Kỷ niệm 40 năm chiến tranh Việt Nam: 9 bí ẩn người Mỹ vẫn chưa giải được

05/03/15, 07:59 Bí ẩn

Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong những đề tài gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử cận đại. Trong một thời gian dài, người Mỹ vẫn không thể nguôi ngoai về nguyên nhân nào đã mang con em họ ra đi, chiến đấu tại một vùng đất xa xôi, với mục đích và tương lai mù mịt.

40 năm đã trôi qua, giờ đây mỗi khi nhắc lại, vẫn còn đó nhiều bí ẩn từ cuộc chiến mãi chưa có lời giải thích.

1. Số phận viên đại tá phi công Charles Shelton

Năm 1965, trong một nhiệm vụ do thám bay vòng qua đất Lào, chiến đấu cơ của đại tá Charles Shelton đã bị bắn hạ. Khi đó, ông vẫn còn liên lạc về trung tâm nhờ tiếp cứu. Toán tiếp cứu chưa kịp đến nơi thì liên lạc bị cắt đứt, và không ai biết được tình trạng của viên phi công này ra sao. Một số cho rằng ông đã bị bắt làm tù binh, rồi bằng một hành động dũng cảm, ông đã hạ sát lính canh trong lúc đối phương sơ hở và trốn thoát được. Gia đình ông còn nhận được thông tin như Charles Shelton còn sống khỏe mạnh và trở về California nhưng bị đặt dưới sự giám sát của chính phủ và không được gặp mặt gia đình.

Đại tá Charles Shelton là phi công cuối cùng thuộc lực lượng không quân được đưa vào danh sách tù binh chiến tranh trong chiến tranh Việt nam. Đến sau những năm 80s, những ai vẫn còn trong danh sách tù binh chiến tranh được chính phủ Mỹ phân loại “mất xác” hay “tử trận” ngoại trừ trường hợp của Shelton. Viên đại tá phi công trở thành một biểu tượng của những số phận chưa được định đoạt. Điều này trở thành gánh nặng cho gia đình, người vợ sau 25 năm chịu đựng, mòn mỏi trông ngóng tin chồng đã tự sát vào một ngày buồn bã.

Bằng nổ lực của gia đình và con cái, Charles Shelton cuối cùng cũng được tuyên bố là tử trận, đề trên bia mộ kế nơi chôn cất vợ ông tại nghĩa trang Arlington.

2. M16 – Khẩu súng trường gây tranh cãi

Sự ra đời của AK47 là một đối thủ đáng ngại. Để làm đối trọng, năm 1966 quân đội Mỹ đã bắt đầu trang bị cho chiến trường Việt Nam khẩu M16 được cho là hiệu quả hơn với khả năng sát thương lớn và tốc độ bắn cao. Thật không may, mọi chuyện đã không theo dự kiến, với điều kiện chiến đấu ẩm ướt và nhiều đất cát như ở Việt Nam, lúc đụng trận khẩu M16 thường bị kẹt đạn, xảy ra nhiều sự cố “tự bóp cò” trong lúc cuộc chiến đang lên cao trào.

Khẩu súng trường tưởng chừng như hoàn hảo và vượt qua các đợt kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tung ra chiến trận, lại trở thành một thảm họa khi đưa vào sử dụng thực tế. Nhà sản xuất không hề đưa ra hướng dẫn phải lau chùi và thông nòng, không để bụi bẩn đóng bám trong quá trình sử dụng, nhằm tránh kẹt đạn, và họ cũng không lường trước được môi trường chiến đấu ở chiến trường Việt Nam lại chịu quá nhiều ảnh hưởng của khí hậu.

Với khẩu M16, hãy tưởng tượng là hai bên đang đụng trận dữ dội, một số vị trí then chốt của lính Mỹ liên tục bị kẹt đạn, và đã có không biết bao lính binh lính Mỹ đã ngã xuống vì những khẩu M16 “dở chứng” này.

Cho đến ngày nay, tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ, người ta chưa kết luận được lỗi do nhà sản xuất vũ khí tồi hay do các chỉ huy quân đội thiếu sự huấn luyện cho binh sĩ về cách thức bảo dưỡng lau chùi và sử dụng khẩu M16.

3. Chiến dịch Marigold

Trong khoảng thời gian 1965 – 1968, chính quyền Mỹ và bắc Việt đã tiến hành nhiều đàm phán thông qua trung gian là một nhà ngoại giao Ba Lan thuộc Ủy ban kiểm soát quốc tế về Việt Nam. Nếu đàm phán thành công, kết quả có thể kết thúc chiến tranh và tránh được thêm nhiều thương vong trong thời gian nhiệm kỳ của tổng thống Johnson.

Tiến trình đàm phán hòa bình sau đó đã thất bại, mà nguyên nhân vẫn chưa được tiết lộ cho đến ngày nay.

Thông tin xung quanh nội dung chiến dịch Marigold đều không rõ ràng, đầy đủ và rất mơ hồ. Người ta chỉ biết cụ thể các bên đã tham gia đàm phán gồm có Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, nơi từng diễn ra có thể ở Ý hoặc Bắc Kinh.

Khởi đầu, chiến dịch Marigold dường như diễn ra khá thuận lợi, các ông lớn đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán, các điều khoản đã được đưa ra, chiến tranh Việt Nam sẽ đóng lại. Bỗng dưng mọi chuyện lại đảo lộn. Người ta tự hỏi chuyện gì đã xảy ra, quân đội Mỹ lại tiếp tục tấn công miền Bắc, các nỗ lực liên lạc để quay lại vòng đàm phán sau đó đều không có kết quả. Các tài liệu ngoại giao xung quanh Marigold điều rất mơ hồ, thậm chí còn ghi sai cả ngày tháng.

4. Chuyến bay của chiếc phi cơ mang số hiệu 739

Ngày 16/3/1962, chuyến bay mang số hiệu 739 mất liên lạc trong hành trình từ đảo Guam đến Philippines. Tất cả 107 hành khách trên máy bay bị tuyên bố là tử nạn sau hai tháng máy bay mất tích bí ẩn. Không có dấu hiệu hay vết tích gì được tìm thấy để chứng minh máy bay đã gặp tai nạn.

Chuyện phức tạp hơn khi gia đình các nạn nhân lên tiếng rằng thân nhân họ là những người lính đang trên đường đến chiến trường Việt Nam. Ngược lại, không có bất cứ dữ liệu nào từ chính phủ Mỹ cho thấy số hành khách trên máy bay là những binh sĩ trên đường tham chiến, và chiếc máy bay mang số hiệu trên cũng không được đưa vào biên chế cho bất cứ nhiệm vụ quân sự nào vào thời gian đó. Trong khi đó thân nhân gia đình các nạn nhân lại nói khác đi, và còn đưa ra bằng chứng thân nhân của họ đã được tuyển chọn từ các căn cứ quân sự khác nhau để tham gia vào nhiệm vụ trên.

Một số hồ sơ từ chính phủ ghi chép rằng số hành khách trên chỉ đơn giản là các cố vấn truyền thông, hạ sĩ quan, trong khi người nhà nạn nhân khẳng định rằng sự việc không đơn giản như thế, và chuyến bay này phải liên quan đến một nhiệm vụ đặc biệt nào đó bị che dấu. Theo báo cáo của một cơ quan hàng không dân sự, đường bay chuyến bay trên hướng về Sài Gòn, không hàng hóa, hành khách gồm 93 người Mỹ, 3 sĩ quan quân đội Việt nam cộng hòa và 11 hành khách khác. Không hề có tín hiệu nào cho thấy máy bay gặp sự cố, cho đến khi nó mất liên lạc. Một tàu chở dầu của Libya đã báo lại họ quan sát thấy một vụ nổ trên không ở tuyến đường họ đi qua. Tuy nhiên, không chút mảnh vỡ hay phần thân máy bay nào được tìm thấy sau đó.

Gia đình các nạn nhân yêu cầu chính phủ Mỹ lưu tên tuổi thân nhân bị tử nạn trên tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, nhưng chính phủ nước này vẫn một mực im lặng về vai trò các nạn nhân. Người ta tin rằng, các binh sĩ đã tham gia vào một chiến dịch đặc biệt, một số nạn nhân trước khi đi đã nhắn nhủ gia đình với cảm giác chẳng lành về chuyến bay mà họ sẽ có mặt.

5. Ardel Vietti, Archie Mitchell, Daniel Gerber: 3 dân sự không rõ tung tích

Danh sách 17 dân sự Mỹ chính thức được xác nhận là “mất tích” trong chiến tranh Việt Nam, bao gồm 3 tình nguyện viên người Mỹ: bác sĩ Ardel Vietti, Archie Mitchell và Daniel Gerber làm việc trong một bệnh viên thuộc giáo hội tin lành. 30/5/1962 quân Việt Cộng tràn vào Ban Mê Thuột, bệnh viện không kịp sơ tán, chín nhân viên trong đó gồm 1 bác sĩ phẫu thuật, một nhà truyền giáo, nhân viên hành chính, tình nguyện viên, các y tá người Việt, vợ của Mitchell và bốn đứa con cũng đang có mặt tại đó, nhưng không ai bị tổn hại gì. Sau khi lấy đi thuốc men và các dụng cụ y tế để phục vụ cho chiến trường, binh lính Việt đã mang theo ba tình nguyện viên có tên trên. Từng có phong thanh về nơi ở của ba tù nhân này, nhưng sau đó lại bặt vô âm tín. Đến nay người ta vẫn chưa xác định được số phận của ba người này.

6. Thủy quân lục chiến giải cứu tàu Mayaguez

“Biến cố Mayaguez” được ghi nhận là nhiệm vụ cuối cùng quân đội Mỹ tham gia tại chiến trường Việt Nam. Vụ việc bắt đầu khi thương tàu Mayaguez bị lực lượng Khmer Đỏ đánh cướp, buộc các lực lượng không quân và hải quân Mỹ phải phối hợp giải cứu. Cuộc xung đột diễn ra gần khu vực đảo Koh Tang thuộc vịnh Thái Lan trở thành một cuộc chạm trán đẫm máu, có tổng cộng 15 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, số khác mất tích không rõ nguyên do. Đến năm 1991, Campuchia và Hoa Kỳ đã hợp tác trong nỗ lực nhằm tìm kiếm lại hài cốt của những binh sĩ đã tử trận.

Ba thủy quân lục chiến hiện vẫn đang mất tích. Có nhiều lời đồn đại hoặc nghe lại từ những cựu chỉ huy lực lượng Khmer Đỏ rằng, có thể họ bị bắt làm tù binh và tra tấn đến chết, hoặc chết bởi lạc đạn, bị giam giữ… Đã có ít nhất 20 cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ số phận của những quân nhân này mà vẫn chưa có kết luận. Đây là nhiệm vụ khó khăn, thời gian lại ngày càng hạn hẹp do những chứng nhân xưa kia cứ ít dần, trong thời gian này người ta khuây khỏa bằng cách xây hẳn một khu nghỉ dưỡng cao cấp, nhà hàng khách sạn ngay trên bãi biển gần nơi xảy ra biến cố.

7. Thủy quân lục chiến Cpl. Robert Daniel Corriveau

Năm 1968, Cpl. Robert Daniel Corriveau đột nhiên biến mất khỏi bệnh viện Nava ở Philadelphia trong thời gian đang điều trị. Corriveau được chuyển về từ chiến trường Việt Nam để điều trị hội chứng rối loạn tâm lý. Người ta không rõ bằng cách nào Corriveau có thể trốn thoát ra được khỏi khu điều trị thần kinh được canh giữ cẩn thận. Khởi đầu Corriveau bị liệt vào dạng đào ngũ, nhưng qua những cố gắng của người chị gái nên hồ sơ của ông chuyển sang thành “trốn nhiệm vụ”, khi Corriveau vẫn còn chưa rõ tung tích.

Chỉ đến năm 2012, bằng kỹ thuật so sánh gen di truyền, người ta mới xác định ra Daniel đã chết hơn 40 năm trước, thi thể trước đây vẫn được cho là của một người tên John Doe. Giờ đây, Corriveau đã không còn là kẻ trốn nhiệm vụ, mà là nạn nhân của một vụ mưu sát. Corriveau bị đâm vào tim, và vứt xác cách đó 50km.

Giờ đây hồ sơ của Corriveau đã được giải thoát khỏi tình trạng đào ngũ, và nhận được danh hiệu cựu chiến binh từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam, tuy nhiên bí ẩn cái chết của ông hơn 45 năm trước vẫn chưa có lời giải thích.

8. Chiến dịch những linh hồn phiêu bạt (Wandering Soul)

Là một chiến dịch tâm lý chiến nhằm đánh vào tinh thần chiến đấu của kẻ thù, chiến dịch khai thác tín ngưỡng lâu đời của người Việt, rằng người chết nếu không được chôn cất đúng cách, linh hồn của họ sẽ bị mắt kẹt, vất vưởng, lang thang và bị dày vò trong đau khổ, đến thời khắc thích hợp họ sẽ tìm báo oán người sống. Các chuyên viên quân sự Mỹ với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên người Việt, đã lặn lội khắp nơi trong rừng rậm và ghi âm lại một băng thu âm có tên “Ghost Tape No. 10”, sau đó đem ra sử dụng rộng rãi, nhưng không rõ hiệu quả đến đâu.

Các báo cáo về chiến dịch đều rất sơ sài, một số cho rằng đoạn băng không có tác dụng lên đối phương, số khác lại báo rằng nó gây ảnh hưởng lên tinh thần chiến đấu của đối phương, làm họ quá sợ hãi dẫn đến một số phải đào ngũ và đầu hàng. Thực tế, tính ghê sợ của đoạn băng là không thể phủ nhận vì nó chứa nhiều giọng nói từ cõi âm, bị mắc kẹt do chết oan, khóc đòi người thân và rên rỉ muốn về nhà.

9. Thời kỳ quân dịch của George W. Bush

Trong thời kỳ ra tranh cử, hồ sơ tổng thống George W. Bush luôn bị đảng phái đối lập đem ra khai thác triệt để, đặc biệt là hồ sơ ghi thời gian ông tại ngũ phục vụ ở chiến trường Việt Nam có nhiều khoản trống và thậm chí các dữ liệu còn mâu thuẫn nhau.

Có thời gian ông mất tích trên hồ sơ đến một năm mà không ai rõ ông đã tham gia hoạt động gì, có cáo buộc rằng ông đã lợi dụng mối quan hệ gia đình để tìm được chỗ trú ẩn an toàn trong cuộc chiến đang đến hồi nảy lửa. Thậm chí trước đó vào năm 1968, trong một cuộc khảo sát quân sự, Bush còn không vượt qua được kỳ thi sát hạch với điểm thi tối thiểu dành cho các môn.

Có nhiều chuyện chưa được làm sáng tỏ như là việc vị tổng thống Mỹ tuyên bố từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam có giật giây để mình được lui về an toàn làm huấn luyện phi công trong lúc cuộc chiến còn đang dầu sôi lửa bỏng? Hay là một số giấy tờ ông đã ký qua nhưng không nhớ rõ, như là việc ông thoái thoát không muốn mình phải ra chiến trường.

Bruce Phan – Theo Listverse

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x