Khám phá tòa thành có kiến trúc kỳ lạ, ‘bồng bềnh’ trên đầm lầy hơn trăm năm

24/12/16, 08:00 Tri thức

Nơi núi sâu tỉnh Phúc Kiến ẩn giấu một tòa thành thần bí, bồng bềnh trên đầm lầy hơn trăm năm, không người ở nhưng cũng không thấy mạng nhện.

1z
(Ảnh: Internet)

Trong núi sâu tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc tồn tại đáng kinh ngạc một tòa thành cổ thần bí, trước đây chỉ là một khu dân cư, nhưng trên tường lại ngập tràn lỗ xạ kích; lầu cao mười mấy mét, nhưng người dân bản xứ lại nói nó bồng bềnh trên một đầm lầy; hơn 360 căn phòng có lịch sử trăm năm bể dâu, vì được trấn bằng một bộ bích họa nên không nhìn thấy một chỗ nào có mạng nhện. Tòa thành cổ này được khen ngợi là “Vi vĩnh định thổ lâu, kỳ huyền kiều gia đại viện sở bất cập dã”.

Đó là thành cổ An Trinh (Anzhen).

2z
(Ảnh: Internet)

Thành cổ An Trinh nằm ở thôn Dương Đầu, huyện Vĩnh An, tỉnh Phúc Kiến, được xây vào những năm Quang Tự triều Thanh (năm 1885). Tòa thành cổ này từ khi xây xong đến nay đã có lịch sử hơn 100 năm. Bên trong tràn ngập những bí ẩn khiến người ta khó mà giải cho được.

Rốt cuộc, tòa thành này như thế nào? Vì sao lại xuất hiện những hiện tượng kỳ dị như vậy?

Hình dạng và cấu tạo của thành cổ An Trinh rất đặc thù, nó là kết cấu nhà bao tường + tứ hợp viện. Tạo hình bên ngoài có thể chia làm 3 đoạn: đoạn dưới là bờ tường bảo hộ xây bằng mao thạch, tường rất kiến cố, cao ngất, vững chãi; đoạn giữa là tường gạch đất đóng chặt lại; đoạn trên là nóc nhà dạng dốc núi nhẹ nhàng giãn ra.

3z
(Ảnh: Internet)

Thành cổ An Trinh là cái lớn nhất trong thổ lâu đơn thể ở Phúc Kiến, có đến 368 gian phòng, mỗi ngày ở một phòng thì cả một năm mới có thể ở hết được toàn bộ.

4z
(Ảnh: Internet)

An Trinh không giống những thổ lâu hình vuông, hình tròn thường thấy của người Phúc Kiến, hình dạng của nó cực kỳ đặc thù hiếm thấy. Lấy tứ hợp viện làm trung tâm, tổng hợp hình thức nhà hakka của Mai Châu Quảng Châu bên ngoài bao quanh, cùng với nét đặc sắc của nóc nhà mái cong ngũ phượng các Phúc Kiến, dung nhập thêm kiểu dáng khu dân cư địa phương, lại dùng hành lang nước liên kết mà tạo thành vẻ ngoài đặc biệt của thành cổ An Trinh.

5z
(Ảnh: Internet)
6z
(Ảnh: Internet)

Từ trên không trung quan sát thành cổ An Trinh, phần trước hình vuông, phần sau nửa hình tròn, đây là do chủ nhân của thành cổ An Trinh áp dùng hàm nghĩa “trời tròn đất vuông”, tựa vào núi mà xây. Nhìn từ xa xa, tầng thứ rõ ràng khí thế bất phàm.

7z
(Ảnh: Internet)

Trên tường ngoài thành cổ An Trinh, bờ tường vẫn còn chi chít 198 lỗ xạ kích, 90 cửa sổ nhìn ra ngoài. Đằng trước hai đầu có lầu canh hình vuông duỗi ra bên ngoài góc 45 độ, từ đó có thể nắm trọn tình thế cửa thành.

8z
(Ảnh: Internet)

Vì sao lại sắp đặt nhiều công trình chiến tranh như vậy? Huyện Vĩnh An, Phúc Kiến trước khi thành lập huyện, thì có 2/3 khu vực thuộc về huyện Quy Sa, 1/3 thuộc về Vưu Khê, đây là vùng không ai quản lý, nạn trộm cướp rất nhiều.

Những năm Cảnh Thái (niên hiệu của vua Đại Tông thời Minh ở Trung Quốc), khi lập huyện “Vĩnh An” ở đây là muốn giải quyết vấn nạn này, ngụ ý “vĩnh viễn an bình”. Bởi vì khu vực Vĩnh An từ trước nạn trộm cướp rất nhiều, vì để bảo vệ tài sản của nhà mình và các thôn dân khác, khẩn cầu một nơi bình an, liền lập nên thành lũy kiên cố này. “An Trinh”, 2 chữ trong từ “An Trinh Bảo” lấy từ “Kinh Dịch”, có ý nghĩa phòng ngừa chu đáo, lo trước tính sau.

Thành tường An Trinh cực kỳ kiên cố, toàn bộ 2/3 thành tường là dùng sơn thạch xây thành, chỗ dày nhất lên đến hơn 4 mét.

9z
(Ảnh: Internet)

Trên cửa thành còn thiết kế lỗ trút nước, có thể phòng ngừa quân địch hỏa thiêu cửa thành. Cộng thêm hệ thống cửa sổ nhìn ra xa không chỗ nào không thấy được và lỗ xạ kích, trong lịch sử, tòa thành chưa từng bị công phá.

10
(Ảnh: Internet)

Trong những năm 1921- 1923, hơn 200 tên thổ phỉ từ huyện lân cận Vĩnh Xuân tìm đến, trước sau 3 lần vào thôn làng cướp bóc lương thực tài sản. Toàn thể dân làng chạy đến náu thân trong thành hơn 50 ngày, thổ phỉ bao vây tấn công hơn 10 ngày vẫn không được, đành phải rút lui.

11
(Ảnh: Internet)

Bờ tường dày 4m, làm từ sơn thạch rắn chắc, chiếm diện tích 10.000m2, thành cổ An Trinh đã từng là nơi an toàn nhất huyện.

12
(Ảnh: Internet)

Điều ai cũng không ngờ đến, tòa thành cao hơn 10m, làm từ vật liệu sơn thạch gần vạn tấn này, nhưng người địa phương lại nói, đây là tòa thành trôi nổi, được xây trên đầm lầy.

Toàn bộ chung quanh thành cổ An Trinh đều là ruộng nước canh tác, tiện tay cầm một cây gậy, vẫn có thể chọc một lỗ sâu đến 1m, cho nên, việc xây dựng An Trinh trên đầm lầy, thực sự không phải là lời đồn đại.

Nghe nói, móng thành cổ An Trinh được chôn 18 tầng gỗ thông, người địa phương có đây nói “Nhật sái thiên niên sam, thủy tẩm vạn niên tùng” (Thông ngàn năm phơi ánh mặt trời, thông ngấm nước vạn năm). Gỗ thông sau khi ngấm nước sẽ càng ngày càng chắc chắn, dùng gỗ thông mà dựng móng, không những vững chắc, mà còn có thể chống mục nát.

Để giải quyết vấn đề nền móng, chủ nhân thành cổ An Trinh đã lựa chọn dùng rất nhiều gỗ thông, từng tầng từng tầng chôn xuống, đến hơn 18 tầng. Sau đó, trên tầng tầng gỗ thông như vậy, lại xếp thêm đá dầm chặt xuống, làm cho đất đầm lầy biến thành nền móng kiên cố, bảo đảm cho thành cổ bình yên vô sự trăm năm.

13
(Ảnh: Internet)

Hình thế khổng lồ, phòng ốc rất nhiều, lại xây trên đầm lầy, việc xây dựng thành cổ An Trinh tốn hết 14 năm trời. Bên ngoài tòa thành đồ sộ này hùng vĩ, kiên cố; bên trong lại là một thế giới nghệ thuật.

Trang trí tinh mỹ vô song, tượng điêu khắc gỗ, điêu khắc trên gạch, bích hoạ, hoa văn màu đặc sắc lộ ra, để lại những vật phẩm quý giá kiến trúc khó mà có được. Những bức bích họa, tò he, hoa văn màu này lấy đề tài từ những câu chuyện cổ trong hí khúc và những câu chuyện điển cố, mỗi một hình ảnh đều có một điển cố hoặc cách giải thích, khiến người ta không sao nhìn hết, đẹp không sao tả xiết.

q
(Ảnh: Internet)
w
(Ảnh: Internet)
e
(Ảnh: Internet)
r
(Ảnh: Internet)

Việc đào tường xâm nhập vào thành hoàn toàn không có khả năng. Cổng thành là dùng những tấm ván gỗ dày đặc tạo thành, bên ngoài lại dùng những tấm sắt dày đặc bao phủ, đủ sức chống lại những công kích từ bên ngoài.

Bên phải sân vườn lầu hai có bức bích họa “Khôi tinh điểm đấu, hỉ tước đăng mai”, ngụ ý rằng người Hẹ sùng văn trọng giáo, tri thư tri lễ.

t
(Ảnh: Internet)

Bên trái có bức “Chỉ nhật cao thăng”, ngụ ý người Hẹ coi trọng danh tiết, tự cường, tự tiết chế bản thân.

u
(Ảnh: Internet)

Đằng trước lầu có bức “Không thành kế”, ngụ ý người Hẹ thông minh cơ trí, trí tuệ thông suốt.

* Không thành kế; kế để trống thành; vườn không nhà trống; chiến thuật để vườn không nhà trống (một câu chuyện trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Sau khi tướng nước Thục là Mã Tốc bị thất thủ, Tư Mã Ý (tướng nước Nguỵ) đem quân đến vây ép thành, Gia Cát Lượng cho mở toang các cổng thành, một mình điềm tĩnh ngồi trên mặt thành gảy đàn. Tư Mã Ý hoài nghi bên trong thành đã được mai phục chu đáo nên đã ra lệnh rút quân về. Về sau, khi nói đến “Không thành kế” là ý muốn ám chỉ thực lực yếu nhưng qua mặt được đối phương).

i
(Ảnh: Internet)

Trong thành cổ An Trinh còn có một hiện tượng thần kỳ, làm cho người ta trăm mối vẫn không có cách giải. Thành được xây hơn trăm năm, thế nhưng nóc nhà, trên xà nhà vậy mà không nhìn thấy dấu vết mạng nhện.

Vì sao trong một kiến trúc to lớn như vậy lại không có mạng nhện?

Chẳng lẽ có quan hệ với chủ nhân thành An Trinh?

o
(Ảnh: Internet)
p
(Ảnh: Internet)

Theo khảo sát, phòng cổ của chủ thành trước khi ở gọi là Vạn kim thố, trong căn phòng tổ tiên này cũng có mạng nhện. Thôn Dương Đầu, huyện Vĩnh An nơi thành cổ An Trinh tọa lạc, tứ phía là núi, thảm thực vật phong phú, điều kiện ôn hòa ẩm ướt, vô cùng thích hợp cho nhện sinh trưởng, trong phòng chung quanh thành cổ, mạng nhện lại càng dễ tìm thấy. Tuy nhiên, thành cổ đã rất lâu không có người ở, nhưng xà nhà, nóc nhà lại rất sạch sẽ.

a
(Ảnh: Internet)

Về việc này có nhiều lý giải, được đồn đại nhiều nhất là có sự liên quan đến một bộ bức bích họa thần bí trong thành.

Bên trong thành có 2 bức bích họa, được xưng là báu vật trấn thành, là nội dung thần kỳ và chủ yếu nhất của thành An Trinh.

s

Bức bên trái vẽ một đứa bé con cầm cây chổi, quét con nhện đối diện trên tường, gọi nôm na là “Tảo khứ thiên thù” (quét sạch ngàn nhện).

d
(Ảnh: Internet)

Bên phải là ảnh một đứa bé, dưới chân giẫm một cái hồ lô, muốn thu vào con dơi, ngụ ý “Chiêu tiến vạn phúc”.

107479
(Ảnh: Internet)

Dơi là một loại vật biểu tượng dân gian, cũng là một loại hình vẽ cầu phúc, thường được chọn dùng trong kiến trúc, gia cư, quần áo, trang sức Trung Hoa. Trong thành cổ An Trinh xác thực là có dơi, nhưng không có mạng nhện. Vì sao cả 2 bức bích họa “Tảo khứ thiên thù” và “Chiêu tiến vạn phúc” lại trùng hợp như vậy? Có phải là do dơi đến đuổi nhện đi không?

Trên thực tế, dơi và nhện vốn dĩ là hai con vật không xâm phạm lẫn nhau, dơi càng sẽ không ăn thịt nhện. Một em học sinh trung học huyện Vĩnh An đã làm thí nghiệm và phát hiện được sự huyền bí này. Vốn dĩ, ở thành cổ An Trinh, dơi ăn hết các loại côn trùng như bướm, muỗi, ruồi… mà những loài côn trùng này là đồ ăn của nhện, thiếu đồ ăn thì nhện không cách này sinh sống ở đó được. Hàng năm, vào tiết hạ thu, đều có rất nhiều dơi bay vào thành cư trú. Xem ra hiện tượng không mạng nhện kỳ bí trong thành, cũng không phải vì hai bức bích họa, mà là do chuỗi thực vật sinh tồn tự nhiên hình thành nên?

f
(Ảnh: Internet)

Thuận theo việc thành cổ An Trinh ngày càng nổi tiếng, những điều mê chưa giải thích được cũng càng lúc càng nhiều. Thành cổ An Trinh là kiến trúc dung hợp giữa hình thức thành lũy và đình viện thành một thể; bên ngoài cao lớn uy nghiêm mà đoan chính, bên trong tráng lệ nguy nga, thể hiện được kỹ xảo nghệ thuật và trí tuệ cao độ của người Phúc Kiến, không hổ danh là “kiến trúc kỳ lạ nhất” của người dân Trung Hoa.

Mai Mai, dịch từ kannewyork.com

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x