Khắp châu Á đang đối mặt làn sóng virus Vũ Hán thứ 2

28/07/20, 00:17 Thế giới

Các quốc gia trên khắp châu Á đang phải đối mặt với làn sóng virus Vũ Hán thứ 2 và đang cố gắng ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nổi bật là Úc với mức tăng kỷ lục số ca nhiễm hàng ngày và Việt Nam xuất hiện ổ dịch mới ở thành phố Đà Nẵng.

Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic cho người dân vào ngày 19/7/2020 tại Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.(Ảnh: Getty)

Theo Reuters, Trung Quốc đang chiến đấu với sự trở lại mạnh mẽ nhất của dịch Vũ Hán trong nhiều tháng qua. Ngày 26/7, nước này đã ghi nhận thêm 57 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn ở khu tự trị Tân Cương. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu tháng 3.

Ở phía đông bắc Trung Quốc, tỉnh Liêu Ninh đã báo cáo các ca nhiễm mới trong 5 ngày liên tiếp. Tỉnh Cát Lâm báo cáo 2 trường hợp mới, ca nhiễm đầu tiên ở tỉnh này được ghi nhận từ cuối tháng 5.

Hồng Kông ngày 27/7 đã công bố thêm biện pháp hạn chế xã hội, bao gồm không tụ tập hơn 2 người ở nơi công cộng, cấm ăn tối tại nhà hàng và bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời, truyền thông địa phương đưa tin. Đây là lần đầu tiên thành phố cấm hoàn toàn ăn uống trong các nhà hàng. Biện pháp này dự kiến sẽ có hiệu lực vào thứ Tư.

Chính quyền Úc cảnh báo lệnh phong tỏa 6 tuần tại các khu vực thuộc bang Đông Nam Victoria có thể kéo dài lâu hơn sau khi nước này ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca nhiễm hàng ngày. 468 ca nhiễm mới được ghi nhận vào ngày 26/7 là mức tăng cao nhất trong vài tuần qua.

Hầu hết nước Úc đã ngăn chặn virus Vũ Hán hiệu quả ngoại trừ 2 bang đông dân nhất là Victoria và New South Wales, dịch bệnh tại đây đang tái bùng phát. Chính quyền địa phương đang nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát lan rộng hơn.

Tại Nhật Bản, chính phủ cho biết họ sẽ thúc giục các lãnh đạo doanh nghiệp tăng cường các biện pháp chống virus như làm việc theo ca và làm việc từ xa. “Ở một thời điểm, số người đi làm bằng vé tháng đã giảm 70 đến 80%, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 30%. Chúng tôi thực sự không muốn dịch bệnh trầm trọng trở lại, vì vậy chúng tôi phải tìm những cách làm việc mới và tiếp tục làm việc từ xa”, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết vào cuối ngày 26/7.

Nhật Bản đã tránh được tình trạng lây nhiễm hàng loạt nhưng sự gia tăng kỷ lục ca nhiễm mới trong tuần qua tại Tokyo và các trung tâm đô thị khác khiến các chuyên gia lo lắng nước này phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai.

Việt Nam đang sơ tán 80.000 người, chủ yếu là khách du lịch địa phương tại thành phố Đà Nẵng sau khi 3 người dân có kết quả dương tính với virus vào cuối tuần qua. Nước này cũng đã trở lại tình trạng báo động cao sau khi chính phủ hôm 25/7 xác nhận ca nhiễm cộng đồng đầu tiên kể từ tháng 4, và 3 ca nhiễm khác vào ngày 26/7. Tất cả đều ở Đà Nẵng.

Philippines đang cân nhắc có nên áp dụng lại các biện pháp hạn chế sau khi nới lỏng và chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ số ca nhiễm virus cũng như tử vong. Trong đó 62.326 trường hợp đã được báo cáo kể từ lần nới lỏng phong tỏa đầu tiên vào ngày 1/6.

Malaysia dự kiến ​​sẽ công bố các biện pháp mới để ngăn chặn virus lây lan. Chính quyền nước này đang xử lý hơn một chục cụm dịch mới xuất hiện từ khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào tháng trước.

Indonesia đã báo cáo ca nhiễm thứ 100.000 vào ngày 26/7. Đây là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất ở Đông Á.

Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đưa tin vào cuối tuần qua, thành phố biên giới Kaesong đã bị phong tỏa sau khi một người đào thoát sang Hàn Quốc 3 năm trước vượt biên trở lại trong tháng này với các triệu chứng bệnh COVID-19. Nếu được xác nhận, đây sẽ là ca nhiễm đầu tiên được chính quyền Triều Tiên chính thức thừa nhận.

Hàn Quốc đã báo cáo tổng cộng hơn 14.000 ca nhiễm, trong đó 299 người tử vong vì đại dịch. 113 ca nhiễm mới hôm 25/7 là mức cao nhất được ghi nhận trong một ngày kể từ ngày 31/3.

Trong khi phần lớn châu Á đang áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế khác đối với việc di chuyển, Ấn Độ tiếp tục nới lỏng các hạn chế bất chấp sự gia tăng không ngừng các ca nhiễm mới. Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng gần 1,5 triệu ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó hơn 33.000 tử xong, xếp thứ 3 chỉ sau Hoa Kỳ và Brazil.

Theo thống kê của trang Worldometers, tính đến nay, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 16,53 triệu người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 654.082 người tử vong.

Thùy Linh (Theo Reuters)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x