Luận bàn sau sự kiện “bị phạt tiền vì không đến dự sinh nhật”

27/01/15, 08:38 Đọc & Suy ngẫm

Sự kiện “Gia đình một chú bé 5 tuổi bị phạt tiền vì không đến dự sinh nhật” hiện làm sôi nổi cộng đồng mạng, nhiều phương tiện truyền thông lớn vào cuộc, theo đó là sự sự xuất hiện thành ngữ mới “no-show fee” cùng hàng trăm triệu tranh luận xung quanh “sự quan trọng của việc giữ lời hứa”. Đây là chủ đề mà bất cứ người Việt Nam nào cũng đáng phải lưu tâm.

Một vé phạt đề lý do “No Show Fee” (phí vắng mặt), tạo thành hiện tượng đánh động con người về việc giữ chữ tín.

Sự việc này xảy ra gần đây tại Anh quốc, một chú bé 5 tuổi tên Alex, sau buổi học trên trường về, cậu đã đưa cho gia đình một phong bì trong đó có hóa đơn phạt £15.95 với lý do là đã   vắng mặt trong buổi tiệc sinh nhật bạn học, con trai gia đình Julie Lawrence. Gia đình này còn dọa đâm đơn kiện nếu gia đình Alex không trả hóa đơn trên.

Trước đó gia đình Alex đã nhận được thư mời Alex đến tham gia buổi tiệc sinh nhật con trai nhà Julie Lawrence tại một khu tiệc nhà hàng sang trọng, và họ đã đồng ý cho Alex đi dự, nhưng sau đó cậu bé lại vắng mặt vì lý do gia đình bận đi thăm bà ngoại của Alex.  Gia đình này đã không gọi điện thông báo trước về sự vắng mặt đột xuất.

Sự việc được công bố lên Internet, lập tức làm bùng nổ hàng triệu lượt tham gia bình luận, tranh cãi xung quanh tình và lý của vụ việc.

Việc hẹn nhưng không đến, những tổn thất tinh thần, tiền bạc từ đặt chỗ trước, rồi việc không tới mà cũng không gọi điện báo trước, những thiệt hại đó ai là người phải gánh chịu. Dĩ nhiên, gia đình Julie Lawrence là người phải chịu do sự vắng mặt của người được mời.

Khi gia đình này quyết định đưa ra vé phạt, họ chắc chắn không phải vì £15.95, và cũng không phải vì đi đòi công bằng cho những mất mát, mà có thể họ chỉ muốn nhân cơ hội này để lưu ý xã hội về cách hành xử trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đối với việc giữ chữ tín.

Ở văn hóa phương Tây, người mời thường cho người đi lựa chọn có tham dự hay không, đi bao nhiêu người để đặt chỗ trước, không đi thì phải liên lạc với gia chủ để cáo lỗi.

Có nhiều ý kiến bênh vực gia đình bị phạt, họ cho  rằng ngày nay nhiều người mời tiệc mà không cần quan tâm đến người được mời có quen biết, hay có khả năng tham dự hay không, nhiều người cố gắng mời thật đông khách để phô trương thanh thế, và gây cho khách mời nhiều bất tiện.

Tuy nhiên, bỏ qua khía cạnh này, người ta nhận thấy vấn đề nổi cộm ở đây là chữ tín. Theo văn hóa cổ truyền Việt Nam, chữ tín được đặt lên hàng đầu, trong những cuộc nghị sự, nói chuyện quan trọng, lời nói ra trên miệng được tôn trọng và có giá trị pháp lý mà không cần phải thông qua ký kết văn bản.

Trong thời đại ngày hôm nay, xã hội với sự tham gia quá nhiều của máy móc, dẫn đến việc hầu hết chúng ta hiểu biết tường tận chuyện ở… cung trăng, trong khi người hàng xóm sát vách, chúng ta lại chưa hề biết tên họ hay gia đình của họ như thế nào. Theo văn hóa cổ truyền ở Việt Nam, hàng xóm là một đại gia đình, cho nên người này đau, người kia cũng đau theo, hoặc ngược lại ai có hỷ sự thì mọi người đều đến chúc mừng, chung vui.

Việt nam ngày nay có hiện tượng: Nói thì nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu. Những cặp vợ chồng thề non hẹn biển, có sự chứng kiến của cha mẹ, đất trời và thần linh,… Sự linh thiêng này không ngoài việc giúp hai vợ chồng có thể đặt chữ tín lên hàng đầu.

Con số 35% những cặp vợ chồng mới cưới ly hôn trong vòng 1 – 3 năm đầu cho thấy sự gia tăng ngày càng đáng sợ của việc thất tín trong hôn nhân. Con người nghĩ rằng hứa chỉ là hứa cho vui, hứa cho qua chuyện, hứa để cưới được chồng. Nhưng sau khi đã đạt được mong nguyện thì muốn làm gì thì làm, hành xử thô lỗ, bất tín và cuối cùng là ly dị.

Xã hội sẽ ra sao nếu hai bên đều không giữ lời, tôn trọng những quyết tâm và hứa hẹn của mình, mọi người muốn “xù” thì xù, hôn nhân, lời hứa, công việc, trách nhiệm… muốn làm thì làm, không làm thì thôi.

Sở dĩ chúng ta nhắc đi nhắc lại nền văn hóa cổ truyền, bởi ông bà tổ tiên chúng ta trước đây sống rất thật (chân), một lời đã hứa như đinh đóng cột.

“Nhất nhôn kí xuất, Tứ mã nan truy” hay “Nhất ngôn cửu đỉnh, Tứ mã nan truy”, tức một lời nói ra nặng như 9 cái đỉnh bằng đồng, ngựa Tứ Xuyên, giống ngựa chạy nhanh nhất, cũng khó mà đuổi kịp.

ngua
Người xưa dạy, “Nhất ngôn ký xuất, Tứ mã nan truy”.

Văn hóa truyền thống khắp nơi trên thế giới, thất hứa được coi là một việc rất nghiêm trọng, có những thời điểm thất hứa thì phải đền mạng để tạ tội. Xã hội ngày nay đang xa rời phẩm chất căn bản nhất, dẫn đến việc bội ước trở thành một chuyện hiển nhiên, “chuyện nhỏ”.

Chúng tôi, những người thực hiện bài viết này, tin rằng dẫu đôi lúc khó khăn, nhưng khi chúng ta đã hứa điều gì đó với ai, thì nên cố gắng tôn trọng và thực hiện cho trọn vẹn lời đã hứa. Ngoài ra, cuộc đời vô thường cũng có những lúc gặp “hoàn cảnh éo le”, nếu có vào thế không thực hiện được lời hứa, thì cũng không nên giữ im lặng cho qua.

Đây là tiếng chuông đánh mạnh và thức tỉnh mọi người, nhiều lúc chúng ta sống quá thờ ơ, sống cho riêng mình, cái gì được mình thì được, không được thì thôi, còn chuyện người khác thì mặc kệ.

Đã hứa là phải giữ lời, dù bầu trời có sụp trên đôi vai. Mong phương ngôn này mang lại niềm hy vọng cho những ai còn tin vào những điều tốt đẹp.

Bruce Phan, theo GS. Nguyễn Hồng Dũng

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x