Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn hàng năm: Ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc

25/02/18, 21:20 Tri thức

Quê hương của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là nơi tổ chức Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn Tết Âm lịch hàng năm. Đó là cách ôn lại lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc một cách sống động giữa cuộc sống hiện đại. 

Tiết mục Trống Trận của Đoàn Nghệ thuật Hồng Ân tại lễ hội Đống Đa – Tây Sơn – Bình Định.

Còn nhớ Tết Kỷ dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã có cuộc tiến quân thần tốc ra Bắc, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, thu giang sơn về một mối. Để tưởng nhớ và tri ân công đức của Tây Sơn Tam Kiệt cùng các Văn thần, Võ tướng, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Bình Định và du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội Tết Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong – Tây Sơn.

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầu xuân, được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng… diễn lại trận đánh lịch sử với những y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang Trung ra trận…     

Ngược theo dòng lịch sử, năm 1788, trong bối cảnh bị đe dọa bởi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra khắp nơi và để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh lúc đó là Càn Long vốn có mưu đồ sang xâm chiếm nước ta từ lâu. Được sự cầu cứu của vua nước Nam, vua Càn Long đã lập tức cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân chia làm 4 mũi ồ ạt tiến vào thành Thăng Long xâm lược nước ta. Quân Thanh tiến vào kinh thành Thăng Long không gặp phải sự kháng cự lớn nào từ quân dân nước Việt, Tôn Sĩ Nghị đã ngạo mạn tuyên bố: Đến ngày mùng 6 Tết sẽ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn.

Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788 tức ngày 25/11 âm lịch, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ xưng vua, lấy tên hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đại quân Tây Sơn đã bất ngờ tiến về Hà Nội đánh tan đồn trại giặc Khương Thượng khiến tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.

Xuất phát từ cuộc hành quân thần tốc và chiến tích lẫy lừng của vua Quang Trung Nguyễn Huệ năm nào, chương trình hội ngày mồng 5 tuy có thay đổi hằng năm nhưng vẫn giữ nguyên các mục chính như diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp.

Tiết mục võ thuật của đất võ Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn  như:  Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … được người xem tán thưởng nhiệt liệt.       

Lễ hội hàng năm thường có phần nhạc võ. Nhạc võ Tây Sơn là một phần anh linh trong văn hóa cổ truyền Bình Định. Những người biểu diễn võ thuật đều là các tên tuổi lớn trong làng võ, có tâm huyết và võ công thượng thừa. Khi màn nhạc võ Tây Sơn bắt đầu, người xem vỗ tay tán thưởng hân hoan, sau đó hồi hộp thót tim trước tinh hoa của từng đường quyền, cước. Hầu hết các điểm mạnh trong võ thuật Bình Định đều được các võ sư biểu diễn, không một chút che giấu.

Hào hùng và được mong đợi không kém là màn trình diễn tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung và quân lính, làm tiêu diệt 29 vạn quân Thanh.

Màn trình diễn tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa.
Màn trình diễn tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa.

Dịp này, tại Bảo tàng cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như Hội bài chòi cổ dân gian, Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Ca kịch bài chòi Bình Định và Nhà hát Tuồng Đào Tấn; Hội thi các môn thể thao truyền thống như kéo co, đẩy gậy, múa Lân – Sư – Rồng… phục vụ khách du Xuân.

Hội bài chòi cổ dân gian.

Lễ hội năm nay còn có sự góp mặt của Đoàn Nghệ thuật Hồng Ân – Đoàn Nghệ thuật thiện nguyện với những nghệ sĩ không chuyên xuất phát từ quần chúng, họ biểu diễn các tiết mục trống lưng, trống trận và múa cung đình, với tâm niệm mang vẻ đẹp Chân – Thiện – Nhẫn đến với lễ hội.

Múa lân – Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân.
Màn biểu diễn trống lưng.
Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân tại lễ hội.

Biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội Đống Đa – Tây Sơn năm 2018

>>> Những lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở miền Bắc mỗi dịp xuân về

>>> Sài gòn giới thiệu vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp tại hội chợ The Saigon market

Bạch Vân (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x