Indonesia bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông

03/01/20, 10:04 Thế giới

“Yêu sách của Trung Quốc với EEZ lấy cớ rằng ngư dân của họ đã hoạt động tại đây từ lâu, yêu sách đó không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS năm 1982 công nhận”, Bộ Ngoại giao Indonesia viết trong tuyên bố ngày 1/1 vừa qua.

Quần đảo Natuna. (Ảnh qua vnexpress)
Quần đảo Natuna. (Ảnh qua vnexpress)

Trước đó vào ngày 30/12/2019, Indonesia đã thông báo rằng có ít nhất 63 tàu đánh cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở ngoài khơi quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông, nơi chồng lấn với yêu sách ‘đường 9 đoạn’ Trung Quốc đơn phương vạch ra, trong các ngày từ 19 – 24/12/2019.

Theo đó, Indonesia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia là Tiêu Thiên để phản đối vụ việc trên.

Tuy nhiên, một ngày sau đó (31/12/2019), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng thậm chí còn lớn tiếng ngụy biện rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và Trung Quốc cùng Indonesia có hoạt động đánh bắt ‘bình thường’ tại đây.

Đáp trả mạnh mẽ, Bộ Ngoại giao Indonesia đã thẳng thừng bác bỏ các yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc và khẳng định vốn đường này vốn ‘đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận’.

Cụ thể, vào ngày 1/1 vừa qua, Indonesia đã ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc giải thích ‘cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng’ cho yêu sách của họ đối với EEZ của Indonesia dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

“Yêu sách của Trung Quốc với EEZ lấy cớ rằng ngư dân của họ đã hoạt động tại đây từ lâu, yêu sách đó không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS năm 1982 công nhận”, Bộ Ngoại giao Indonesia viết trong tuyên bố.

Một tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh qua thanhnien)
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh qua thanhnien)

Jakarta cũng lưu ý rằng những tranh biện trên của Trung Quốc đã bị bác bỏ khi nước này thua kiện Philippines vào năm 2016 về yêu sách vùng Biển Đông tranh chấp tại Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan). Khi đó, Tòa đã tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong ‘đường 9 đoạn’.

Hiện tại, Đại sứ quán Trung Quốc ở Indonesia vẫn chưa đưa ra bình luận nào trước những khẳng định và tuyên bố của Indonesia.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Chiếc xe đạp 5 đô-la

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Chiếc xe đạp 5 đô-la

    Chiếc xe đạp 5 đô-la

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x