Ngày tốt nghiệp: Xúc động người cha sống chung KTX 4 năm nuôi con tật nguyền học đại học

05/05/21, 06:57 Cuộc sống

Chia sẻ về người con Út của mình, ông Vĩnh nói: “Những ngày tháng đưa con đến trường, đi học, thấy bạn bè đồng trang lứa của con tung tăng, con mình phải ngồi một chỗ mà muốn đứt ruột. Nhưng số phận đã vậy biết làm sao, chỉ nghĩ dù có phải đi ăn xin ăn mày cũng cố gắng lo cho con ăn học”.

Mới đây Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã tổ chức buổi lễ tốt nghiệp vào ngày 24/4 để trao bằng cho hơn 900 kỹ sư, kiến trúc sư và cử nhân. Trong số đó phải kể đến một trường hợp đặc biệt là em Vũ Kiều Hải Hòa (23 tuổi) đã gây xúc động mạnh với những người tham gia. 

Khác với các bạn cùng trang lứa, Hòa được nhà trường sắp xếp hỗ trợ và đưa xe lăn vào hội trường để lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp, đi phía sau em còn có cả ba và mẹ.

Quê ở Bình Phước, Hòa sinh ra với căn bệnh khuyết tật thần kinh vận động. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm và không có phương pháp nào chữa khỏi. Lúc nhỏ, tuy Hòa không được khỏe nhưng em vẫn có thể đi lại được, tuy nhiên từ khi bước vào cấp 2 thì em yếu đi hẳn và không thể tự đi lại được nữa. Lên cấp 3, ba mẹ thường thay phiên nhau đưa em đến trường, mọi sinh hoạt, vận động của chàng trai đều cần đến người và máy móc giúp đỡ. 

Tân kỹ sư Vũ Kiều Hải Hòa cùng cha mẹ lên nhận bằng tốt nghiệp. (Ảnh qua Zing)

Khó khăn là vậy nhưng nhờ tình thương bao la của ba mẹ tiếp thêm nghị lực, Hòa đã xuất sắc vượt qua tất cả gian nan, dùng 12 năm nỗ lực để thi đỗ vào khoa Khoa học Máy tính, ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM. 

Trong suốt 4, 5 năm học đại học, người luôn đồng hành cùng Hòa chính là ba của em, ông Vũ Đức Vĩnh (57 tuổi). Vì lo lắng nên ông Vĩnh đã chuyển từ Bình Phước lên TP.HCM để theo chăm sóc cho con. Ngoài việc chăm sóc và hỗ trợ con đi lại, thời gian còn lại ông còn đi làm công nhân chăm sóc cây xanh để kiếm thêm chút tiền trang trải.

Hòa tâm sự: “Toàn bộ học phí của em đã được Tỉnh Đoàn Bình Phước hỗ trợ nhưng ba vẫn phải đi làm thêm để kiếm chút tiền trang trải sinh hoạt. Vì việc di chuyển không thuận lợi nên lâu thật lâu hai ba con mới có thể về nhà thăm mẹ.”

Chia sẻ về người con Út của mình, ông Vĩnh cũng nói: “Những ngày tháng đưa con đến trường, đi học, thấy bạn bè đồng trang lứa của con tung tăng, con mình phải ngồi một chỗ mà muốn đứt ruột. Nhưng số phận đã vậy biết làm sao, chỉ nghĩ dù có phải đi ăn xin, ăn mày cũng cố gắng lo cho con ăn học”.

Tâm sự về khoảng thời gian định hướng tương lai của mình, Hòa cho biết: “Em thích nghề giáo và muốn sau này được đứng trên bục giảng nhưng xét tình hình sức khỏe của bản thân không cho phép nên em quyết định chọn học về công nghệ thông tin vì phù hợp hơn. Sau một thời gian theo ngành, em cũng đã cảm nhận được sự phù hợp của ngành này với bản thân hơn”.

Cuối cùng, sau 4, 5 năm nỗ lực, Hòa cũng đã tốt nghiệp với số điểm trung bình tích lũy khá cao 7.9, em nói: “Trong cuộc sống lẫn học tập, em luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn bè và thầy cô như làm thủ tục, hồ sơ, miễn giảm các môn học về thể lực… Bí quyết học tập của em khá đơn giản, trên lớp em luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài và về nhà em dành thời gian để tự học, tự nghiên cứu”.

Giờ cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp, Hải Hòa mong muốn tìm được một công việc chuyên ngành phù hợp tại TP.HCM để phụ đỡ ba mẹ lo cho bản thân.

Thấy con đã hoàn thành việc học như ý nguyện ban đầu, người ba như ông Vĩnh không khỏi vui mừng nhưng nỗi lo vẫn chưa nguôi. “Hết lo cho con đi học, giờ lại lo lắng không biết con có tìm được việc làm không”. 

Chia sẻ về những điều đang nghĩ ngay thời điểm này, tân kỹ sư trăn trở: “Em biết ơn ba mẹ và chặng đường ba mẹ đã trải qua cùng em suốt nhiều năm tháng qua. Chưa biết tương lai ra sao, nhưng em hi vọng tìm được công việc để làm, để chia sẻ phần nào gánh nặng của ba mẹ những ngày sắp tới…”.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x