Hội ngộ sau 30 năm, sự thật bất ngờ được hé lộ đằng sau bức ảnh “O du kích nhỏ”

“O du kích nhỏ” là tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới thời chiến tranh Việt Nam. Tố Hữu với 4 dòng thơ đã nhấn sâu thêm ấn tượng về bức ảnh này với người dân. Tuy nhiên, câu chuyện thật đằng sau lại chân chất và nhân văn hơn rất nhiều.

10686867_856215847757255_5008681292387991849_n (1)
Trái: Bức ảnh “O du kích nhỏ” của nghệ sĩ Phan Thoan năm 1965. Phải: Cuộc hội ngộ sau 30 năm giữa bà Lai và người lính Mỹ năm xưa.(Ảnh: Facebook)

Sáng 20/9/1965, William Andrew Robinson, một nhân viên trên máy bay trực thăng HH-43 Huskie đang giải cứu phi công của chiếc máy bay F-105 Thunderchief đã bị bắn rụng thì trực thăng của ông cũng bị bắn hạ xuống Hương Khê, Hà Tĩnh. Ông bị nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai phát hiện và gọi đồng đội đến bắt giữ.

Lúc đó bà Nguyễn Thị Kim Lai chỉ mới 17 tuổi, cao 1,47m, nặng 37kg, trong khi Robinson cao tới 2,2m và nặng 125kg. Không ngờ, hình ảnh đó đã được nhiếp ảnh gia Phan Thoan ghi lại.

Bức ảnh ấy sau này được đặt tên “O du kích nhỏ” và đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận Việt Nam, đồng thời được coi là nguồn động viên cho cuộc chiến đấu của quân đội miền Bắc chống lại Không quân Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đằng sau bức ảnh o du kích nhỏ và người tù binh Mỹ ấy lại là một câu chuyện thấm đậm tình người ngay giữa thời khắc chiến tranh khốc liệt, có thể mất đi mạng sống bất kỳ lúc nào.

Cuộc hội ngộ sau 30 năm

Robinson bị giam giữ tổng cộng 2.703 ngày, và mãi cho đến ngày 12/2/1973 mới được thả về nước. Ông là tù binh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Còn bà Lai, không lâu sau cuộc bắt sống phi công Mỹ ấy, bà được đi học lớp y tá, rồi xung phong vào mặt trận B5, miền Tây Quảng Trị. Năm 1973 bà Lai xuất ngũ, về công tác tại Bệnh viện huyện Thạch Hà và lập gia đình với anh thương binh Nguyễn Anh Đức đang điều trị ở đây.

Chiến tranh ngày một lùi xa, bà Lai tưởng như sẽ không bao giờ gặp lại được anh phi công Mỹ năm xưa bị bà áp giải lên huyện. Thật bất ngờ, một buổi sáng đầu tháng 9/1995, bà Lai đang bồng cháu nội sang nhà hàng xóm chơi thì nghe có người gọi: “Bà Lai về nhà, có mấy người nước ngoài hỏi nhà bà đó”.

Bà Lai tất tả bồng cháu về đến cổng, ngạc nhiên nghĩ trong đầu: “Ai mà cao to giống như Andrew Robinson hồi mình giải lên huyện ấy nhỉ”. Bà chưa kịp chào hỏi, Andrew đã dang hai tay ôm cả đứa cháu và xúc động nói: “Nếu như hồi đó một trong hai người chĩa súng bắn về phía bên kia, tôi và bà sẽ không có ngày hôm nay”.

Andrew Robinson kể cho bà Lai biết về cuộc đời mình sau khi trở lại Mỹ. Ông cũng nói từ lâu rất muốn một lần sang Việt Nam tìm gặp lại bà nhưng hoàn cảnh không cho phép. Đến khi Hãng NHK của Nhật Bản mời Andrew sang Việt Nam thực hiện bộ phim tài liệu ‘Cuộc hội ngộ sau 30 năm’ thì Andrew mới gặp lại bà Lai và chiến trường năm xưa.

Cuộc trùng phùng trong thời bình giữa 2 người đã từng đứng ở hai đầu chiến tuyến có thể xả súng vào nhau hóa ra cũng nhẹ nhõm như nụ cười họ dành cho nhau. “Lúc đó, Robinson mới cưới vợ, tôi cũng có chồng con, cuộc sống đã yên ổn. Quá khứ dù như thế nào thì vẫn mãi là quá khứ. Chúng tôi gặp lại nhau, nhắc lại chuyện xưa như những người đã quen thuộc và xem ngày tháng cũ là kỷ niệm”, bà Lai hồn hậu nói.

Hồi tưởng lại những ngày tháng chiến tranh, bà kể: “Lúc ấy tôi mới vào dân quân, còn chưa thạo súng đạn nên hoàn toàn có thể bị viên phi công Mỹ bắn hạ. Thế nhưng, William Andrew Robinson đã không ra tay. Sau này gặp lại Robinson, tôi mới biết rằng lúc đó, ông không bóp cò vì nhìn thấy tôi, ông nhớ đến đứa em gái nhỏ ở quê nhà”.

Sự lựa chọn của Robinson đã làm thay đổi cả hai cuộc đời. “Nếu lúc ấy Robinson bắn trả, tôi đã không còn sống đến hôm nay và có thể ngay sau đó, ông cũng bị quân ta tiêu diệt”, bà Lai cho biết.

Bức ảnh bà Lai chụp cùng ông Robinson sau 30 năm gặp lại cũng được bà treo trang trọng bên cạnh khung hình “O du kích nhỏ”.

Hiện nay William Andrew Robinson đang sống Florida, Mỹ. O du kích Nguyễn Thị Kim Lai giờ thành bà nội/ngoại hiện sống tại xã Hương Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x