Lời cảnh tỉnh từ “Phong thần diễn nghĩa” đối với con người thế gian hôm nay
Vượt qua cả thời không của lịch sử, tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa” vẫn trường tồn cùng thời gian. Bởi ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi gắm trong đó lại là lời thức tỉnh cho con người thế gian hôm nay, ở chính tại thời khắc quan trọng này.
Tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa” rốt cuộc có ngụ ý sâu xa gì? (Ảnh: Internet)
Tiểu thuyết “Phong Thần diễn nghĩa” của tác giả Hứa Trọng Lâm sống vào triều đại nhà Minh, lấy sự kiện lịch sử Vũ Vương phạt Trụ cách đây 3.000 năm làm chủ đạo. Tiểu thuyết này đã vẽ nên một bức tranh sinh động về các loại kiếp nạn mà chư Thần nơi thiên giới trải qua, thể hiện một cách hùng tráng sự hưng suy và thay đổi của triều đại nơi thế gian con người, quả thật là kinh tâm động phách! Tác phẩm có góc nhìn rộng, khí thế hào hùng, tình tiết ly kỳ, nội hàm sâu sắc, khiến cho biết bao thế hệ phải ca ngợi, thậm chí gọi đó là tuyệt tác, thực không hổ là ngôi sao sáng trên bầu trời văn hóa truyền thống của Trung Hoa.
Trong bộ tác phẩm phi phàm này đã triển hiện tài am hiểu âm dương, thấu tỏ trời đất của tác giả, vậy thì lời cảnh tỉnh thật sự của nó đối với con người chúng ta hôm nay rốt cuộc là nằm ở đâu? Lẽ nào đây chỉ đơn thuần là mua vui vào những lúc nhàn nhã sau bữa cơm trà của chúng ta thôi sao? Phim truyền hình liên tục trình chiếu “Bảng phong Thần” rốt cuộc lại có ngụ ý gì đây?
1. Ngụ ý tinh thâm của “Phong Thần diễn nghĩa”
“Phong Thần diễn nghĩa” phong phú với hơn mười vạn chữ, từ hồi thứ nhất mở đầu với câu chuyện “Trụ Vương đến đền Nữ Oa dâng hương” đến hồi thứ 100 “Chu thiên tử phong đất chư hầu” là hồi kết. Yếu chỉ tinh túy xuyên suốt toàn bộ câu chuyện chính là nằm ở thiên lý đối với việc hướng đến phúc lành tránh họa tai ương của con người thế gian, an bang trị quốc của đấng quân vương cho đến Tịnh Độ cõi tiên tham huyền tu Đạo, tất cả đều có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng mà tác giả lĩnh ngộ được sau đây:
(1) Lăng nhục Thần linh tất bị trời khiển trách
Nhân gian Trung Quốc xưa nay vẫn luôn mãi lưu truyền câu chuyện Nữ Oa dùng đất nặn tạo ra con người và luyện đá ngũ sắc vá trời. Vậy nên chúng sinh trong thiên hạ đối với Nữ Oa cũng giống như con cái đối với cha mẹ của mình vậy, luôn mang theo tấm lòng cảm ân tôn kính, nào dám có ý nghĩ bất kính đây?
Những người dân thường mà mạo phạm Thần linh, sợ rằng có họa diệt thân; quân vương một nước, nghịch thiên phạm thượng, tất bị trời khiển trách mà mang họa đến giang sơn xã tắc, bá tánh muôn dân. Ngờ đâu Trụ Vương hoang dâm vô đạo, trong lúc vào đền Nữ Oa dâng hương, đã không biết thành tâm kính Phật, cầu phúc cho giang sơn xã, trái lại còn đề thơ lăng nhục Nữ Oa ngay trên tường miếu, đó là đại tội tày trời.
Vì vậy, chúng Thần nơi thượng giới đã làm ra một dãy an bài tinh tế, an bài hồ ly tinh vào cung làm loạn triều đình. Khương Tử Nha xuống núi phong Thần, chúng Thần hạ thế trải qua kiếp nạn rồi quy vị ở đó, từng màn từng màn kịch lịch sử trời diệt Thương Trụ oanh oanh liệt liệt từ đây vén lên bức màn ở sân khấu chính Trung Nguyên. “Phong Thần diễn nghĩa” ngay từ hồi thứ nhất mở đầu đã nói rõ một duyên cớ chính là Tây Chu sẽ hưng thịnh, Thương Trụ tất diệt vong này.
Trụ Vương vì đắc tội với Nữ Oa mà cả vương triều bị thiên đình giáng kiếp nạn. (Ảnh: Internet)
(2) Thiện ác hữu báo, chính quyền bạo ngược mau chóng đến bờ diệt vong
Triều đại nhà Thương kể từ khi Thành Thang dựng nước, quốc vận kéo dài hơn 600 năm, đợi đến 30 năm sau khi Trụ Vương kế vị đã sụp đổ hoàn toàn. Nguyên nhân trực tiếp nằm ở Trụ Vương hồ đồ vô đạo, dẫn đến trời giận người oán, nước mất mạng vong. Hành vi tà ác, đạo đức bại hoại của Trụ Vương có thể nói là có viết cũng viết không hết! Trong lúc Khương Tử Nha dẫn quân tiến vào Triều Ca giao tranh với Trụ Vương, từng nêu ra mười tội trạng lớn của ông ta. Nói một cách khái quát, chủ yếu như sau:
Thứ nhất, không kính trời đất, vũ nhục thần linh, bỏ việc tế bái tông miếu, phạm phải đại tội,nghịch lại ý trời, gieo mầm họa bị diệt vong.
Thứ hai, sủng ái yêu phi Đát Kỷ, dâm lạc vô độ, bỏ bê triều chính, dẫn đến khói lửa khắp nơi, khiến cho dân chúng không được sống yên thân.
Thứ ba, nghe lời sàm ngôn của Đát Kỷ, giết vợ giết con, diệt tuyệt nhân luân, làm nhục vợ quân thần, bắt nhốt chư hầu, rời xa cái đạo nghĩa quân thần.
Thứ tư, lạm dụng hình phạt tàn bạo, tàn hại trung lương vô tội, chế ra hình phạt Bào Lạc để ngăn cản trung thần nói lời can gián. Tà ác hơn còn làm ra chuyện chặt xương xem tủy, mổ bụng xem thai, lấy thận của đồng tử làm thức uống. Thật đúng là tội ác thấu trời, hoàn toàn coi mạng sống con người là đồ chơi, nhân tính không còn!
Thứ năm, xây dựng thâm cung, tạo dựng Lộc Đài, bóc lột của cải xương máu của nhân dân, xa xỉ cùng cực, bày ra ao rượu rừng thịt, hưởng lạc vô độ, khiến cho bách tính muôn dân khổ không thể tả, v.v…
Trụ Vương hoang dâm vô đạo như vậy, dẫn đến triều chính rối tinh rối mù, khó trách sau khi Chu Vũ Vương khởi binh phạt Trụ đã được nhiều người ủng hộ, thiên hạ đồng lòng, thế như chẻ tre. Còn Trụ Vương thì liên tục bại trận, người người rời bỏ, cuối cùng một mình lên lầu Trích Tinh, tự thiêu trong biển lửa, đây thật đúng là báo ứng ngay tại kiếp này cho những tội ác tày trời của ông ta!
Cơ nghiệp Thành Thang kéo dài đằng đẵng suốt 600 năm, chỉ trong 30 năm ngắn ngủi đã để cho Trụ Vương phá nát không còn lại gì, đây chính là: Thánh vương tự có hồng phúc đại vận, bạo quân há có thể yên ổn dài lâu?
Từ sau Trụ Vương, hưng suy của mỗi một triều đại Trung Quốc cũng đã nói rõ một cách đầy đủ về đạo lý chính quyền tà ác mau chóng hướng đến diệt vong. Ví như, hai triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Trung Quốc, một là triều đại nhà Tần, hai là triều đại nhà Tùy, lần lượt kéo dài 15 năm và 37 năm, đều là điển hình của chính quyền tàn ác mau chóng đến bờ diệt vong.
(3) Thuận theo đạo trời thì hưng thịnh
Thế sự rối ren phức tạp, biến hóa đa đoan, ai có thể nhìn rõ ảo diệu trong đó? Chỉ có cao nhân tham huyền ngộ Đạo mới có thể thấu tỏ thiên cơ. Trong con mắt những người bình thường thì chẳng qua chỉ là một trường sự kiện thay đổi triều đại “thắng làm vua thua làm giặc” mà thôi. Thế nhưng, tác giả của “Phong Thần diễn nghĩa” lại có huệ nhãn cao siêu, đã nói rõ bối cảnh, nguyên do sâu rộng hơn bên trong với mọi người, đồng thời đã diễn dịch một cách sinh động đặc sắc, quán xuyến một thiên lý cực kỳ then chốt trong toàn bộ tác phẩm: thuận theo đạo trời thì hưng thịnh, làm trái đạo trời tất diệt vong.
Hồi thứ 5 trong “Phong Thần diễn nghĩa” có đoạn Chân Nhân Đạo gia là Vân Trung Tử dâng kiếm cho Trụ Vương để trấn tà trừ yêu nhằm kéo dài vận khí triều Thương, không ngờ Trụ Vương bị Đát Kỷ mê hoặc, đốt bỏ bảo kiếm. Tác giả mượn lời của Vân Trung Tử mà cảm khái rằng: “Biết rõ đại số đã định, đốt bỏ bảo kiếm của ta, một là Thành Thang khí số đã tận, hai là nhà Chu sẽ hưng, ba là Thần Tiên gặp phải đại kiếp, bốn là Khương Tử Nha thọ nhận phú quý nhân gian, năm là chư Thần sẽ được an bài lại vị trí….”.
Chỉ mấy câu ngắn gọn, đã tiết lộ ra đằng sau Thương diệt Chu hưng còn liên đới với tầng tầng thiên cơ về việc vận số hưng suy của vương triều, Thần Tiên hạ giới trải qua kiếp nạn, chư Thần khắp trời đổi mới.
Do Trụ Vương bại đức vô đạo, khí số Thành Thang đã tận, nhà Chu hưng thịnh, nhà Thương diệt vong là cục diện trời định. Vậy nên, phàm là những người phò trợ Tây Chu, thì tức là thuận theo lẽ trời mà hành sự, tuy trải qua muôn vàn khó khăn hiểm trở, sau cùng có thể gặp hung hóa cát, thuận lợi mọi bề; phàm là giúp đỡ Trụ Vương thì chính là chống lại lẽ trời, dù có bản sự to lớn thì về sau cũng là uổng công vô ích, tự chuốc diệt vong.
“Phong Thần diễn nghĩa” thông qua tự thuật đối với vận mệnh của các nhân vật trong vở kịch lớn Tây Chu hưng thịnh nhà Thương diệt vong này mà trình bày một cách sinh động với con người thế gian về thiên lý quan trọng: “thuận theo đạo trời thì hưng thịnh, làm trái đạo trời tất diệt vong”.
Ví dụ, Khương Tử Nha phụng mệnh của đức Nguyên Thủy Thiên Tôn xuống núi phò trợ nhà Chu khởi binh phạt Trụ. Ông đã trải qua muôn vàn hiểm cảnh, đã từng một lần mất mạng trong Thập Tuyệt Trận, sau được Xích Tinh Tử tương cứu mà hoàn hồn sống lại, có thể nói là nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía, đại nạn không chết. Còn những Thần bất chấp đạo trời, một lòng phò trợ Trụ Vương, như Thân Công Báo đến cuối cùng không chỉ hao tổn tâm cơ mà cũng không cứu vãn nỗi sự hủy diệt của Trụ Vương, hơn nữa bản thân còn bị tước bỏ quả vị, phế bỏ nghìn vạn năm tu hành, thật đáng bi ai!
Từ đây có thể thấy, trong thời khắc then chốt nhất của lịch sử mà có thể hiểu rõ thiên ý, thấu tỏ thiên cơ hay không, từ đó lựa chọn điều thiện, thuận theo lẽ trời mà hành xử. Quả thật là đại sự có quan hệ đến sinh tử tồn vong của mỗi một sinh mệnh giữa trời đất, không thể không phân rõ cho được. Hơn nữa không thể chỉ nhìn mọi thứ trước mắt mình, mà không cân nhắc đến khuyên can của người khác.
2. Lời thức tỉnh của “Phong Thần diễn nghĩa” đối với con người thế gian hôm nay
Thật ra, các loại thiên tượng dị thường xuất hiện trong mấy năm nay đã cho thấy rõ: con người thế gian của hôm nay, đặc biệt là những người ở đất nước Trung Quốc đang ở vào một thời khắc lịch sử vô cùng đặc thù, hơn nữa đang đối diện với lựa chọn trọng đại, có thể thuận theo lẽ trời mà hành xử, từ đó chọn lựa một tương lai tốt đẹp cho bản thân mình hay không?
“Khải Huyền” trong kinh Thánh của Tây phương cũng viết rằng: “Hết thảy mọi người trên mặt đất, đều rất lấy làm lạ mà đi theo con thú đó. Lại còn bái lạy con mãng xà đó”, “những ai bái lạy con thú đó, trên trán và trên tay đều đã bị đóng dấu ấn, những người này cũng phải uống chén rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời”, cũng chính là nói rằng những người này sẽ chịu chung số phận diệt vong với con thú đó.
Mấy năm nay, giáo đường các nơi trên thế giới đều xảy ra hiện tượng thánh tượng Đức Mẹ khóc ra máu, đây không phải chính là biểu hiện mà thiên thượng vì con đường phía trước của con người thế gian mà lo lắng hay sao?
Bất kể là thiên thượng đưa ra điềm báo, hay là hình thế diễn biến nơi thế gian, đều là chư Thần đang cảnh tỉnh mọi người hãy mau mau thức tỉnh! Ông trời có đức hiếu sinh, trước khi đại nạn đến mà mở ra một lối thoát; quân tử không đứng nơi chỗ hiểm, thuận theo lẽ trời mà hành sự, tự nhiên sẽ có điềm tốt theo sau, chuyển nguy thành an.
Khi có người nói với bạn một chân tướng, một thiên cơ, thì hãy cân nhắc đưa ra sự lựa chọn chính xác, chọn cho bản thân mình một tương lai tốt đẹp, đừng có bỏ lỡ cơ hội sau cùng tự cứu chính mình này.
Bộ sách “Phong Thần diễn nghĩa” được viết vào triều đại nhà Minh, đạo lý ẩn chứa trong nó lại siêu việt cả thời không của lịch sử. Lựa chọn cái thiện, tuân theo lẽ trời, đây chính là khải thị quan trọng nhất của tác phẩm nổi tiếng này với con người thế gian hôm nay.
Con người nếu như không tự mình giác ngộ thì Thần Phật cũng không có cách nào giúp cho được. Mỗi người cần phải nhận rõ thiện – ác, chính – tà, hãy mau mau thức tỉnh!
Tiểu Thiện, dịch từ soundofhope.org