“Làn sóng phá sản” sẽ khiến 50 triệu người Trung Quốc thất nghiệp?
Truyền thông Trung Quốc tiết lộ, cứ theo đà các doanh nghiệp phá sản như hiện nay, không đến 5 năm nữa sẽ có tới 50 triệu người dân thất nghiệp.
Năm ngoái, các doanh nghiệp Trung Quốc lâm vào cảnh các loại chi phí tăng, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước chậm chạp, dẫn đến việc đóng cửa một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Truyền thông cho biết theo đà của “làn sóng” phá sản này, tương lai sẽ khiến 50 triệu người dân bị thất nghiệp.
Một bài báo kinh tế hồi cuối tháng 11/2016 trên trang sina.com có tựa đề là “Thảm hại chưa từng thấy! Trào lưu kinh tế phá sản khiến 50 triệu người thất nghiệp”. Đến nay, rất nhiều trang truyền thông Trung Quốc và Hồng Kông liên tục đăng tải lại bài báo này.
Bài báo cho biết từ năm 2015, trong các ngành chế tạo than đá, quặng sắt, chế tạo giấy… các nguyên vật liệu đã bắt đầu tăng giá, lan truyền đến toàn bộ ngành công nghiệp.
Trong đó, than cốc và than nhiệt từ cuối năm 2015 đã tăng tương ứng là 150% và 100%, ngày 21/10, chỉ số giá thép tổng hợp 79,00 điểm, tăng trưởng 22,63 điểm so với đầu năm.
Kèm theo đó là chi phí vận chuyển tăng quá nhanh, chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng tăng 100 NDT mỗi tấn, chi phí vận chuyển thức ăn chăn nuôi đã tăng hơn 35% so với trước.
Bài báo cũng trích dẫn, do tăng vọt chi phí nguyên liệu và vận chuyển, năm ngoái ít nhất đã có 41 siêu thị, trung tâm mua sắm, siêu thị đóng cửa.
Trong ngành điện tử, giày dép, quần áo, đồ chơi và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động khác, đóng cửa cũng đã trở thành làn sóng. Và những doanh nghiệp bị đóng cửa này, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bài báo cho rằng, nối tiếp làn sóng phá sản này, trong tương lai sẽ có 50 triệu người thất nghiệp.
Theo ước tính sơ bộ, trong năm 2014 số lượng các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại Trung Quốc tiếp nhận khoảng 150 triệu lao động. Nếu 5 năm tới, Trung Quốc có 1/3 các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, sẽ có 50 triệu người thất nghiệp, nếu một nửa số doanh nghiệp phá sản, sẽ có 75 triệu người thất nghiệp.
Bài báo cũng cho biết: Nếu khảo sát đến Foxconn, Compal Kim, Samsung, Windsor, thì trong đó có hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu cơ sở quy mô lớn, đang hoặc sắp sửa rút khỏi Trung Quốc, tương lai nạn thất nghiệp của Trung Quốc sẽ vượt quá sức tưởng tưởng.
Bài báo phân tích nguyên nhân khiến nền kinh tế Trung Quốc lao dốc chủ yếu là: thuế quá cao, bao gồm cả bảo hiểm xã hội 33%, thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, thuế giá trị gia tăng 17%, thuế suất lũy tiến 10%, lãi suất cho vay 10%, cũng như một loạt các loại chi phí khác, v.v…; chi phí ngày càng tăng; khó khăn tài chính, bong bóng bất động sản phá vỡ nền kinh tế thực, tính sơ thì đầu tư bất động sản chiếm hơn 45% GDP.
Nhiều người cho rằng, những tác động đến xã hội và chính trị do tình trạng tồi tệ về kinh tế là khó tránh khỏi. Hậu quả của nó bao gồm: thứ nhất, khi doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt làm cho số người thất nghiệp tăng mạnh, gây bất ổn xã hội; thứ hai, nguy cơ đối đầu giữa người dân và chính quyền, giữa chính quyền địa phương và Trung ương, mâu thuẫn nội bộ giới lãnh đạo Trung ương ngày càng gay gắt; thứ ba, việc phá sản cái gọi là “nhận thức chung Bắc Kinh” và “mô hình kiểu Trung Quốc” gây bất ổn toàn diện về chế độ quản lý kinh tế – chính trị hiện nay.
Theo epochtimes.com.tw