh khai mạc ngày 25/10/2018.

Loạt trang phục giống hệt áo dài, nón lá của nhà mốt Trung Quốc khiến nhiều người Việt phẫn nộ. (Ảnh qua thanhnien)

Loạt thiết kế này được China Daily đăng tải với tiêu đề ‘Chinese style delights China S/S Fashion Week’ (Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn tuần lễ thời trang Xuân – Hè) nhưng rõ ràng những gì được xem là thiết kế mới đấy, chính xác là áo dài. Không những thế, người mẫu còn đội trên đầu chiếc nón lá – cũng là một phụ kiện đặc trưng của người Việt. 

Thí sinh Hoa hậu Trái Đất của Trung Quốc mặc áo dài Việt Nam

Trong một clip dài hơn một tiếng đồng hồ của Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2020 (Miss Earth 2020) phát tối 14/10, ở phần thi tài năng, thí sinh người Trung Quốc Jie Ding (25 tuổi) đã mặc trang phục được cho là giống hệt áo dài Việt Nam.

Ở phần thi này, Jie Ding không chú thích về trang phục mà chỉ chia sẻ với giám khảo đây là điệu nhảy gắn với văn hóa nghìn năm của đất nước mình gây cho nhiều người nhầm lẫn tưởng rằng chiếc “áo dài” cô mặc trên người cũng là văn hóa của Trung Quốc, nhưng thực tế “áo dài” là quốc phục và là văn hóa lâu đời của Việt Nam.

Hình ảnh thí sinh Trung Quốc trong phần thi tài năng. (Ảnh qua baodatviet)

Trong phần bình luận dưới clip, hầu hết người Việt đều bày tỏ sự phẫn nộ và cảnh giác Trung Quốc âm mưu “ăn cắp” văn hóa của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, không chỉ áo dài mà suốt nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn luôn lặng lẽ tiêm vào đầu cư dân thế giới và cả Việt Nam những điều sai sự thật. 

Từ những bản đồ in hình “đường lưỡi bò” ôm trọn biển Đông trong đó có cả vùng biển Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất hiện trong sách vở của học sinh, sinh viên Việt và thế giới đến những bộ phim ăn khách công chiếu rộng rãi toàn cầu được lồng hình ảnh bản đồ “đường chín đoạn” một cách tinh vi, nếu người xem không để và không rõ sẽ hình thành trong tư tưởng bản đồ “giả” này là thật.

‘Lấy danh nghĩa người nhà’, một trong những bộ phim có chứa ‘đường lưỡi bò’. (Ảnh qua giadinhmoi)

Tiếp đến là những chiếc loa phường ở Huế đột ngột phát sóng tiếng Trung Quốc. Những hướng dẫn viên du lịch không rõ đến từ nơi đâu giới thiệu với khách bốn phương rằng cố đô Huế của Việt Nam thuộc về Bắc Kinh…

Sau đó, bắt đầu từ năm 2019 là những tua du lịch với 700, 800 khách người Trung Quốc vào Việt Nam tổ chức các hoạt động, đi trình diễn thời trang trái phép tại những nơi nổi tiếng của Việt Nam.

Những sự kiện này đa phần được các công ty Lữ hành tổ chức bài bản như một lễ hội có đầy đủ sắc màu của một số dân tộc Trung Quốc. Theo đó, gần cả ngàn du khách Trung Quốc trong trang phục sặc sỡ màu sắc đã cùng check in và tham gia các chương trình ca hát, trình diễn trang phục áo dài, sườn xám… ngoài ra, BTC còn tiến hành biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chỉ sử dụng tiếng Trung… khiến nhiều người nước ngoài du lịch tại nơi này nhầm lẫn không rõ là Việt Nam hay Trung Quốc.

Quay trở lại với Lý Tử Thất, cô gái 31 tuổi có dáng người nhỏ nhắn, ngôi sao Internet với hơn 14 triệu người theo dõi trên YouTube, cô hiện là một trong những người đi đầu trong trào lưu làm vlog ẩm thực phong cách làng quê tại Trung Quốc.

Nữ blogger là người mồ côi cha mẹ. Từng làm DJ ở thành phố, cô về quê sinh sống sau lần bà bị bệnh và hiện đang sinh sống tại vùng núi hẻo lánh ở tỉnh Tứ Xuyên, cô nhận nhiều thiện cảm nhờ vẻ ngoài khả ái cùng các kỹ năng nấu nướng, làm đồ gia dụng, mỹ phẩm tại nhà.

Theo Dianshangbao, thu nhập hàng năm của cô vượt 50 triệu nhân dân tệ (bảy triệu USD). Năm 2019, Tử Thất vào top nhân vật ảnh hưởng nhất Trung Quốc, hạng mục “Nhân vật quảng bá văn hóa”.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x