Joe Biden bị mất trí nhớ? Bệnh Alzheimer đến nhanh hơn là chúng ta nghĩ
Hiện tại, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn nước rút, đây chính là thời điểm quan trọng để các ứng cử viên thể hiện tài hùng biện và thu hút cử tri. Nhưng rất nhiều cử tri hơi thất vọng với màn trình diễn của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, vì ông này đôi khi xuất hiện tình trạng ăn nói nhầm lẫn lung tung.
Ông Joe Biden trong lúc diễn thuyết đã gọi nhầm tên, gọi một ứng cử viên người Mỹ gốc Phi là Obama, khi muốn nói Obama lại không thể nhớ tên Obama. Khi giới thiệu vợ với mọi người, ông lại nói bà ấy là em gái của mình. Thủ tướng Đức Merkel được gọi thành cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, và Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu được gọi là Thủ tướng Indonesia.
Thậm chí ông đối với bản thân mình cũng xuất hiện tình trạng lú lẫn, “Tôi là Joe Biden, hôm nay tôi đang tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ”; “tôi tới tham gia chiến dịch tái tranh cử tổng thống”; “tôi đã tham gia chính trị hơn 40 năm, tôi nhất định sẽ đánh bại Biden”. Nghe được những lời này mọi người đều há hốc mồm kinh ngạc.
Khi ông nói về các con số, thường đảo ngược hàng triệu, hàng tỷ và hàng nghìn tỷ.
Ông đôi khi nói những điều không thể giải thích được, chẳng hạn như: “Nếu bạn không bầu cho tôi, bạn không phải là người da đen”; “chúng tôi không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại này, chúng tôi chỉ có thể chọn Trump một lần nữa”. Những phát biểu lẫn lộn lung tung kiểu này thật khiến cho mọi người hoang mang.
Rốt cuộc, người ở độ tuổi 70 mà tham gia tranh cử thì đúng là một công việc vô cùng vất vả. Nhưng chiến dịch tranh cử tổng thống có yêu cầu rất cao đối với các ứng cử viên, vì vậy mọi người sẽ không tránh khỏi phát sinh nghi ngờ đối với hành vi của ông: Có phải đã quá lớn tuổi rồi, trí óc thoái hóa? Có một vài người thậm chí nghĩ: Liệu đó có phải là biểu hiện sớm của bệnh Alzheimer (một trong những căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh)?
Alzheimer đến sớm hơn là chúng ta tưởng tượng
Thực tế, bệnh Alzheimer cách chúng ta không còn xa, suy đoán này không phải là không có căn cứ. Theo thống kê của WHO năm 2012, gần 35,6 triệu người trên thế giới bị sa sút trí tuệ, dự kiến sẽ tăng gấp đôi (65,7 triệu) vào năm 2030. Ở Trung Quốc, 6% – 8% người trên 65 tuổi đã xác nhận mắc bệnh, và lên tới 25% – 30% người ở 85 tuổi, tức là cứ ba hoặc bốn người cao tuổi thì có một người mắc bệnh Alzheimer .
Hơn nữa, nó không chỉ còn là bệnh của người già, những năm gần đây xu hướng trẻ hóa ngày càng mạnh mẽ, một số người đã được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer ở độ tuổi 40 hoặc 50.
Triệu chứng sớm đầu tiên: Quên trước quên sau
Bệnh Alzheimer khởi phát rất âm thầm, ở giai đoạn đầu người bệnh có thể hoàn thành nhiều việc một cách độc lập, người nhà và người ngoài tưởng chừng như mọi việc đều bình thường, nhưng nếu chúng ta biết thêm về căn bệnh này, sẽ phát hiện một số dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Biểu hiện chủ yếu chính là hay quên đồ, trí nhớ suy giảm.
Có người nói rằng tôi hay quên đồ, mất cái này quên cái kia. Nhưng quên ở trong bệnh Alzheimer cũng có đặc điểm của nó. Bệnh nhân đối với những sự kiện gần đây hoặc mới xảy ra thì rất dễ quên. Ví dụ, một số bệnh nhân quên sau khi bật bếp, để cháy khô nồi, đặt thứ gì vào chỗ nào thì chớp mắt không nhớ, tìm không thấy thì nghi người khác lấy, mua tương về, sau đó mở tủ thấy trong đó đã có vài chai rồi, còn hỏi ai đã mua nhiều như vậy, nhưng không nhớ là mình đã mua.
Tôi có một người quen, ở nhà xảy ra chuyện lạ thế này, dầu gội dùng rất mau hết. Mọi người thấy lạ, hỏi nhau chuyện gì đang xảy ra, sau đó phát hiện ra mẹ mình bị bệnh Alzheimer, lúc gội đầu thì quên mất là mình đã lấy dầu gội ra rồi, cứ liên tục lấy thêm, nhưng bản thân bà không biết, vì vậy nên bà cũng hỏi người khác xem có chuyện gì xảy ra.
Một đặc điểm khác của chứng hay quên ở bệnh Alzheimer là bản thân người bệnh không thể nhớ được những gì mình đã quên. Những người hay quên thông thường sẽ nói, ồ, hôm nay có 5 việc phải làm, và tôi đã quên 2 việc. Nhưng đây không phải là trường hợp của những người bị Alzheimer, anh ta sẽ quên những điều vừa nói hoặc những điều anh ấy đã làm nhiều lần. Khi có người hỏi anh ấy, anh ấy sẽ nói rằng bạn chưa nói với tôi. Điều này sẽ gây ra mâu thuẫn trong gia đình, con cái than phiền. Sao anh không thừa nhận?
Vậy nên khi điều này xảy ra, các thành viên trong gia đình cần lưu ý.
Triệu chứng sớm thứ hai: Lạc đường
Triệu chứng thường thấy thứ hai là lạc đường. Người bình thường chúng ta cũng sẽ lạc đường, có người bản thân là hay quên đường, lúc vội vàng, đột ngột chuyển hướng, tìm không thấy đường; nhớ sai đường, cũng sẽ đi nhầm đường. Đây là những hiện tượng bình thường. Lạc đường ở người mắc Alzheimer xảy ra đột ngột, không thể nhớ được toàn bộ hoàn cảnh cùng một lúc.
Một người bạn của tôi sau đó được chẩn đoán mắc Alzheimer, bà đã kể lại lần đầu tiên bị lạc đường. Sau khi nghỉ hưu bà vẫn thường đi dạo quanh nơi bà sống, hôm đó bà vẫn đi tản bộ như thường lệ, sau khi đi qua hai con phố, đột nhiên không nhận ra đường nữa, không nhớ hàng quán, số nhà hai bên đường.
Bà đi đi lại lại, tới tới lui lui trên con phố này, tìm kiếm manh mối, vội vội vàng vàng, nhưng đầu óc lại trống rỗng, như thể bị đặt vào một nơi hoàn toàn xa lạ. Đi được một lúc lâu, bà mệt mỏi, người qua đường cũng thấy bà có chuyện không ổn, khi hỏi bà, bà lại hỏi người khác, đây là đâu? Người qua đường hỏi, bà sống ở đâu? Lúc ấy bà mới nhớ ra, ồ, bà ấy vẫn còn nhà. Nhà bà ở đâu? Không thể nhớ nổi.
Nói cách khác, không chỉ hoàn cảnh bà ấy không biết mà cả kỹ năng sống liên quan với hoàn cảnh như tìm cảnh sát, gọi điện, cầu cứu người khác hoặc đứng yên một chỗ chờ người nhà tìm thấy mình cũng đều không thể nhớ ra. Chỉ có một ý nghĩ, đây là đâu? Sau đó không ngừng đi bộ. Có rất nhiều người già mất tích, chính là trong tình huống này.
Triệu chứng sớm thứ ba: Thay đổi tính cách
Tính cách của người bệnh sẽ xuất hiện thay đổi, có người trở nên trầm mặc ít nói, ngồi yên một chỗ, không muốn nói chuyện, cũng không muốn ra ngoài; có người trở nên nóng giận cáu gắt, dễ nổi nóng, như một dạng tìm lỗi. Mọi người trong gia đình sẽ cảm thấy, ôi, sao bố hay mẹ tôi lại trở nên như thế này, trước đây là một người rất tốt, việc gì cũng làm, cũng quan tâm đến gia đình thì nay lại luộm thuộm, không làm việc, còn thiển cận.
Đây là sự thay đổi trên tính cách do bệnh Alzheimer gây ra.
Nếu chúng ta có thể chú ý những biểu hiện này ở giai đoạn đầu, phát hiện sớm, vậy thì có thể thực hiện những biện pháp phù hợp để làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Các triệu chứng muộn hơn: Đại tiểu tiện bất cứ nơi nào, ăn không ngừng, giấu đồ bí mật
Dần dần, người bệnh sẽ có rất nhiều việc không thể làm được, khả năng phán đoán hiểu biết kém đi, không hiểu rõ về thời gian, địa điểm, không gian, lẫn lộn ngày đêm; nói viết cũng khó khăn.
Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, không còn có thể tự chăm sóc bản thân được nữa, những hành vi kỳ quặc sẽ gây thêm áp lực và lo lắng cho gia đình.
Bố chồng của bạn tôi bị bệnh Alzheimer, bệnh tiến triển sang giai đoạn sau, ông không biết đi đại tiểu tiện, có khi không tự chủ được, nên phải mặc tã cả ngày nhưng có khi ông ấy tự cởi nó ra. Gia đình luôn phải để mắt đến ông, lúc ăn cơm cũng không thể thoải mái vì ông có thể tự ăn nhưng không biết dừng, ăn liên tục, gia đình phải giúp ông đếm, ăn mấy cái bánh bao, mấy bát cơm, rồi lúc nào thì nên dừng lại.
Ông còn giấu rau và các thực phẩm mua ở nhà vào tủ quần áo, cách một thời gian, trong nhà xuất hiện mùi lạ, và phát hiện ra nguyên nhân là do đồ ăn đã ôi thiu được cất ở trong tủ.
Đồ trang sức của bạn tôi thường biến mất không thể giải thích được. Khi tưới cây thì mới phát hiện ra đồ trang sức đã bị chôn trong chậu hoa.
Sau này, ông ấy không nhớ ai cả. Bạn tôi về nhà nhưng bố chồng cô ấy không để cô ấy vào nhà, những người trong gia đình chỉ còn cách đưa ông cụ vào phòng, lúc này thì cô ấy mới có thể vào nhà.
Sa sút trí tuệ trước 65 tuổi, cũng là sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi, tiến triển xấu nhanh hơn, các nghiên cứu cho thấy, nó nhanh hơn gấp 3 đến 4 lần, có ảnh hưởng lớn hơn đến gia đình.
Phòng và chữa bệnh theo Trung y: Thực phẩm bổ não và vận động tốt cho trí não
Khoa học hiện đại chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer, cũng như chưa có phương pháp điều trị đáng tin cậy, hiện nay đây là một “căn bệnh nan y”.
Sách cổ Trung y có ghi chép về bệnh sa sút trí tuệ, trong “Y phương tập giải” có nói rằng: “Thần và chí của con người đều tồn ở Thận, tinh khí của Thận không đủ thì sẽ dẫn đến chí khí suy nhược, không thể thông lên tim được, gây ra mê hoặc, hay quên”.
Cuốn “Bản thảo văn hiến” có chép rằng, những thực phẩm dưỡng não, tăng cường trí tuệ và trí nhớ như long nhãn, vừng, vải, quả dâu, bách hợp, nấm linh chi,… viễn chí và hoàng tinh cũng có tác dụng tốt.
Thang thuốc giúp bồi bổ trí não
Nguyên liệu: long nhãn nhục và nấm tuyết 15 gam, trứng cút 6 quả, đường phèn 50 gam.
Cách làm: Trứng cút luộc chín, bỏ vỏ. Cho long nhãn và nấm tuyết vào đun sôi, cho đường phèn vào, sau khi đường tan, cho trứng cút vào đun một lúc.
Công dụng: Long nhãn nhục, vẫn nổi tiếng là bổ não, “bổ hư ích trí”, là thực phẩm bổ dưỡng; nấm tuyết chứa 17 loại axit amin, bổ não cường chí; trứng cút là “loại trứng tốt nhất”, bổ ích khí huyết, đa dạng các loại axit amin, còn có nhiều phospholipid chất lượng cao rất tốt cho sức khỏe não bộ; đường phèn mát lạnh dễ chịu. Thang thuốc này giúp bổ khí dưỡng huyết, ích trí dưỡng nhan, cường thân kiện não.
Ngoài thức ăn, người cao tuổi cũng nên vận động tay nhiều, như xoay quả bóng hoặc quả óc chó bằng cả hai tay, cũng có thể tập ngôn ngữ ký hiệu. Như câu nói “tâm linh thủ xảo” (khéo tay nhanh trí), vận động tay rất hữu ích cho trí não của người già. Các hoạt động trí não như giải ô chữ cũng được công nhận là phương pháp tốt để trì hoãn chứng mất trí nhớ.
Tác giả: Tiển Tuệ, bác sĩ Trung y với hơn 30 năm kinh nghiệm lâm sàng, điều trị các bệnh Trung y khó chữa.
Thiên Bình
Theo epochtimes.com