Khi cái ác lộng hành, áo cà sa cũng nhuốm màu thù hận

10/08/15, 08:09 Trung Quốc

Hôm 8/8, trang Le Monde của Pháp có bài viết về đạo Phật ở Châu Á mang dòng tựa đề: “Sự hận thù mang màu áo vàng cà sa”. Tờ báo đề cập đến những sự kiện liên quan đến thái độ, quan điểm của một số nhà sư Phật giáo ở các nước, từ Srilanka đến Miến Điện và qua Thái Lan đang làm méo mó đi hình ảnh của Đạo Phật.

Nhà sư Ashin Wirathu (giữa) được mệnh danh là “Bin Laden” của Phật giáo Miến Điện.

Mở đầu bài viết, tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra từ hồi Tháng 6/2013 tại thành phố Mandalay của Miến Điện. Trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ Time, nhà sư Wirathu đã không ngần ngại trút thái độ thù hằn vào người Rohingya theo Hồi giáo, một sắc dân vô thừa nhận, luôn bị coi là những người nhập cư trái phép và bị ngược đãi ở Miến Điện.

Nhà sư được mệnh danh ở Miến Điện là ‘Bin Laden’ của Phật giáo này tuyên bố đầy sắc khí: “Bây giờ không phải lúc còn ngồi yên được nữa mà là lúc phải đứng lên và làm sôi máu chúng ta lên”. Và Wirathu trở thành “gương mặt khủng bố Phật giáo”.

Từ sự kiện đó, Le Monde đặt câu hỏi: Làm thế nào mà một tôn giáo nổi tiếng là hiếu hòa lại có thể sản sinh ra những phát ngôn như vậy? Phải chăng người phương Tây từng bị lôi cuốn bởi ý tưởng phi bạo động và lòng trắc ẩn, đã hiểu nhầm về sự bình an của đạo Phật mà họ đã du nhập từ bên châu Á về.

Tác giả ngược dòng lịch sử cho thấy Phật giáo đã đến với người phương Tây đã từ thế kỷ thứ 19, thời kỳ thực dân thuộc địa. Ngay từ đó Phật giáo đã được phương Tây đón nhận là một tôn giáo an bình, nhưng từ đó đến nay, cùng với nhiều biến động của lịch sử, nhiều sự kiện diễn ra trong giới Phật giáo đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh tôn giáo xuất xứ từ Á Châu này.

Bài báo nhắc lại sự kiện, năm 1963, nhà sư Thích Quảng Đức của Việt Nam tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn để phản đối sự trấn áp bạo lực của chính quyền theo Công giáo khi đó. Hình ảnh nhà sư tự thiêu đã lan truyền khắp thế giới và gây xúc động mạnh trong dư luận nhất là khi thấy các nhà sư sẵn sàng chấp nhận quyên sinh mà không thể hiện một chút bạo lực nào.

Thế nhưng đến khi xảy ra làn sóng tự thiêu liên tục trong các nhà sư Tây Tạng, để chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc trong khoảng từ 2012 đến 2013 thì dư luận lại đặt vấn đề: Phải chăng đạo Phật chủ trương bất bạo động và chấp nhận sự hủy hoại cuộc sống của chính mình?

Tiếp đó là đến năm 2007, khi các nhà sự Miến Điện xuống đường đấu tranh chống chế độ độc tài. Họ bị đàn áp và tất nhiên trở thành những nạn nhân của bạo lực, nhưng 8 năm sau đó, một số nhà sư Miến Điện lại nổi lên đấu tranh, nhưng là để đòi trục xuất người Rohingya theo Hồi giáo. Le Monde đặt câu hỏi: “Làm sao người ta có thể dung hòa được giáo lý của Đức Phật với đầu óc dân tộc cực đoan hẹp hòi như vậy?

Theo tác giả bài viết, sự phối hợp giữa Phật giáo và chủ nghĩa dân tộc quá khích không phải là điều gì mới. Tại Thái Lan, tôn giáo này từng được Nhà nước không ngần ngại sử dụng khi muốn biện minh cho chiến tranh. Đến giờ Phật giáo Thái Lan là một định chế cực kỳ chính trị hóa và được phân cấp rõ rệt, nhằm phục vụ nền quân chủ.

Trở lại Miến Điện với nhân vật sư Wirathu. Le Monde nhắc lại: “Khi ông ta vũ lòng hận thù với người Hồi giáo Rohingya, nhà sư Miến Điện Wirathu hoàn toàn không phải là một nhân vật ngoài lề đất nước. Không phải là một người ly khai, ông ta là một chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng và gần gũi với chính quyền”.

Tất nhiên ở bên ngoài nhiều chức sắc Phật giáo đã lên án những phát ngôn của nhà sư này, trong đó đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Với tất cả những hiện tượng vừa nêu trên, tác giả đặt vấn để có phải người phương Tây đã sai lầm khi nhìn nhận bản chất phi bạo lực của Phật giáo hay không ? Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật.

Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.

Tuy nhiên, Phật pháp là điều uyên thâm sâu xa, không thể dùng lý luận

Theo vi.rfi.fr

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x