Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% nhưng vẫn phải đi vay gần 500 ngàn tỷ?

Trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, chính phủ Việt Nam cho hay, dự báo đến cuối năm 2019 nợ công sẽ ở mức 56,1% GDP. Nhưng mới đây, chính phủ lại dự kiến vay thêm 459.000 tỷ nữa để cân đối ngân sách nhà nước năm 2020. Điều này khá mâu thuẫn vì theo chỉ số đưa ra là Việt Nam đang có mức kinh tế tăng trưởng đến 7%.

Nợ công đang là vấn đề gây tranh cải và có nhiều cảnh báo rủi ro nhất ở Việt Nam. (Ảnh qua Petrotimes)

Nợ công giảm mà mức vay lại tăng lên. Vì sao lại có chuyện ‘ngược đời’ như vậy?

Vay nợ mới để trả nợ cũ

Vietnamnet đưa tin theo báo cáo của chính phủ Việt Nam, mức nợ công nợ công giảm, nhưng khả năng trả nợ lại là một vấn đề khác đáng lưu tâm.

Theo đó, áp lực trả nợ của chính phủ Việt Nam ngày càng lớn vì tiền làm ra không đủ trả nợ, không đủ bù chi, khiến chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ.

Thêm vào đó là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn nước ngoài của Việt Nam  rất chậm. Việc này làm ảnh hưởng đến tăng trưởng nguồn vốn vay, trong khi nhà nước vẫn phải chịu chi phí cho các khoản vay đã ký và chưa giải ngân.

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phát biểu hồi tháng 6/2019 rằng “một trong các vấn đề tác động đến sự an toàn nợ công của Việt Nam là việc các khoản vay sắp đến hạn trả.”

Ví dụ, nhiều khoản vay trong nước cơ bản phải trả vào năm 2020 – 2021; một số khoản vay ODA (vốn vay hỗ trợ tài chính của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển) phải trả nợ gốc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực trả nợ vào thời gian tới.

Nhu cầu trả nợ gốc gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2017 là 144000 tỷ đồng, năm 2018 là hơn 146000 tỷ đồng, năm 2019 xấp xỉ 200 ngàn tỷ đồng và dự kiến năm 2020 sẽ lên tới… 379000 tỷ đồng.

Điều đáng nói là, dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi, Bộ Tài chính cho hay.

Năm 2019, ngân sách thu dự kiến thấp hơn chi là 222000 tỷ đồng. Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ phải vay để bù đắp bội chi ngân sách và trả nợ gốc 2019 lên tới gần 460000 tỷ đồng.

Con số này mới này cao hơn rất nhiều so với mức vay 363000 tỷ đồng năm 2018 và 340000 tỷ đồng của năm 2017.

Chính phủ Việt Nam dự kiến cuối năm 2019, nợ công sẽ ở mức 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước ước khoảng 19,5-20,5%, nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP.

Việt Nam xác định nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đến cuối năm 2019 là khoảng 23,6% GDP (cao hơn so với mức 22,3% GDP vào cuối năm 2018).

Có thể thấy, nợ công là một trong những rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

Một đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 7/2019 đã ghi nhận nỗ lực  của Việt Nam trong việc kiềm chế mức tăng nợ công, nhưng họ cho rằng rằng Việt Nam cần ưu tiên tái cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời cần giải quyết gấp nạn tham nhũng, vốn là một trong những nguyên nhân gây trì trệ tăng trưởng kinh tế của nước này.

Những rủi ro kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nhận định rằng, việc chính phủ nước này tiếp cận với các số khoản vay mới theo điều kiện thị trường có lãi suất thả nổi làm tăng rủi ro cũng như chi phí vay.

Bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công. (Ảnh qua Lao Dong)

Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội khi thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước 2017 đã lưu ý rằng, tổng số nợ công năm 2017 vẫn tăng so với 2016 trên 200000 tỷ đồng, quy mô nợ đang tăng dần lên theo các năm, theo Vietnamnet.

Trong khi đó, ngân sách chính phủ vẫn chưa có thặng dư để trả nợ.

TS Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu trả lời đài VOA rằng, vay nợ mới để trả nợ cũ tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế quốc gia.

Ông Hiếu nói: “Dùng nợ cũ để trả ‘lãi’ nợ mới ở Việt Nam gọi là tái cơ cấu nợ. Nhưng nếu chúng ta sử dụng ‘tái cơ cấu nợ’ chỉ để trì hoãn việc trả nợ thì điều này rất nguy hiểm vì đến cuối cùng dư nợ cứ thế tăng mãi. Cái rủi ro, thậm chí nguy hiểm của tái cơ cấu nợ là chúng ta đang ảo tưởng là mình có trả nợ, nhưng thực tế là số nợ càng ngày càng lớn, và nó tạo ra rủi ro về tài chính cho quốc gia.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody’s, tập đoàn đầu tư trái phiếu) thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam (hiện đang ở mức 3).

Nhưng động thái xem xét hạ mức tín nhiệm Việt Nam của Moody’s đã cho thấy tình trạng chậm thanh toán nợ tới hạn đang ở mức báo động, điều này có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và do đó dẫn tới hậu quả cuối cùng là vỡ nợ quốc gia. Khi đưa ra những đánh giá về mức xếp hạng như thế, điều hiển nhiên là Moody’s đã phải có trong tay những cơ sở thông tin tài chính và kinh tế chắc chắn, thu thập từ chính các chủ nợ của lớn nhất chính phủ Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản…

Hết năm 2020, nợ công sẽ ở khoảng 54,3% GDP?

Về nợ công năm 2020, Chính phủ cho biết dự kiến huy động vốn vay cho cân đối ngân sách trung ương là 459,400 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương là hơn 217000 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách trung ương là hơn 217000 tỷ đồng; vay để nhận nợ Bảo hiểm xã hội 9,100 tỷ.

Mức Tăng trưởng kinh tế tăng và mức vay cũng tăng đang là một tỷ lệ thuận rất ‘nghịch lý’ ở Việt Nam. (Ảnh qua Cafef)

Hôm 21/10, VietNamNet dẫn báo cáo của chính phủ cho biết, nghĩa vụ trả nợ của chính phủ Việt Nam trong năm 2020 là hơn 379000 tỷ đồng.

Năm 2020, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm khoảng 23% so với thu ngân sách, tiến gần ngưỡng 25% mà Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.

Báo cáo lưu ý việc sử dụng quy mô GDP mới để xác định ngưỡng an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025 “cần phải  được xem xét thận trọng” để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước.

Theo thông tin từ bộ tài chính Việt Nam thì các nhà tài trợ trên trên thế giới đang điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, dẫn đến chi phí huy động vốn của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây. Vậy là trong 5 năm tới, các khoản vay ODA của Việt Nam sẽ giảm dần và tiến đến kết thúc, điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn vay dài hạn vốn là ưu tiên đầu tư của nước này.

Mặc dù số nợ công của Việt Nam có giảm đi (56,1% năm 2019 so với 58,4% của năm 2018) nhưng mức nợ công hiện vẫn ở mức khoảng 3,200000 tỷ đồng. Vậy là trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 32 triệu đồng từ khoản nợ này, chưa kể nợ mà chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước, đến giờ chưa trả được nợ lại phải cộng dồn thêm nợ.

Được biết, Chính phủ đã thu trên 432 loại thuế phí khác nhau, ước tính đạt tới 32% GDP quốc gia cộng với việc khai thác tài nguyên trong nước đem bán, cho thuê đất nhưng vẫn không đủ cân đối thu chi trong bộ máy nhà nước, phải đi vay nước ngoài…

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Giả sử Việt Nam không có tài nguyên như Israel hay Nhật Bản thì chính phủ sẽ phải lấy nguồn thu ở đâu? Mà nếu cứ đi vay mãi thì liệu có được phép vay nữa hay không? Và quan trọng là ai sẽ người phải đứng ra gánh “núi nợ” đang ngày càng “phình to ra” này?

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x