Khủng long tuyệt chủng vì đẻ trứng?
Xung quanh loài khủng long đầy tính huyền thoại có bao nhiêu điều bí ẩn làm mất tâm lực và thời gian các nhà nghiên cứu. Sau câu hỏi “Tại sao khủng long lại lớn như vậy?” lại đến thắc mắc “Vì sao loài khủng long bị tuyệt chủng, có phải đơn giản vì chúng đẻ trứng?”.||
Lý do trên khiến khủng long bị tuyệt chủng hàng loạt cách đây 65 triệu năm, và ngược lại, động vật có vú do sinh con nên đã sống sót và vượt qua được điều kiện sống khắc nghiệt. Tin liên quan:
Lý giải cho “chiến thắng” về mặt tiến hóa của động vật có vú so với khủng long, các nhà khoa học cho biết, việc phân tích toán học đã cho thấy kích cỡ của động vật sơ sinh chính là chìa khóa then chốt cho khả năng sinh tồn. Theo Telegraph, do những hạn chế vật lý của kích thước quả trứng, khủng long sơ sinh tương đối nhỏ. Nhiều con sau khi nở chỉ nặng từ 2-10kg, trong khi một con khủng long trưởng thành phải nặng từ 30-50 tấn. Trong quá trình lớn lên, khủng long non sẽ phải cạnh tranh với bản thân đồng loại cũng như các con vật trưởng thành của loài khác để kiếm ăn. Theo nhà sinh học Marcus Clauss của Đại học Zurich, trong hệ sinh thái tự nhiên có rất nhiều chỗ dành cho các loài động vật vừa và nhỏ, nhưng lại không có chỗ dành cho con non của những loài cỡ lớn như khủng long. Trong hoàn cảnh bình thường, nghịch lý này không gây ra hậu quả gì. Nhưng khi biến cố xảy ra và xóa sổ toàn bộ các loài động vật cỡ lớn, khiến cho chỉ còn lại những loài nhỏ sống sót thì sự yếu ớt của khủng long non mới bộc lộ hết. Ngược lại, các loài động vật có vú lại không bị hạn chế về kích cỡ. Các con non cũng không quá bé so với động vật trưởng thành và không cần phải cạnh tranh với các loài khác để kiếm ăn. Thay vào đó, chúng chỉ cần bú mẹ là đủ. “Kích cỡ của quả trứng bị giới hạn chặt chẽ bởi độ dày của vỏ trứng, bởi nó quyết định đến việc oxy có truyền vào đến nhau thai hay không. Một con titanosaur trung bình có trọng lượng 4 tấn, tức là nặng gấp 2500 lần so với con titanosaur mới nở. Để so sánh, một con voi mẹ chỉ nặng gấp 22 lần so với voi con mà thôi”. Y Lam |