Lịch sử ám sát của “The Mossad”
Mohsen Fakhrizadeh – Nhà khoa học phụ trách chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Iran mới đây đã bị ám sát. Sau đó, Iran đã cáo buộc Israel đứng đằng sau vụ việc này. Dưới đây là nhận định của tác giả Master II về vụ việc cũng như lịch sử ám sát của “The Mossad” – tổ chức được cho là đã “xử lý” nhiều quan chức cấp cao của Iran.
Vào ngày 27/11, Mohsen Fakhrizadeh – Nhà khoa học phụ trách chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Iran bị ám sát ở ngoại ô thủ đô Tehran, Iran. Xe của ông Fakhrizadeh đột nhiên bị tấn công trên đường, người trúng nhiều viên đạn dẫn đến tử vong.
Ngoại trưởng Iran cực kỳ phẫn nộ tuyên bố rằng Israel đã lên kế hoạch cho “hành động hèn nhát đáng xấu hổ” này. Đây có thể là một đòn giáng mạnh khác vào Iran kể từ sau khi Mỹ tiêu diệt Qasem Soleimani – Thủ lĩnh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào đầu năm. Fakhrizadeh – người phụ trách chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran (AMAD), vốn đã tồn tại hơn 20 năm, thường được ngoại giới coi là “cha đẻ” của chương trình vũ khí hạt nhân Iran. Ông cũng là nhà khoa học hạt nhân duy nhất có tên trong “Báo cáo đánh giá cuối cùng về Chương trình hạt nhân của Iran” do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ban hành năm 2015.
Tất nhiên, không cần giới thiệu cũng biết, những nhân vật có thể nằm trong danh sách ám sát của “The Mossad” lừng danh chắc chắn không hề tầm thường. Iran “thống khổ”, đã không ngừng nghiên cứu vũ khí hạt nhân từ những năm 1980 và đã nhiều lần đe dọa xóa sổ Israel khỏi trái đất. Kết quả là các nhà khoa học phụ trách luôn chết bất đắc kỳ tử vào những thời điểm quan trọng. Trước đó, từ năm 2010 đến 2012, 4 nhà khoa học hạt nhân Iran đã bị “The Mossad” ám sát, việc trở thành nhà khoa học yêu nước đối với đội ngũ giảng viên thực sự rất bấp bênh. Ngoài ra vào tháng 11/2011, xảy ra “vụ đánh bom căn cứ tên lửa Alghadir ở Bid Ganeh” (gần thủ đô Tehran) dẫn đến cái chết của 17 kỹ thuật viên Iran và ngăn chặn kế hoạch phát triển tên lửa, thực chất cũng là do Mossad đứng đằng sau.
“The Mossad” và những vụ ám sát nổi tiếng
“The Mossad”, tên đầy đủ là “Cơ quan Đặc nhiệm và Tình báo Israel”. Lịch sử hình thành của cơ quan này vốn không lâu, chỉ mới được thành lập năm 1951. Nhiệm vụ chính là thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài và thực hiện các vụ ám sát. Là một “ngôi sao đang lên” trong giới tình báo, “The Mossad” từng được coi là “top 4” trong “biển” điệp viên toàn cầu cùng với CIA, MI6 của Anh và KGB của Liên Xô, với chiến tích xuất sắc “kẻ tàn độc, không nhiều lời” chỉ trong một thời gian ngắn.
Cuộc chiến đem lại danh tiếng cho “The Mossad” chính là truy sát tàn dư của Đức Quốc xã Adolf Eichmann. Năm 1961, các đặc vụ “The Mossad” vào Argentina bằng hộ chiếu giả, sau khi đối chiếu cẩn thận, họ tìm ra Eichmann, người đã phẫu thuật thẩm mỹ và mai danh ẩn tích trong nhiều năm. Cuối cùng trong lúc “thần không biết quỷ không hay” đã bắt cóc Eichmann, thông qua hồ sơ bệnh án giả mạo, “The Mossad” ngang nhiên đưa Eichmann về Israel xét xử và tống hắn vào giá treo cổ.
Điều khiến “The Mossad” trở nên nổi tiếng là “Chiến dịch sự phẫn nộ của Chúa trời” sau thảm họa Munich mà chúng ta vốn đã quen thuộc – 11 vận động viên Israel tham gia Thế vận hội bị những kẻ khủng bố Palestine Black September Organization (BSO) giết hại. “The Mossad” liền “ăn miếng trả miếng”, sau đó đã lập nhiều tổ chức ám sát nhỏ, truy lùng 10 tên khủng bố “Munaẓẓamat Aylūl al-aswad” có liên quan đến thảm kịch trên khắp thế giới. Mãi cho đến khi hoạt động ám sát lần thứ 11 ở Warsaw, Ba Lan, khiến mục tiêu bị trúng 5 phát đạn, nhưng “đại nạn mà không chết”, gây ra phản ứng dữ dội trên toàn thế giới thì mọi việc mới dừng lại. Trong chiến dịch ám sát kéo dài 9 năm, các điệp viên “The Mossad” đã dùng hết mọi mánh khóe, chiêu bài thậm chí còn đặc sắc kinh điển hơn cả trong phim “Điệp viên 007” như: Bắn súng, đầu độc, mỹ nhân kế, bom xe, bom giường, bom điện thoại v.v.
Ví dụ, khi Salameh – người đứng đầu kế hoạch của Black September Organization bị ám sát ở Beirut, Lebanon, “The Mossad” đã dùng đặc nhiệm xinh đẹp Penelope, cải trang thành một người ủng hộ Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), dùng sắc đẹp tiếp cận Salameh, lén thu thập được hành tung của hắn, cuối cùng Salameh đã bị giết bởi một chiếc xe bom; trong vụ ám sát Hamsari đại diện của Palestine ở Paris, Pháp, các đặc vụ “The Mossad” đã cài một quả bom điều khiển từ xa vào điện thoại nhà của ông ta, sau khi Hamsari nghe điện thoại và xác nhận danh tính, đã kích nổ bom để giết chết ông. Khi ám sát Abad Hill ở Đảo Síp, các chuyên gia nổ mìn của “The Mossad” đã đặc biệt phát triển một quả bom giường. Khi một người nằm xuống, công tắc áp suất sẽ được kích hoạt và đặc vụ sẽ kích nổ nó từ xa v.v.
Một trong những “kiệt tác hoàn hảo” của “The Mossad” là “Vụ ám sát Sô-cô-la” (Chocolate Assassination) năm 1976. Năm 1976, lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Palestine, Wadi A. Haddad lên kế hoạch vụ không tặc Air France chấn động thế giới. Để giải cứu các hành khách Do Thái trên máy bay, Israel đã xây dựng một kế hoạch gần như hoàn hảo cho một cuộc đột kích dài hàng nghìn dặm, và giải cứu thành công hầu hết các hành khách ở quốc gia Uganda. Nhưng sau sự việc, kẻ chủ mưu Haddad đã trốn sang thủ đô Baghdad, Iraq để ẩn náu. Sau một thời gian dài theo dõi, “The Mossad” đã xúi giục những người xung quanh Haddad, dựa theo sở thích ăn sô cô la của ông ta, đặc chế một hộp Sô-cô-la cao cấp được sản xuất tại Bỉ và hạ độc vào đó. Chất độc mãn tính này sẽ không giết chết nạn nhân ngay lập tức, nhưng sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh bạch cầu. Nửa năm sau Haddad chết, và một thời gian dài ngoại giới vẫn cho rằng ông chết vì bệnh.
Chiêu thức “thần không biết quỷ không hay” này được sử dụng đến mức cực đoan trong vụ ám sát thủ lĩnh Mahmoud al-Mabhouh của Hamas vào tháng 1/2010. Mười một đặc vụ “The Mossad” trong vai khách du lịch, mang hộ chiếu giả của Anh, Pháp, Đức và Ireland, bay từ các quốc gia khác nhau đến tụ hội tại một địa điểm bí mật ở Dubai, UAE. Họ có sự phân công công việc rõ ràng, chỉ trong 5 tiếng đồng hồ đã dùng phương thức hạ độc, bào chế ra một thứ thuốc gây ra hiện tượng giả giống như mục tiêu “đột ngột bị đột tử vì đau tim” mà không để lại dấu vết, thậm chí còn “qua mắt” được các bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi. Sau khi thực hiện xong phi vụ, nhóm trên “đường ai nấy đi”. Mãi sau đó, cảnh sát Dubai mới phát hiện ra sự bất thường trong hệ thống giám sát của khách sạn nên họ mới nghi ngờ đây là một vụ ám sát, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết đó là loại chất độc gì.
Để tránh gây chú ý và sát hại nhầm người vô tội, “The Mossad” thường chọn cách âm thầm ám sát mục tiêu, nhưng đôi khi để răn đe các phần tử khủng bố, như vụ ám sát các nhà khoa học hạt nhân Iran này, “The Mossad” lựa chọn phương thức “khua chiêng gõ trống”. Ví dụ, vào tháng 4/1988, để giết Abu Jihad – một tay “cộm cán” của Tổ chức Giải phóng Palestine, đặc vụ “The Mossad” thâm nhập vào Tunisia, đầu tiên sử dụng các thiết bị gây nhiễu sóng công nghệ cao để cắt đứt mọi tín hiệu liên lạc trong khu vực mục tiêu sống, sau đó đột nhập vào nhà, khoảng hơn chục tay súng đã trực tiếp nã 52 phát súng vào Jihad. Một ví dụ khác là vào năm 2004, ngay giữa chốn đông người, “The Mossad” đã sử dụng trực thăng để phóng 3 quả tên lửa nhằm trực tiếp vào nhà lãnh đạo tinh thần Hassan của Hamas, khiến người này “thịt nát xương tan”. Người kế nhiệm Hassan là Rantisi, cũng bị chết dưới khói tên lửa chỉ sau 25 ngày tại vị. Hầu hết các cuộc truy sát những mục tiêu trở về sau, đều sử dụng phương pháp răn đe này.
Cho đến nay, bạn có thấy rằng những phần tử khủng bố trước kia vốn ăn nói ngạo mạn cũng không còn dám xuất đầu lộ diện mà mặc sức đe dọa người khác?
Vào tháng 1/2018, theo thống kê của nhà báo người Israel – Ronen Bergman trong cuốn “Rise and Kill First: The Secret History of Israel’s Targeted Assassinations”, “The Mossad” đã thực hiện hơn 2.300 vụ ám sát có chủ đích. Trong số đó có nhiều tài liệu cho thấy, bao gồm cả cái chết của Mughniyah, thủ lĩnh của Hezbollah ở Lebanon, trong một vụ đánh bom xe ở thủ đô Damascus của Syria năm 2008; Mahmoud al-Mabhouh – chỉ huy cấp cao vận chuyển vũ khí của Hamas, bị chết ngạt bởi một chiếc gối trong một khách sạn ở Dubai vào năm 2010; Năm 2013, Chỉ huy quân sự Lakkis của Hezbollah, bị bắn chết ở Beirut, Lebanon; Zuari, một kỹ sư người Tunisia, người đã chế tạo máy bay không người lái cho Hamas, đã chết vào năm 2016 v.v. người đứng sau “giật dây” của một loạt những hành động này là “The Mossad”.
Tất nhiên, hành động của “The Mossad” cũng có nhiều vụ bị “thất thủ”, ví dụ như trong “Chiến dịch sự phẫn nộ của Chúa trời”, vì xác định nhầm mục tiêu và hành động quá “ồn ào”, một số người qua đường vô tội đã bị hại. Mặc dù chính phủ Israel đã trả tiền bồi thường nhưng điều đó cũng khiến “The Mossad” gánh chịu tai tiếng và áp lực lớn. Nhưng “The Mossad” đang phục vụ an ninh quốc gia của Israel hơn là phục vụ cho “miệng lưỡi” của người đời.
Chiêu thức ám sát giáng đòn phủ đầu của “The Mossad” rốt cuộc là có hiệu quả hay không, sự phát triển trong vài thập kỷ qua của Israel ở Trung Đông – nơi bị bao vây bởi những kẻ thù hùng mạnh có lẽ là câu trả lời có sức nặng nhất. Những Tổ chức Giải phóng Palestine, Hamas, Hezbollah v.v. ngạo mạn lần lượt sa sút, bằng chứng rõ ràng nhất là họ không còn dám “vuốt râu hùm”, động chạm vào “ông lớn” nữa. Khi những phần tử khủng bố chỉ hiểu tiếng đạn và chỉ sợ tiếng đạn, thì việc tuyên truyền thủ tục công lý và trói buộc đạo đức là vô ích. Có thể nói một cách chắc chắn rằng Mỹ đã thay đổi phương thức cũ trong những năm gần đây và bắt đầu thực hiện mạnh mẽ chiến lược chặt đầu “máy bay không người lái ba thước trên đầu”, rất nhiều động lực đến từ hiệu ứng thị phạm, giống như Israel.
Tất nhiên, có thể tưởng tượng rằng trận “khẩu pháo” của Iran sẽ tiếp tục như mọi khi. Với sự ủng hộ công khai và bí mật của một số quốc gia nhất định, sự kêu gọi của họ về việc xóa sổ Israel và đánh bại Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục dưới ngọn cờ đẫm máu, nhưng những gì thế giới đáp lại, chỉ có thể là ngày càng nhiều “pha phản pháo”.
Tác giả: Master II
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net
Lương Phong
Theo secretchina.com