Kênh rạch cạn đáy, người dân miền Tây xếp hàng mua nước ngọt với giá cao ngất ngưởng

18/03/20, 17:59 Tin trong ngày, Việt Nam

Hạn mặn tấn công trong suốt những tháng vừa qua khiến ruộng đồng tại các tỉnh miền Tây nứt nẻ, kênh rạch trơ đáy, người dân nơi đây lâm vào cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng phải mang can đi tìm mua nước tại các sà lan với giá cao ngất ngưởng.

Miền Tây đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do hạn mặn gây ra. (Ảnh qua vnexpress)
Miền Tây đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do hạn mặn gây ra. (Ảnh qua vnexpress)

Người dân miền Tây phải mua nước ngọt với giá đắt đỏ

Cách xã An Phú Trung (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) 8km, bà Lâm Thị Ngọc Dung (70 tuổi, ở xã An Ngãi Tây) đứng ngồi không yên vì thiếu nước sinh hoạt. Nhà bà đã mua gần 20 lu nước, dùng tiết kiệm nhưng đến giờ đã hết. 

Trước đây giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/m3 nhưng mấy ngày nay, bà phải mua nước bên ngoài, một xe hai mét khối giá 100.000-120.000 đồng. Có những nơi giá nước còn lên tới gần 300.000 đồng/m3. 

“Tính ra bây giờ tiền nước ngọt còn tốn hơn cả tiền gạo”, anh Nguyễn Minh Phương (32 tuổi, trú tại phường Phú Tân, Bến Tre) buồn bã nói.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên thì lòng hồ tại trạm bơm Bình Phan (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang), nơi cung cấp nước cho khoảng 8.500 ha đất trồng trọt ở địa phương này cũng đang cạn trơ đáy.

Lòng hồ tại trạm bơm Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cạn trơ đáy. (Ảnh qua vnexpress)
Lòng hồ tại trạm bơm Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cạn trơ đáy. (Ảnh qua vnexpress)

Những ngày này, tại các tuyến đường nông thôn ở xã Tam Bình (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) luôn trong tình trạng kẹt xe do các xe ba gác tập trung về kênh Mười Nén hút nước ngọt để bán cho các nhà vườn trồng cây sầu riêng. 

Người dân nơi đây cho hay, mỗi xe chở hai mét khối nước sẽ có giá 160.000-200.000 đồng, tùy vào quãng đường xa hay gần.

Dọc tuyến kênh N7 (huyện Gò Công Tây), những chiếc máy bơm cũng phải nằm ‘chịu trận’ vì không có nước để tưới cho các vườn cây ăn trái. Bà Lê Thị Lợi (57 tuổi, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) cùng con gái mua phuy nước khoảng 200 lít với giá 160.000 đồng để tưới cho lúa.

Nhiều kênh rạch của tỉnh Tiền Giang khô kiệt. (Ảnh qua vnexpress)
Nhiều kênh rạch của tỉnh Tiền Giang khô kiệt. (Ảnh qua vnexpress)

‘Năm nay người dân chết đói… muốn đi làm trên thành phố cũng không dám vì sợ dịch bệnh’

Theo nguồn tin của phóng viên thì tính đến ngày 4/3, đã có 5 tỉnh miền Tây là Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Dù đã rút kinh nghiệm từ những đợt hạn mặn trước đây nhưng các địa phương này vẫn không tránh khỏi thiệt hại.

Tại tỉnh Bến Tre, địa phương đầu tiên trong 13 tỉnh, thành miền Tây ban bố tình huống khẩn cấp, mức độ rủi ro thiên tai cấp độ 2 do hạn hán, nước biển xâm nhập từ đầu năm nay, nhiều cánh đồng khô hạn, đất nứt nẻ, chỉ còn các loại cỏ chịu mặn mọc lác đác.

Đứng gom những gốc lúa, cỏ dại nhiễm mặn cho bò ăn, bà Nguyễn Thị Kim Trang (48 tuổi, Bến Tre) tâm sự: “Năm nay người dân ở đây chết đói, làm lúa thì lúa nhiễm mặn chết hết, muốn đi làm công nhân trên thành phố cũng không ai dám đi vì sợ dịch bệnh. Để có tiền sinh hoạt hàng ngày, chồng tôi đi phụ hồ, còn tôi ở nhà lo cơm nước và nuôi hai con bò”.

Bà Nguyễn Thị Kim Trang (48 tuổi, Bến Tre) trên cánh đồng bị hạn mặn tấn công. (Ảnh qua vnexpress)
Bà Nguyễn Thị Kim Trang (48 tuổi, Bến Tre) trên cánh đồng bị hạn mặn tấn công. (Ảnh qua vnexpress)

‘Chờ hoài mà không thấy bên Trung xả đập thủy điện cho nước về miền Tây’

Nhìn thửa ruộng khô khốc của gia đình, bà Lê Thị Hí (72 tuổi, Bến Tre) buồn rầu nói chưa khi nào thấy hạn mặn khốc liệt như năm nay, khi “nước sinh hoạt còn khan hiếm thì lấy đâu nước tưới cây, trồng lúa. Mấy hôm nay, tôi nghe đài báo bên Trung Quốc xả đập thuỷ điện, cho nước về miền Tây mà chờ hoài không thấy”…

Ông Nguyễn Thanh Liêm, một người dân ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng từng gắn bó với cây lúa gần 40 năm nay, nắm rõ quy luật của thiên nhiên cũng phải thốt lên rằng “chưa năm nào tình trạng xâm nhập mặn lại khủng khiếp như năm nay”.

Bà Lê Thị Hí (72 tuổi, Bến Tre). (Ảnh qua vnexpress)
Bà Lê Thị Hí (72 tuổi, Bến Tre). (Ảnh qua vnexpress)

Dù bà con ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề) này ai cũng biết tiếng gia đình ông Liêm. Nhưng năm nay, ông Liêm cũng đành phải ‘bó tay’ nhìn trà và lúa khô héo từng ngày.

“Mỗi năm, thường ăn tết xong mới xuất hiện nước mặn. Đằng này, từ cuối tháng 11 nước mặn đã tràn về, đúng vào thời điểm 10 công lúa của tôi đang làm đòng nên cháy vàng, giảm năng suất gần 50%, mất lợi nhuận hơn 15 triệu đồng”, ông Liêm tâm sự.

Trước tình cảnh bà con miền Tây thiếu nước ngọt trầm trọng do hạn mặn gây ra, những ngày qua, nhiều cá nhân, đơn vị gần xa đã lập các điểm cấp nước ngọt miễn phí để ‘chữa cháy’ phần nào cơn khát của người dân nơi đây.

Mới đây nhất là việc một một doanh nghiệp ở Bình Dương đã di chuyển 150km, đến neo đậu tại công viên bờ sông Bến Tre (phường 7, TP. Bến Tre), bơm nước vào hai bồn chứa đặt tại đây để phát miễn phí cho người dân trong hai ngày, 15-16/3…

Hàng trăm người dân xếp hàng xin nước ngọt ở miền Tây. (Ảnh qua vnexpress)
Hàng trăm người dân xếp hàng xin nước ngọt ở miền Tây. (Ảnh qua vnexpress)

Trao đổi với phóng viên về phương pháp khắc phục tình trạng trên, ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh sẽ huy động đội sà lan chở cát trước đây chở, cung cấp nước cho bà con với giá khoảng 120.000 đồng/m3.

Ông Trọng cũng cho biết thêm rằng trước đó, tỉnh cũng đã cho lắp đặt, đưa vào sử dụng nhà máy xử lý và cung cấp 3.000m3 nước sạch/ngày đêm cho riêng Khu công nghiệp Giao Long trên địa bàn tỉnh… 

Theo thống kê của Bộ NN&PTNN thì đến nay Bộ đã ghi nhận khoảng 20.000 ha lúa miền Tây bị mất trắng do hạn mặn, chiếm khoảng 7% so với năm 2016. Miền Tây trước đó cũng từng bị 1 đợt hạn mặn lịch sử vào năm 2016, khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành nơi đây phải công bố thiên tai.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x