Lại thêm một cậu bé tị nạn Alan Kurdi nữa…
Một ông bố người Rohingya đã tìm thấy thi thể của con trai mình, nằm úp mặt xuống một vũng bùn trong cuộc chạy trốn khỏi Myanmar.
Mohammed Shohayet, bé trai 16 tháng tuổi người tị nạn Rohingya đã cùng gia đình bỏ trốn khỏi bang Rakhine chạy sang Bangladesh. Người Rohingya tuyên bố, họ bị bức hại bởi quân đội Myanmar và nhiều người chạy trốn do nạn hiếp dâm, giết người.
Mohammed ở cùng với mẹ và anh trai khi đang cố gắng vượt qua sông Naf, nhưng thật không may chiếc thuyền vượt biên sang Bangladesh của họ đã bị chìm.
Hình ảnh chụp thi thể cậu bé úp mặt xuống bùn là một bức ảnh đầy ám ảnh, nó được đem ra so sánh với bức ảnh cậu bé Aylan Kurdi chết ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trong cố gắng thoát khỏi Syria.
Và giờ đây, cha cậu bé Mohammed Zafor Alam, đang cầu xin thế giới để tâm đến hoàn cảnh của những người tị nạn Rohingya. Ông nói với CNN: “Trong ngôi làng của chúng tôi, máy bay trực thăng bắn súng vào chúng tôi, và những người lính Myanmar cũng nổ súng về phía chúng tôi. Ông nội và bà ngoại tôi đã bị thiêu đến chết. Quân đội đã đốt cháy ngôi làng của chúng tôi. Không còn gì sót lại trong đó cả”.
“Khi tôi nhìn thấy hình ảnh con trai mình, tôi cảm thấy mình thà chết chứ không nên sống nữa”, ông cho biết thêm.
“Tôi muốn cả thế giới biết. Chính phủ Myanmar không nên kéo dài thời gian. Nếu họ vẫn còn đợi chờ để hành động, họ sẽ giết tất cả những người Rohingya”.
Hàng chục nghìn người tị nạn Rohingya đang cố gắng bỏ trốn đến Bangladesh. Hơn 120.000 người đã bị mắc kẹt trong những trại di dời bẩn thỉu kể từ khi bạo lực nổ ra vào năm 2012 tại Rakhine, nơi những người Rohingya bị từ chối quyền công dân, và các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục.
Bạo động Rakhine năm 2012
Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine phía bắc của Myanma, dù đến Tháng 10/2012 thì người Hồi giáo thuộc tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công. Các cuộc bạo loạn diễn ra sau nhiều tuần tranh chấp bè phái và đã bị lên án bởi hầu hết mọi người ở cả hai phía của cuộc xung đột. Nguyên nhân trực tiếp của các cuộc bạo loạn là không rõ ràng, với nhiều nhà bình luận đưa ra việc người Rakhine Phật giáo giết chết mười người Myanmar Hồi giáo sau vụ hãm hiếp và giết chết một phụ nữ dân tộc Rakhine là nguyên nhân chính.
Chính phủ Myanmar phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm và bằng cách triển khai quân đội ở khu vực. Ngày 10 tháng 6, tình trạng khẩn cấp đã được loan báo trong Rakhine, cho phép quân đội tham gia vào việc quản lý khu vực Đến thời điểm 22/8/2012, chính thức đã có 88 trường hợp bị giết chết – 57 người Hồi giáo và 31 người theo Phật giáo.Ước tính có khoảng 90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo động. Khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy, và của những người, 1.336 ngôi nhà thuộc người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine Quân đội Miến Điện và cảnh sát bị cáo buộc đóng vai trò hàng đầu trong việc nhắm mục tiêu vào người Rohingya thông qua việc bắt giữ hàng loạt và bạo lực độc đoán.
Theo Dailymail